Cô gái Afghanistan sống dưới lốt con trai để chiều lòng cha mẹ
Do định kiến xã hội trọng nam, khinh nữ, nhiều cha mẹ ở Afghanistan ép con gái phải sống như một cậu con trai.
Sitara Wafadar, 18 tuổi, đã sống hơn 10 năm với thân phận con trai. Ảnh: AFP.
Sitara Wafadar khao khát được để tóc dài như những cô bé khác. Cô gái Afghanistan bước vào độ tuổi cập kê này suốt hơn 10 năm qua đã sống như một đứa con trai mà cha mẹ ước ao nhưng không thể có, AFP đưa tin.
Sitara có 5 chị em gái và không có anh em trai. Mong muốn có con trai khiến cha mẹ của Sitara bắt cô ăn mặc và sinh hoạt như một cậu bé thực thụ. Đây không phải là chuyện hiếm ở quốc gia Nam Á này, thậm chí đã trở thành truyền thống lâu đời có tên gọi “bacha poshi”.
Năm nay bước sang tuổi 18, Sitara sống với gia đình trong một ngôi nhà xây bằng bùn và gạch tại một ngôi làng ở miền đông Afghanistan. Mỗi sáng thức dậy Sitara khoác lên người chiếc áo thùng thình cùng quần ống rộng đi kèm đôi dép xỏ ngón, trang phục truyền thống của đàn ông Afghanistan. Ngoài ra, Sitara còn quấn khăn trên đầu để giấu mái tóc màu nâu ngắn cũn cỡn và thi thoảng cô phải cố tình hạ thấp tông giọng cho giống đàn ông.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ mình là con gái”, Sitara thổ lộ khi đang làm việc tại một nhà máy đóng gạch gần nhà. Cô theo cha làm việc ở đây 6 ngày mỗi tuần để trả nợ và nuôi sống cả nhà.
“Cha tôi luôn giới thiệu rằng: ‘Sitara là con trai lớn của tôi’. Thi thoảng tôi thay mặt cha đến dự các đám tang với tư cách là con trai cả của ông”, cô gái 18 tuổi kể. Ở Afghanistan, phụ nữ không được phép đến dự tang lễ.
Hủ tục “bacha poshi” có lịch sử lâu đời và ăn sâu vào văn hóa của một quốc gia coi trọng đàn ông hơn phụ nữ. Theo phong tục này, những gia đình không có con trai nối dõi sẽ buộc một đứa con gái sống dưới hình hài của đàn ông để thực hiện các nghĩa vụ của gia đình và tránh sự kỳ thị của xã hội.
Một số cô bé bị bắt đóng giả làm con trai thích cuộc sống tự do vốn dĩ là đặc quyền của nam giới ở Afghanistan, một xã hội coi phụ nữ như những công dân hạng hai. Ngược lại, một số cô bé khi vào tuổi dậy thì và ý thức về giới tính của mình, quyết định không giả trai nữa.
Không đường thoái lui
Video đang HOT
Sitara Wafadar (phải) cùng cha làm việc tại một nhà máy đóng gạch. Ảnh: AFP.
Với Sitara, giả trai dường như là lựa chọn duy nhất. Cô cho biết sống dưới lốt đàn ông giúp cô “bảo vệ bản thân” ở nhà máy đóng gạch. “Khi tôi đi làm, hầu hết mọi người không nhận ra tôi là con gái”, Sitara nói. “Nếu họ biết tôi là một cô gái 18 tuổi lao động từ sáng đến tối ở nhà máy gạch, tôi sẽ gặp rắc rối lớn, thậm chí có thể bị bắt cóc”.
Nối gót 4 chị gái, Sitara bắt đầu đóng gạch khi lên 8 tuổi. Chị em nhà Sitara đều không đi học mà thay vào đó phải lao động kiếm tiền từ nhỏ. Sau khi lấy chồng, các chị gái của Sitara ở nhà chăm sóc gia đình, không ra ngoài đi làm.
Sitara làm được 500 viên gạch mỗi ngày, từ 7h sáng đến 5h chiều, để đổi lấy 2 USD tiền công. Công việc của cô là đúc gạch vào khuôn và đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời. “Tôi có thể làm gì bây giờ cơ chứ? Tôi không có lựa chọn nào khác”, cô nói.
Ông Noor, cha của Sitara, than thở “thánh Allah toàn năng” đã không cho ông một đứa con trai, do vậy, ông không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc ép con gái mình sống dưới hình hài của một cậu con trai.
“Mọi trách nhiệm hiện dồn lên vai tôi và con gái Sitara. Chúng tôi phải nuôi sống gia đình và trả nợ”, ông Noor cho biết cả nhà đang nợ chủ nhà máy và họ hàng tiền chữa bệnh tiểu đường cho vợ. “Giá mà tôi có thằng con trai, tôi sẽ không phải đối mặt với những vấn đề như thế này và con gái tôi sẽ sống một cuộc đời bình yên và hạnh phúc”.
Cuộc đời méo mó
Sitara Wafadar trong căn nhà xây bằng gạch và bùn tại một ngôi làng ở tỉnh Nangarhar, phía đông Afghanistan. Ảnh: AFP.
Baryalai Fetrat, giáo sư xã hội học tại trường đại học Kabul, nhận xét sau nhiều năm giả trai, các cô gái sống theo hủ tục “bacha poshi” sẽ bối rối về giới tính và vị trí của mình trong xã hội. “Các cô gái đó sẽ cảm thấy khó khăn quay trở lại với con người thật của mình và trở thành một người vợ tuân phục chồng. Hậu quả sẽ là trầm cảm và nạn bạo lực gia đình”.
Dù cảm thấy việc sống dưới lốt con trai “không công bằng và không đúng”, Sitara vẫn không dám dừng lại vì sợ em gái 13 tuổi sẽ chịu chung số phận như cô. “Tôi sẽ làm công việc nặng nhọc vì không muốn em gái giả trai và làm việc ở nhà máy”, Sitara tâm sự. “Nếu tôi không lao động, chúng tôi sẽ rất khó khăn”.
Sau nhiều năm đóng giả làm con trai, Sitara mơ về một ngày được để tóc dài và đến trường như một cô gái. “Mỗi lần tôi vận đồ con trai lên người, tôi chỉ ước giá như mình có một người anh, lúc đó ước mơ của tôi sẽ thành hiện thực”.
An Hồng
Theo vnexpress.net
Bị đòi ly hôn, giả vờ hàn gắn rồi ra tay sát hại vợ dã man
Hai vợ chồng có khúc mắc tình cảm, gã chồng năn nỉ hẹn vợ đến nơi vắng vẻ để xin lỗi và hứa dành tặng cô một điều đặc biệt rồi ra tay sát hại dã man người từng đầu ấp tay gối.
Ấn Độ vốn là quốc gia còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nỗi thống khổ vì bị phân biệt đối xử và bạo lực mà phụ nữ nước này phải chịu đựng vẫn trở thành nỗi ám ảnh luôn thường trực. Những vụ án nổi tiếng được đề cập trong loạt bài " Phụ nữ Ấn Độ và nỗi ám ảnh về bạo hành, hiếp dâm" sau đây sẽ phần nào hé lộ cuộc sống đọa đày của không ít phụ nữ tại đất nước này.
Manoj Kumar và vợ
Vỡ mộng hôn nhân
Cách đây vài năm, Manoj Kumar (24 tuổi) gặp người vợ là Komal (22 tuổi) tại một nhà hàng nơi cô làm việc ở thành phố Gurgaon, bang Haryana, Ấn Độ. Lúc này, Komal đang điều hành một cửa hàng tổng hợp ở thành phố lân cận.
Họ kết hôn vào tháng 7/2015, nhưng 6 tháng sau khi cưới, mối quan hệ của Manoj và Komal bắt đầu xuất hiện nhiều mâu thuẫn mà nguyên nhân xuất phát từ những điều nhỏ nhặt và lúc này, bản chất vũ phu của Manoj cũng được dịp bộc lộ.
Ngoài ra, Manoj còn là kẻ ghen tuông vô cớ. Bất cứ khi nào bắt gặp vợ nói chuyện với người đàn ông khác là Manoj lại nổi trận lôi đình. Những trận đòn vô cớ xuất hiện thường xuyên khiến Komal rất thất vọng và cảm thấy sợ hãi.
Những trận đòn trong cơn say, những cơn nóng giận khiến Komal từ một người vợ xinh đẹp, trẻ trung, tràn đầy sức sống biến thành một "bọc cát sống" với cơ thể lúc nào cũng có vết bầm tím bởi thường xuyên bị chồng đánh, bất cứ ở đâu và thời điểm nào, anh ta sẵn sàng vung tay đánh cô không thương tiếc.
"Manoj là kẻ hay ghen, gia trưởng và vũ phu. Từ khi kết hôn, không ít lần con bé gọi điện về khóc lóc. Nhiều lần gia đình không can thiệp được phải nhờ cảnh sát vào cuộc", mẹ Komal cho biết.
Sau lần bị chồng đánh đến mức ngất đi, cô đã quyết định trở về nhà bố mẹ mình ở thành phố Raghubir Nagar, phía tây Delhi. Điều này đã khiến Manoj vô cùng tức giận và nghi ngờ Komal ngoại tình. Bắt vợ quay về mà không được, trong đầu Manoj nảy sinh kế hoạch giết cô để trừng phạt.
Sự trừng phạt của gã chồng vũ phu
Tối 16/6/2017, Manoj đến nhà bố mẹ vợ tìm gặp Komal. Tại đây, anh ta tỏ vẻ ăn năn hối lỗi, muốn nối lại tình cảm. Ban đầu, Komal kiên quyết từ chối quay về và nói sẽ làm thủ tục ly hôn nhưng sau một hồi nhận thấy sự tha thiết của chồng, lại vẫn còn tình cảm nên cô bắt đầu nguôi giận.
Nhận thấy vợ đã mắc bẫy, Manoj liền rủ cô ra ngoài nói chuyện riêng. Hai người đi dạo tới một khu vực vắng vẻ ở công viên Bonta gần Đại học Delhi. Tại đây, Manoj yêu cầu vợ nhắm mắt lại bởi có điều bất ngờ dành cho cô. Komal làm theo yêu cầu và háo hức chờ đợi một điều đặc biệt. Nhưng rồi, hắn siết cổ vợ bằng một sợi dây đã được chuẩn bị từ trước.
Quá bất ngờ, Komal hoảng loạn la hét cầu cứu nhưng đây là khu vực hoang vắng không có người qua lại. Liền sau đó, gã đàn ông 24 tuổi dùng dao đâm liên tiếp khiến nạn nhân gục xuống, tử vong ngay tại chỗ.
Để che giấu hành vi của mình, ngay lúc đó, Manoj đặt thi thể vợ vào một bụi rậm rồi phủ lá cây lên và vội tìm cách chạy trốn. Trước khi đi, hắn gọi cho một người bạn kể lại toàn bộ chuyện đã xảy ra rồi nhờ giúp đỡ. Tuy nhiên, người bạn này đã báo cảnh sát. Manoj bị bắt vài giờ sau đó.
"Chúng tôi sẽ không bao giờ tha thứ cho hắn, hắn phải bị trừng phạt vì đã gây nên cái chết cho con gái tôi", mẹ nạn nhân đau đớn cho biết.
-------------------------------
Mời quý vị đón đọc phần tiếp theo của loạt bài Phụ nữ Ấn Độ và nỗi ám ảnh về bạo hành, hiếp dâm vào 4h ngày 24/4/2018.
Theo Danviet
Sau khi sát hại, con gái tung tin mẹ "bỏ nhà theo trai" Bị ngăn cản chuyện yêu đương, thiếu nữ đã cùng người yêu giết chết mẹ đẻ rồi thiêu xác và chôn sau nhà nhằm phi tang. Tiếp theo đó, cô gái này đi tung tin rằng mẹ mình đã bỏ nhà theo người khác. Ấn Độ vốn là quốc gia còn nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Nỗi thống khổ vì bị...