Cô gái 28 tuổi phải phẫu thuật cánh tay trái vì thói quen mà hầu hết dân văn phòng đều mắc khi ngủ trưa
Cứ mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, thiếu tỉnh táo thì dân văn phòng sẽ làm ngay việc này. Thế nhưng, hậu quả đằng sau thói quen đó lại khiến nhiều người phải bất ngờ.
Một người phụ nữ họ Trương (28 tuổi) đang sống tại thành phố Cáp Nhĩ Tân (Trung Quốc) đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật nhỏ vì dây thần kinh bên cánh tay trái của cô bị tổn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân bắt nguồn từ thói quen ngủ gối đầu lên tay mà hầu hết dân văn phòng nào cũng mắc phải thường xuyên.
Ở môi trường văn phòng, do phải xử lý rất nhiều công việc nên chúng ta thường có thói quen nằm gục xuống bàn để chợp mắt một chút. Thường thì sau khi ngủ dậy, dân văn phòng sẽ gặp phải tình trạng tê mỏi cánh tay mất một lúc. Tuy nhiên, nếu duy trì thói quen này trong một thời gian dài thì hậu quả của nó lại vô cùng nghiêm trọng.
Theo chia sẻ từ cô Trương, vào mỗi giờ nghỉ trưa, sau khi ăn xong thì cô gái này thường dành khoảng 1 tiếng để ngủ ngay trên bàn làm việc của mình. Thói quen của cô là gối đầu lên cánh tay trái và cứ mỗi khi ngủ dậy, cô đều gặp phải tình trạng tê nhức ở các ngón tay trái. Dù vậy, sau vài phút thì cảm giác này sẽ biến mất nên cô Trương không quá để tâm nhiều đến nó.
Mọi chuyện dần trở nên tồi tệ hơn sau 3 tháng, cô Trương bỗng cảm thấy cánh tay trái của mình bị mất cảm giác. Lần này, hiện tượng tê mỏi không biến mất mà kéo dài hơn, thậm chí cô còn không thể nhặt đồ hay cầm vào bất cứ thứ gì được.
Sau đó, cô Trương quyết định tới bệnh viện để tìm hiểu nguyên nhân. Các bác sĩ sau khi khám bệnh đã thông báo rằng, dây thần kinh quay bên tay trái của cô đã bị tổn thương nghiêm trọng vì thói quen ngủ trưa tai hại này.
Video đang HOT
Dây thần kinh quay chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát cử động ở cổ tay và ngón tay. Khi phải chịu áp lực trong thời gian dài do thói quen ngủ gối đầu lên tay thì bạn có thể gặp phải tình trạng tê tay, suy yếu cổ tay…
Nếu phát hiện ra tình trạng bệnh này từ sớm thì khả năng chữa khỏi là rất cao. Tuy nhiên, trong trường hợp của cô Trương thì do đã để tay phải chịu tổn thương trong suốt một thời gian dài nên chỉ có thể dùng tới phương pháp phẫu thuật để chữa trị.
Qua trường hợp của cô Trương, các bác sĩ cũng cảnh báo rằng, nếu bạn phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cánh tay thì không nên chủ quan bỏ qua mà cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, thói quen ngủ gối đầu lên tay còn có thể gây ảnh hưởng tới mắt, hệ tiêu hóa và quá trình lưu thông máu lên não.
Theo Helino
Chàng trai 27 tuổi mắc bệnh ung thư gan vì một thói quen thường gặp của dân văn phòng
Dân văn phòng lúc nào cũng "tham công tiếc việc" đến nỗi làm tăng ca, thức khuya triền miên suốt nhiều ngày. Thế nhưng, hậu quả đằng sau lại khiến nhiều người phải bất ngờ.
Viên Thành Bân (27 tuổi) là một chàng trai người Trung Quốc đã từng đỗ thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh Đại học cấp quận. Hiện tại, anh đang làm nhân viên văn phòng trong một công ty nhỏ. Dù còn trẻ nhưng anh chàng này đã có ý chí tiến thủ rất cao, đa số thời gian trong ngày Thành Bân đều dành cho công việc của mình.
Nếu những người đồng nghiệp chỉ đợi đến giờ tan sở là đứng lên ra về thì Thành Bân lại tình nguyện làm tăng ca đến 11 giờ đêm hàng ngày. Chẳng những thế, anh còn mang việc từ công ty về nhà để thức đêm làm tiếp.
Mọi chuyện vẫn sẽ diễn ra như vậy cho đến một ngày, hệ thống điện ở công ty của Thành Bân gặp trục trặc. Do đó, bảo vệ phải trực tiếp lên kiểm tra từng phòng làm việc. Thật bất ngờ là người bảo vệ này đã phát hiện ra Thành Bân đang ngất xỉu trên mặt đất với khuôn mặt tái nhợt.
Ngay lập tức, Thành Bân được đưa vào bệnh viện cấp cứu. Khi tỉnh lại, các bác sĩ thông báo với Thành Bân rằng, anh đã mắc bệnh ung thư gan, thậm chí tình trạng bệnh còn đang rất nghiêm trọng và cần phải nhập viện điều trị sớm. Thành Bân bàng hoàng và không nghĩ rằng mình mắc phải căn bệnh này. Bởi theo chia sẻ với bác sĩ thì trước đó, sức khỏe của anh vẫn rất ổn định và không có vấn đề gì.
Tuy nhiên, khi trò chuyện kỹ hơn về các thói quen sinh hoạt hàng ngày của Thành Bân, các bác sĩ đã đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây bệnh: "Chính thói quen thức khuya và làm việc quá sức trong một thời gian dài khiến vùng gan của Thành Bân bị tổn thương nghiêm trọng, từ đó là nguyên nhân khiến anh mắc bệnh ung thư gan".
Tại sao thức khuya lại gây ảnh hưởng xấu đến gan?
Mặc dù, thói quen thức khuya không trực tiếp làm ảnh hưởng đến vùng gan. Thế nhưng, nếu kéo dài thói quen xấu này thì các cơ quan trong cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn, từ đó sản sinh ra các chất cặn bã dư thừa của hoạt động chuyển hóa tế bào trong các cơ quan. Đồng thời, điều này còn góp phần làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan. Lâu dài, nó sẽ làm cho chức năng gan bị ảnh hưởng từ bên trong dần dần theo thời gian.
Vậy phải làm gì để điều trị căn bệnh này?
Ngoài việc điều trị bằng các phương pháp khoa học, bác sĩ cũng khuyên Thành Bân nên bổ sung thêm những loại thực phẩm chứa selen để giúp tăng hiệu quả trong việc ngăn ngừa ung thư. Bên cạnh đó, cũng nên cung cấp thêm một số nguồn dinh dưỡng giàu vitamin như táo, chuối...
Qua trường hợp của Thành Bân, nếu bạn là những người làm văn phòng và mắc phải thói quen tương tự như anh chàng này thì nên sửa đổi ngay để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư từ sớm.
Theo Helino
Cứ mệt mỏi là dân văn phòng sẽ làm điều này nhưng không nghĩ rằng nó có thể mang đến vô số tác hại ảnh hưởng tới sức khỏe Không chỉ dân văn phòng mà cả đối tượng học sinh, sinh viên cũng là những người rất hay mắc phải thói quen này. Môi trường làm việc tại văn phòng thường có rất nhiều áp lực và căng thẳng. Do đó, cứ mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, dân văn phòng sẽ đặt 2 tay lên bàn làm việc và gục đầu...