Cô gái 27 tuổi ngoan hiền bỗng nhiên bị bệnh giang mai chỉ vì hành động làm đẹp của nhiều chị em
Vương Thanh (27 tuổi, Trung Quốc) từ trước đến nay vốn được biết là cô gái con nhà gia giáo, bản tính ngoan hiền. Ấy thế mà sau khi cưới và có thai thì cô phát hiện mình bị giang mai, trong khi người chồng hoàn toàn không có bệnh.
Vương Thanh, 27 tuổi, đến từ Vũ Hán, Hồ Bắc (Trung Quốc), là một cô gái ngoan hiền từ khi còn nhỏ, sau khi tốt nghiệp đại học, cô kết hôn với người bạn trai đã quen 2 năm.
Khi cả 2 khám sức khỏe tiền hôn nhân, bác sĩ đưa ra một danh sách khám sàng lọc các bệnh truyền nhiễm như AIDS, giang mai, viêm gan C… Vương Thanh đã từ chối vì cho rằng mình chưa từng có quan hệ với bất kì ai trước khi kết hôn, kể cả chồng sắp cưới thì làm sao có thể bị lây nhiễm những bệnh này được.
Ảnh minh họa.
Sau khi kết hôn được không lâu, Vương Thanh phát hiện mình có thai, gia đình cô lúc này vui mừng khôn xiết. Tuy nhiên, khi đến bệnh viện để thử thai, một tin dữ khiến cho cả bầu trời của cô như sụp đổ. Cô được chẩn đoán là mắc bệnh giang mai, trong khi đó, chồng cô thì hoàn toàn khỏe mạnh, không hề bị nhiễm bệnh.
Ánh mắt nghi ngờ của mẹ chồng và chồng khiến cô gần như suy sụp. Bác sĩ hỏi kỹ thì biết được trước khi kết hôn, cô đã xỏ lỗ tai ở một quán ven đường, rất có thể chính việc làm đó đã khiến Vương Thanh bị lây nhiễm bệnh giang mai.
Giang mai là căn bệnh xã hội chỉ xuất hiện ở người, nguy hiểm chỉ đứng sau HIV/AIDS, do một loại vi khuẩn có tên là xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây nên. Treponema pallidum có thể hiện diện trong dịch cơ thể của các tổn thương da, dịch tiết, máu, tinh dịch, sữa mẹ và nước bọt của bệnh nhân .
Hiện nay trên thế giới có khoảng 12 triệu trường hợp mắc bệnh giang mai mới mỗi năm.
Video đang HOT
3 con đường lây nhiễm của bệnh giang mai
Hiện nay, nhiều người cho rằng giang mai là căn bệnh chỉ có thể lây nhiễm qua đường tình dục. Tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Bệnh giang mai có thể lây lan qua những con đường sau:
- Các hình thức làm đẹp khác: Xăm hình, bấm lỗ xỏ khuyên, làm răng
Bệnh giang mai không chỉ lây qua đường tình dục và từ mẹ sang con, mà việc xăm mình, làm đẹp răng, bấm lỗ xỏ khuyên và các phương pháp làm đẹp xâm lấn khác không có thiết bị khử trùng cũng có khả năng lây lan vi rút!
Đối với việc xăm hình, trong quá trình xăm, đầu kim tiếp xúc thường xuyên với máu của người đó và được nhúng nhiều lần vào hộp chứa thuốc xăm. Nếu kim không được khử trùng kỹ hoặc không thay và khử trùng hộp đựng thuốc, kim sẽ vô tình truyền bệnh từ người này sang người kia. Vì vậy, đối với những ngành thẩm mỹ bằng dao kéo và châm cứu, chúng ta phải tìm một bệnh viện có trang thiết bị y tế tốt và điều kiện vệ sinh tốt.
Việc làm đẹp răng ngày càng trở nên phổ biến, tuy nhiên nó cũng dễ bị lây nhiễm chéo các bệnh viêm gan, AIDS và giang mai. Các bác sĩ cho biết, 80-90% bệnh nhân nha khoa có kèm theo chảy máu nướu khi làm sạch hoặc trám răng, nếu không khử trùng đầy đủ, vệ sinh đầu trám sẽ dễ lây bệnh qua đường máu còn sót lại trên đầu trám. Do đó, nếu cần nha khoa thẩm mỹ bạn nên đến đơn vị y tế chính quy.
Ngoài ra, việc người bệnh bị lây giang mai qua việc xỏ khuyên cũng rất phổ biến, cũng giống như việc xăm mình, đầu kim xỏ khuyên cũng có thể trở thành nguồn truyền bệnh từ người này sang người khác giống như trường hợp của Vương Thanh.
- Lây truyền qua đường máu và quan hệ tình dục
Như đã nói ở trên, Treponema pallidum chỉ có thể lây nhiễm sang người, lây truyền qua đường máu và quan hệ tình dục là những con đường chính. Hơn 95% người mắc bệnh bị lây nhiễm qua quan hệ tình dục không an toàn.
Nhiễm vi rút Treponema pallidum ở người cần một tải lượng vi rút nhất định, chỉ có thể xảy ra trong một số điều kiện đặc biệt, chẳng hạn như tiếp xúc trực tiếp với vết thương hoặc truyền máu của người nhiễm giang mai qua quan hệ tình dục, và nó cũng phụ thuộc vào tình trạng thể chất của người bị nhiễm bệnh.
- Lây truyền từ mẹ sang con
Bệnh giang mai có thể lây truyền theo chiều dọc từ người mẹ bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai sang trẻ sơ sinh.
Không cần bồi dưỡng nhiều đạm, thịt bò trước khi đi hiến máu
Đây là thông tin được ông Lê Lâm, PGĐ Viện Huyết học và Truyền máu TW tại lễ phát động Chung dòng máu Việt 2020 do Viện Huyết học Truyền máu TW phối hợp với Samsung Việt Nam tổ chức vào sáng 3/12.
Không cần bồi dưỡng nhiều đạm, thịt bò trước khi đi hiến máu
Lễ phát động chương trình Hiến máu tình nguyện "Chung dòng máu Việt năm 2020", đánh dấu năm thứ 11 liên tiếp Samsung chung tay khắc phục tình trạng thiếu hụt máu tại Việt Nam. Bắt đầu được thực hiện từ năm 2010, tính đến thời điểm hiện tại, Samsung Việt Nam đã hiến tặng tổng cộng hơn 87.000 đơn vị máu. Dự kiến, chương trình năm nay sẽ đóng góp thêm hơn 10.000 đơn vị máu.
Trao đổi với phóng viên bên lề sự kiện, giải thích vì sao việc xây dựng và duy trì người hiến máu tình nguyện lại là giải pháp quyết định để giảm thiểu những rủi ro cho người bệnh lây nhiễm HIV, viêm gan C, viêm gan B thậm chí giang mai..., ông Lê Lâm cho biết đó là câu chuyện của "cả quá trình lịch sử không chỉ riêng Việt Nam mà cả các nước trên thế giới".
Theo đó, cách đây vài chục năm nguồn máu chủ yếu từ những người bán máu, không kiểm tra được sức khoẻ, không theo dõi được quá trình lịch sử sức khoẻ của họ chính vì thế nguồn máu họ bán chất lượng không bằng như hiện nay.
"Chính vì vậy, cho đến thời điểm bây giờ có thể nói 100% nguồn máu được tiếp nhận từ những người hiến máu tình nguyện - nguồn máu có chất lượng thì đảm bảo hoàn toàn chất lượng.
Mặc dù đã yên tâm nhưng trong quy trình hiến máu, chúng tôi vẫn có quá trình sàng lọc để loại trừ, ví dụ như HIV, viêm gan B, viêm gan, giang mai, sốt rét để đảm bảo được chất lượng một đơn vị máu truyền cho người bệnh đảm bảo chất lượng an toàn tuyệt đối giống như tiêu chuẩn quốc tế', ông Lâm bày tỏ.
Phó Viện trưởng Viện huyết học và Truyền máu Trung ương cũng nhấn mạnh, nhều người thường có quan niệm sai lầm phải bồi bổ, ăn nhiều thịt bò để "lấy sức" trước khi đi hiến máu.
"Điều này là không cần thiết", ông Lâm nói và cho biết " người trước khi đi hiến máu, quan trọng hàng đầu là hiến máu thường xuyên và đều đặn theo định kỳ một năm một người tối đa có thể hiến máu 4 lần".
"Trước những hôm hiến chúng ta sinh hoạt đều đặn, bình thường. Trước khi hiến máu đội ngũ nhân viên y tế một lần nữa kiểm tra sức khoẻ, nếu đảm bảo tiêu chuẩn thì mới được hiến máu.
Không nên bồi dưỡng, ăn nhiều thịt bò trước khi đi hiến máu. Bởi nếu chúng ta ăn chế độ giàu dinh dưỡng, bồi bổ nhiều quá vào hôm trước đi hiến máu thì huyết tương sẽ bị đục. Cho nên không cần thiết phải ăn một khẩu phần thức ăn nhiều protit", ông Lâm cho biết.
Sau khi hiến máu, theo ông Lâm chúng ta vẫn ăn uống bình thường và bổ sung những loại rau quả có nhiều chất sắt (màu đỏ, cà rốt) ngoài ra có lúc này có thể ăn thêm thịt bò và các loại thức ăn bình thường.
"Người hiến máu không cần phải suy nghĩ rằng do hiến máu mất nhiều máu nên cần phải bổ sung cái gì mà coi như bình thường, cơ thể tự tái tạo. Đặc biệt việc hiến máu này còn giúp cơ quan tái tạo máu của cơ thể được rèn luyện giống như chúng ta tập thể dục", ông Lâm nhấn mạnh.
Rùng mình với cách virus âm thầm tàn phá lá gan Người mắc viêm gan C có tới 20% sẽ tiến triển thành xơ gan. Vì thế, việc xác định được các giai đoạn phát triển của bệnh là điều rất quan trọng giúp kiểm soát căn bệnh này. Viêm gan C là một bệnh lý gan mật khá phổ biến tại nước ta do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Dựa vào...