Cô gái 25 tuổi đau đầu suốt nhiều năm vì có vật sống “đào hầm” trong đầu
Gặp tình trạng đau đầu tái phát và ngày càng nặng suốt nhiều năm, Tiểu Minh (25 tuổi, Trung Quốc) đi khám thì phát hiện bị nhiễm ký sinh trùng nội sọ.
Vì thường xuyên bị đau đầu trong vài năm trở lại đây, Tiểu Minh, một cô gái 25 tuổi người Tứ Xuyên (Trung Quốc) thường xuyên đến các bệnh viện lớn ở Thượng Hải để thăm khám. Các bác sĩ kê đơn cho nhiều loại thuốc chữa đau đầu thông thường nhưng cô vẫn bị đau đầu, chóng mặt, thỉnh thoảng tê mỏi chân tay.
Hai tuần trước, vì cơn đau đầu tái phát và ngày càng nặng hơn, cô đến khám tại Khoa Phẫu thuật Thần kinh, Bệnh viện Minh Châu thuộc Đại học Chiết Giang. Sau khi nghe mô tả về các triệu chứng, bác sĩ Hu Jun, người nhận tư vấn, đã sắp xếp cho Tiểu Minh kiểm tra cộng hưởng từ, và phát hiện ra rằng có 8 tổn thương rõ ràng trong hộp sọ. Bác sĩ Hu nghi ngờ Tiểu Minh bị nhiễm ký sinh trùng nội sọ.
Ảnh chụp cộng hưởng từ của Tiểu Minh
“Từ việc kiểm tra MRI, rõ ràng là có nhiều tổn thương trong sọ của bệnh nhân. Một khối u não thường không có nhiều tổn thương rời rạc như vậy, vì vậy chúng tôi nghiêng hơn về khả năng bị nhiễm ký sinh trùng “, bác sĩ Hu cho biết. ” Hơn nữa, bệnh sử cho biết bệnh nhân sống ở quê trước khi tốt nghiệp cấp 3, người dân địa phương quen uống nước thô, nhiễm ký sinh trùng nội sọ có lẽ liên quan đến uống nước thô” .
Theo bác sĩ Hu, sự chèn ép và kích thích của tổn thương có thể là nguyên nhân chính gây ra chứng đau đầu và các triệu chứng khác của Tiểu Minh.
Sau khi điều trị tẩy giun bằng thuốc, bệnh viện đã tiến hành phẫu thuật cho Tiểu Minh, cắt bỏ hai tổn thương lớn nhất ở thùy trán trái của hộp sọ. Bệnh lý hậu phẫu khẳng định đó thực sự là một bệnh nhiễm ký sinh trùng.
Trong những năm gần đây, ký sinh trùng đã gây ra rất nhiều bệnh cho cơ thể con người. Ví dụ, có một cậu bé 2 tuổi nuốt một con ếch trong bài thuốc chữa bệnh động kinh. Kết quả là ký sinh trùng sparganosis phát triển trong cơ thể cậu bé. Một ví dụ khác là một bé gái 12 tuổi bị đau đầu và sau khi chẩn đoán, bác sĩ đã phải loại bỏ một con ký sinh trùng dài 25cm sau 6 năm nó ký sinh trên đầu cô bé.
Video đang HOT
4 lưu ý để phòng tránh ký sinh trùng
1. Không để nước chưa khử trùng tiếp xúc với khoang mũi
Khi đi bơi, rửa mặt ở những vùng (vũng) nước đọng… hầu hết mọi người đều không có ý thức tự bảo vệ, để nước tiếp xúc với khoang mũi dễ dẫn đến nhiễm ký sinh trùng.
2. Không uống và sử dụng các vật chứa nước đọng lâu ngày.
Nếu bạn không ở nhà trong một thời gian dài do đi du lịch và các lý do khác, có thể có ký sinh trùng ở đường ống nước đọng, trong thùng chứa nước hoặc các vật chứa nước đọng khác… phần nước đọng phải được xả sạch trước khi sử dụng.
3. Tẩy giun cho vật nuôi thường xuyên
Ngày nay, ngày càng có nhiều gia đình nuôi thú cưng, nhưng hãy nhớ tẩy giun sán cho thú cưng thường xuyên, tiêm phòng và bảo vệ tốt, rửa tay kịp thời sau khi tiếp xúc với thú cưng để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
4. Tốt nhất không nên ăn đồ sống
Để phòng chống nhiễm ký sinh trùng hiệu quả, tốt nhất bạn không nên ăn đồ sống. Thay đổi thói quen xấu, không đắp thịt ếch, thịt rắn, da rắn lên da và vết thương; không ăn thịt ếch, rắn, gia cầm, lợn và các động vật khác mà không đảm bảo chất lượng, ăn sống hoặc tái; không nuốt mật rắn hoặc uống nước chưa qua xử lý…
Căn bệnh của "Bao Thanh Thiên" mắc phải dù chỉ dấu hiệu đau đầu cũng không nên chủ quan
Nam diễn viên Kim Siêu Quần ghi dấu ấn với vai diễn vị quan thanh liêm của Trung Quốc trong phim "Bao Thanh Thiên" bị u não. Chuyên gia khuyến cáo, căn bệnh của "Bao Thanh Thiên" mắc phải này dù chỉ dấu hiệu đau đầu cũng không nên chủ quan.
Nam diễn viên Kim Siêu Quần ghi dấu ấn với vai diễn vị quan thanh liêm của Trung Quốc trong phim "Bao Thanh Thiên" mắc phải u não. Ông đã phải trải qua ca phẫu thuật để loại bỏ khối u.
Đã đóng tới 720 tập về Bao Thanh Thiên, Kim Siêu Quần từng mong mình sẽ cố gắng quay đến khi đủ 1000 tập phim nhưng do sức khỏe mà không thực hiện được. Theo các nguồn tin đưa, hiện thể trạng của "Bao Thanh Thiên" cũng không được tốt.
Căn bệnh của "Bao Thanh Thiên" mắc nguy hiểm khi không được phát hiện kịp thời. Điều đáng nói các triệu chứng của bệnh thường không rõ rệt, nhiều khi mọi người chủ quan do nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Như trường hợp của "Bao Thanh Thiên" Kim Siêu Quần cũng vậy. Ông đã phát hiện bệnh khi đi kiểm tra dấu hiệu bất thường khác của cơ thể. Trước đó ông bị đau đầu, mất giọng.
Căn bệnh u não của Bao Thanh Thiên không nên chủ quan với dấu hiệu đau đầu.
Theo BS. Nguyên Xuân Kiên, Khoa Xa tri - Xa phâu, bệnh viện 108, u não có nhiều loại, trong đó có cả u lành tính. Khối u ác tính bắt nguồn từ não thường gọi là ung thư não nguyên phát. Còn khối u não do bệnh ung thư khác di căn vào não gọi là ung thư não thứ phát.
Tùy vào tuổi, vị trí, loại u, kích thước... của khối u, người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau. Thông thường, người bệnh bị u não thường xuất hiện các triệu chứng như:
Mệt mỏi, nôn, buồn nôn đi kèm với triệu chứng đau đầu. Với dấu hiệu này, nhiều người thường nghĩ đến bệnh lý tiêu hóa. Thường u não chỉ được phát hiện khi làm xét nghiệm, chỉ định cho kết quả rõ hơn.
Thay đổi tính cách, hành vi do các khối u não có thể phá hủy chức năng của não. Khối u nằm ở phần nào đó của não, thùy thái dương, thùy trán... Người bệnh có thể từ một người hòa đồng nhưng dễ nổi cáu, bị động trong mọi việc...
Trí nhớ kém, lẫn lộn thường do khối u ở thùy trán và thùy đỉnh ảnh hưởng. Người bệnh thấy khó tập trung, không thể làm nhiều việc và đôi khi gặp vấn đề về trí nhớ ngắn hạn.
Động kinh: Đa phần người bệnh sẽ trải qua ít nhất một lần cơn động kinh. Những cơn động kinh xuất hiện ở người bệnh có thể gặp ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh, thường là dấu hiệu đầu tiên của một khối u não.
Yếu liệt, tê bì:
Người bệnh khi bị u não thường có cảm giác bàn tay, bàn chân tê bì, yếu liệt và thường là xuất hiện một bên cơ thể. Người bệnh đi lại loạng choạng, hay ngã, rối loạn thăng bằng...
Các chuyên gia cũng cho rằng, một trong những dấu hiệu có tới 50% bệnh nhân u não có thể gặp phải là đau đầu. Mặc dù đau đầu cũng có thể do các nguyên nhân khác như mất ngủ, đột quỵ não... nhưng là dấu hiệu rất quan trọng. Bởi vậy dù chỉ có biểu hiện đau đầu mọi người cũng không nên chủ quan.
Cơn đau đầu của những người bị bệnh u não thường có xu hướng trầm trọng hơn. Người bệnh đau nhiều hơn vào buổi sáng khi thức dậy, đau dai dẳng lặp đi lặp lại hàng ngày. Bệnh nhân đau đầu kèm theo cảm giác buồn nôn, nôn. Khi người bệnh thay đổi tư thế, tập thể dục hoặc khi ho cũng đau tăng hơn. Người bệnh dù dùng các thuốc giảm đau thường không làm dịu đi cơn đau...
Riêng với trẻ nhỏ, theo TS Nguyễn Đức Liên - Trương Khoa Ngoai Thân kinh (Bênh viên K), nhiều khi trẻ sẽ không có các triệu chứng đau đầu, nôn, phù gai mà có biểu hiện bất thường ở kích thước vòng đầu lớn nhanh hơn với số đo chuẩn, thóp phồng, da đầu căng... Trẻ cũng có biểu hiện tăng động, rối loạn hành vi và quấy khóc, bỏ ăn, ngủ ít.
Bệnh u não là bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm nếu không dễ nguy hiểm tính mạng. Người bệnh khi thấy các triệu chứng trên cần phải lưu ý. Các biểu hiện trên cũng là dấu hiệu của nhiều loại bệnh khác nên cần đi kiểm tra sớm để biết chính xác bệnh và được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị kịp thời.
Hiện việc điều trị u não đã có nhiều tiến bộ. Ngoài phẫu thuật, điều trị hóa trị, điều trị xạ trị thông thường, phương pháp điều trị bằng dao Gamma giúp cho nhiều bệnh nhân hồi phục tốt. U não và các bệnh lý về não khác như u dây thần kinh số 8, u thần kinh, u màng não, dị dạng động mạch não... hiện đã được bệnh viện điều trị bằng dao Gamma với hiệu quả cao, không tổn thương các mô não lành xung quanh.
Thấy 18 dấu hiệu này, bạn nên đi khám u não ngay! Mặc dù đau đầu là triệu chứng phổ biến của u não. Nhưng thực tế, còn có rất nhiều triệu chứng có vẻ như "chẳng liên quan" như nhìn 1 hóa 2, nhìn mờ, hay quên, hoặc phụ nữ bỗng dưng tiết sữa, khó nuốt... Đau đầu càng nặng là triệu chứng phổ biến, chiếm khoảng 50% trường hợp u não - ẢNH...