Cô gái 23 tuổi trượt patin xuyên nước Mỹ mà không một xu dính túi
Bên cạnh việc thỏa mãn đam mê dịch chuyển, cô gái trẻ người Hong Kong còn có một mục đích cao cả hơn nữa là gây quỹ học bổng cho các bé gái Kenya, cô sống nhờ vào lòng tốt của người dân trong suốt hành trình dài của mình.
Yanise Ho, cô gái 23 tuổi người Hong Kong (Trung Quốc) bắt đầu hứng thú với việc khám phá thế giới từ khi chỉ mới 15 tuổi sau chuyến du lịch đến New Zealand. Kể từ giây phút đó, cuộc đời của Yanise gắn liền với những chuyến đi bất tận và những điều khám phá mới mẻ, thú vị ở nhiều quốc gia trên khắp thế giới.
Ở tuổi 16, Yanise khăn gói đến Rome du học. 17 tuổi, cô học tại Washington. 18 tuổi lại chuyển đến California. Đến năm 20 tuổi, Yanise đã du lịch bụi khắp miền trung nước Mỹ và châu Âu.
Từ năm 2016, Yanise đã bắt đầu dự án The Bladress Scholarship qua website One Girl Can bằng cách trượt patin từ Savannah, Georgia đến Miami, Florida với mong muốn tạo nên quỹ học bổng dành riêng cho các bé gái ở Kenya. Tháng 3 năm 2018, Yanise tiếp tục trượt patin trên hành trình mới dài khoảng 6.200 dặm từ Miami đến Portland, Oregon và sau đó quay ngược lại Miami.
“Chuyến đi của tôi được thôi thúc bởi mong muốn có thể truyền cảm hứng cho tất cả các cô gái trẻ trên khắp thế giới. Tất cả tiền quyên góp được đều dành tặng cho tổ chức One Girl Can, hy vọng có thể mang lại một tương lai tươi sáng mà các cô gái tại vùng quê nghèo ở Kenya xứng đáng có được”, Yanise chia sẻ về chiến dịch gây quỹ của mình.
Video đang HOT
“Giáo dục là cách duy nhất để chấm dứt đói nghèo, nạn tảo hôn và phân biệt giới tính. Quan trọng hơn hết, kiến thức sẽ mang đến cho các cô gái trẻ cơ hội để khám phá khả năng của bản thân cũng như vươn đến cuộc sống mà họ lựa chọn”.
Với hành trang chỉ là đôi giày trượt patin, đồ bảo hộ, ít quần áo và máy định vị, chuyến hành trình của Yanise đối với phần đông mọi người sẽ không hề dễ chịu và thoải mái chút nào. Mỗi ngày Yanise thường di chuyển một đoạn đường khoảng 700 dặm, không thức ăn, nước uống, không biết sẽ ngủ ở đâu. Tất cả mọi thứ trên hành trình của cô gái phụ thuộc tất cả vào lòng tốt của người dân cô gặp trên đường đi.
Bên cạnh việc gây quỹ học bổng, Yanise cũng mong muốn chứng minh rằng trên thế giới này còn tồn tại rất nhiều điều tốt đẹp. Cô tin rằng cuộc sống bao la ngoài kia vẫn có nhiều con người thiện lương, tốt bụng hơn là những mặt tiêu cực chúng ta vẫn nhìn thấy, đọc thấy hàng ngày trên tin tức.
“Tôi không hề có một kế hoạch cụ thể nào cả ngoài niềm tin vào sự lương thiện của mọi người. Bằng cách nào đó, mỗi ngày tôi đều gặp được những con người tuyệt vời nhất quả đất này. Mỗi ngày tôi đều cảm thấy rằng tất cả chúng ta đều là một gia đình”.
Sau 5 tháng kể từ khi bắt đầu hành trình, Yanise đã quyên góp được hơn 17.000 USD. Cô hy vọng trong tương lai có thể đạt được mục tiêu là 60.000 USD, đủ để chu cấp học bổng cho 130 bé gái ở Kenya. Hiện tại, Yanise đang dừng chân ở thành phố Lincoln, tiểu bang Nebraska để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục hành trình ý nghĩa của mình.
(Nguồn: ABCnews)
Nếu chậm 1 ngày, sản phụ này có thể đã chết vì căn bệnh mà ai cũng chủ quan
Chỉ vì nghe lời những người xung quanh mà chủ quan với bệnh tình của cơ thể, người mẹ này chỉ một chút nữa thôi sẽ tử vong do căn bệnh nhiễm trùng huyết.
Trao đổi với trang Daily Mail Online, Autumn Benjamin (22 tuổi) ở Portland, Tennessee đã kể lại câu chuyện kinh hoàng của mình, chậm một chút có lẽ cô đã không còn sống để được ôm hôn cô con gái mới sinh của mình. Qua đây, cô cũng muốn chia sẻ đến các bà mẹ khác, hãy biết lắng nghe cơ thể của mình nếu phát hiện điều gì đó bất thường.
Benjamin kể, khi thai được 38 tuần, cô bị sốt nhưng các bác sĩ nói rằng không có dấu hiệu của bệnh cúm. Và tuần sau đó, cô đã hạ sinh một bé gái, được đặt tên là Layla Vance. Mặc dù quá trình sinh mổ diễn ra thuận lợi, cô vẫn bị rạch tầng sinh môn để em bé dễ chui ra.
Sau khi sinh, Benjamin phải một mình chống chọi lại rất nhiều cơn đau, nhưng khi nhìn thấy đứa con gái bẻ bỏng của mình, cô đã cắn răng chịu đựng nhưng tình hình càng trở nên xấu đi. Cô uống thuốc giảm đau nhưng vẫn không đỡ nhiều, lại mất ngủ nhiều đêm để chăm em bé.
Sau 3 ngày ở bệnh viện về, Benjamin lại tiếp tục đối mặt với những cơn sốt dai dẳng. Cô uống thuốc hạ sốt vào ban ngày nhưng ban đêm vẫn bị sốt trở lại. Tôi cảm thấy chóng mặt, đau bụng, da tôi cảm giác như đang bốc cháy, mặt tôi thì đỏ bừng, Benjamin kể.
Tôi nghe nói điều này là bình thường sau khi sinh con, vì cơ thể vừa trải qua một cơn đau thập tử nhất sinh. Vì thế, tôi đã tin những người xung quanh mình, mặc dù trong đầu tôi nghĩ có cái gì đó sai sai.
Trong suốt 1 tuần ở nhà, Benjamin liên tục sốt và phải vào phòng tắm để hạ nhiệt. Rồi một hôm, cô đang trong phòng tắm thì 1 cục máu đông to bằng quả bóng chơi golf trôi tụt ra. Cô nói với bố mình và nhờ ông trông giúp Layla để đến bệnh viện nhưng ông đã thuyết phục cô không cần phải đến bệnh viện vì vấn đề chẳng có gì to tát cả. Ngày hôm sau, Benjamin nói với mẹ thì ngay lập tức bà bảo cô đến bệnh viện khám.
Sau khi chờ đợi, Benjamin đã được xét nghiệm MRI. Các bác sĩ chẩn đoán cô bị nhiễm trùng huyết, là một bệnh nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ sau sinh do vết mổ và vết rạch tầng sinh môn. Họ nói rằng nếu cô chờ thêm một ngày nữa, có thể cô sẽ không giữ được tính mạng. Bệnh này có 3 giai đoạn tiến triển, từ nhiễm trùng huyết sang nhiễm khuẩn nặng và cuối cùng là sốc nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến tử vong.
Nhiễm trùng huyết xảy ra khi cơ thể bị sốt và tăng nhịp tim, nhiễm khuẩn nặng xảy ra khi có những dấu hiệu như khó thở, thay đổi đột ngột trạng thái thần kinh, hoặc đau bụng. Nếu tình trạng này xảy ra trong thai kỳ, nó được gọi là nhiễm trùng huyết mẹ và trong vòng 6 tuần sau sinh nó sẽ biến chuyển thành nhiễm khuẩn nặng.
Các triệu chứng, có thể mất vài ngày để xuất hiện, bao gồm sốt, đau bụng dưới, ớn lạnh, da nhợt nhạt, nhức đầu và tăng nhịp tim.
Theo CDC, căn bệnh này phổ biến ở Mỹ, năm 2011-2014. Nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng huyết là nguyên nhân gây ra 12,8% ca tử vong liên quan đến thai kỳ.
Benjamin được cho thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và thuốc làm loãng máu để điều trị cục máu đông. Các bác sĩ nói với cô rằng, nếu trong vòng 24 tiếng mà không bị sốt thì có thể xuất viện.
Một vài tuần sau, Benjamin đến gặp bác sĩ sau khi chân cô sưng rất to. Các bác sĩ nói rằng, cô đã bị tổn thương vĩnh viễn trong tĩnh mạch do những cục máu đông, cô không thể đứng được lâu. Và cô cũng được khuyên không nên sinh thêm em bé nữa.
Nếu có thai một lần nữa, bác sĩ buộc phải theo dõi chặt chẽ để làm loãng máu trong toàn bộ thai kỳ. Benjamin không muốn lặp lại điều đó nữa nên Layla sẽ là đứa con duy nhất của cô.
Benjamin đã chia sẻ lại toàn bộ câu chuyện của mình trên Facebook. Mặc dù cơ thể đã hồi phục lại nhưng cô cũng khuyên những bà mẹ không được phép chủ quan với cơ thể của mình.
Theo Danviet
13 điếm đến nhất định phải đi trong tháng 7 này Tạp chí danh tiếng Business Insider đã lựa chọn những địa điểm du lịch phù hợp cho mọi du khách vào tháng 7. 1. Chicago, Mỹ Tháng 7 là thời điểm lý tưởng nhất để khám phá thành phố Chicago. Du khách có thể tới công viên Millennium, sân vận động Wrigley Field, hồ Michigan hay các bảo tàng. Vào ngày 4.7, bạn...