Cô gái 23 tuổi qua đời giữa đêm vì bị nhồi máu não, bác sĩ cảnh báo 1 việc đàn ông dù thích mấy cũng đừng làm với bạn gái
Giữa đêm, một cô gái trẻ ở Trung Quốc được xe cấp cứu đưa đến bệnh viện trong tình trạng chân tay yếu, huyết áp và oxy liên tục giảm, bị nhồi máu não đột ngột, dù đã được cấp cứu nhưng vẫn không qua khỏi.
Sau khi bác sĩ chia buồn với người bạn trai của cô gái, người này trực tiếp ngã quỵ xuống đất, kêu khóc thảm thiết.
Cô gái trong câu chuyện này là Vương Lệ (23 tuổi, Trung Quốc). Cô quen bạn trai khi còn học đại học, hai người có mối quan hệ tốt đẹp. Sau khi tốt nghiệp, cả hai không làm việc cùng một công ty vì nhiều lý do khác nhau, nhưng mối quan hệ giữa họ vẫn rất khăng khít.
Một ngày, sau khi công ty tan sở, bạn trai của Vương Lệ đã bí mật đến thành phố nơi cô làm việc, cố gắng gây bất ngờ. Hai người gặp nhau, ngây ngất trong tình yêu và nỗi thương nhớ nên đã không thể kiểm soát được, bạn trai liên tục hôn lên má và cổ Vương Lệ một cách mãnh liệt.
Ảnh minh họa
Lúc này, cô vừa vui mừng, vừa ngượng ngùng nói về việc ngày mai sẽ phải đi làm như thế nào nếu có các dấu “hickey” trên cổ. Nhưng một lúc sau, Vương Lệ bỗng nhiên nằm bất động, bất tỉnh trên giường.
Video đang HOT
Ban đầu, bạn trai cho rằng Vương Lệ chỉ đang đùa, nhưng ngay sau đó, khi thấy cô không có động tĩnh gì, anh đã hoảng hốt gọi ngay cấp cứu. Dù đã được đưa đến bệnh viện sớm nhất có thể nhưng các sĩ vẫn không cứu được tính mạng của Vương Lệ.
Trong quá trình cấp cứu, bác sĩ phát hiện trên cổ Vương Lệ có một dấu “hickey” đậm, sau khi nghe bạn trai nói xong, bác sĩ càng chắc chắn hơn về phán đoán của mình và cho rằng cái chết của Vương Lệ là do bị hôn quá mạnh vào phần cổ.
Thực tế, cổ là bộ phận dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể con người, các xoang động mạch cảnh được phân bố ở khu vực “tam giác chết” cạnh cổ. Nhiều đầu dây thần kinh cảm giác trong xoang động mạch cảnh có chức năng điều hòa huyết áp và nhịp tim.
Do đó, khi bị hôn mạnh vào cổ, xoang động mạch cảnh sẽ bị nén lại, áp lực mà nó phải chịu vượt xa áp lực của huyết áp tuần hoàn, đồng thời gây ra phản xạ nín thở kéo dài, dẫn đến lượng máu và oxy cung cấp cho cơ thể không đủ. Não thậm chí còn nhận được ít máu và oxy hơn thế, từ đó gây ra tình trạng chóng mặt, ngất xỉu hoặc ngạt thở nghiêm trọng, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, bác sĩ khuyến cáo, các cặp đôi tốt nhất nên hạn chế hôn mạnh hoặc tác động lực lớn lên vùng cổ, đặc biệt là vùng “tam giác chết” ở cổ.
9 tuổi bị đột quỵ
Bé gái 9 tuổi đột ngột yếu tê bì nửa người bên trái, đi viện cấp cứu, bác sĩ xác định bị đột quỵ do nhồi máu não.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính tại bệnh viện tỉnh Hà Nam chưa phát hiện tổn thương, nhưng qua hội chẩn, đánh giá với Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, các chuyên gia nghĩ đến nguy cơ đột quỵ. Khi chuyển lên Hà Nội điều trị vào tuần trước, kết quả chụp cộng hưởng từ phát hiện nhồi máu não.
Bệnh nhi được chữa trị, phục hồi tốt. Bác sĩ tìm nguyên nhân nhưng chưa phát hiện bất thường, trẻ phát triển bình thường, khỏe mạnh, gia đình cũng không có tiền sử.
Đây là một trong những ca đột quỵ ở người rất trẻ được phó giáo sư Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ tại Hội nghị Khoa học chuyên đề Đột quỵ, ngày 29/4.
Bác sĩ Tôn cho biết, trong 5 tháng thành lập Trung tâm đột quỵ, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ lên đến 5.000 trường hợp. Trong đó, khoảng 10% là người trẻ (dưới 45 tuổi). Dự kiến cuối năm, Trung tâm sẽ công bố báo cáo quốc tế trên 800 bệnh nhân đột quỵ trẻ.
Hầu hết người trẻ chủ quan không nghĩ đến đột quỵ mà nghĩ đến bệnh lý khác, nên dễ bỏ qua giai đoạn sớm của bệnh. Điển hình, bé gái 12 tuổi ở Phú Thọ được đưa đến viện muộn, sau 12 giờ sau khởi phát, vì triệu chứng không rõ ràng. Bệnh nhi đột ngột nhìn mờ, khi đưa đến viện mới được chẩn đoán phình thông động tĩnh mạch.
"Trường hợp này rất may phát hiện ra nguyên nhân, được cấp cứu, phẫu thuật kịp thời, kẹp túi phình, lấy được máu tụ nên bé hồi phục hoàn toàn", bác sĩ Tôn cho hay.
Một ca cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: T.L
Bác sĩ Tôn cho biết trong số các bệnh nhân đột quỵ chỉ có 30% đến viện trong thời gian vàng (từ khi có triệu chứng đến 4,5 giờ, muộn nhất là 6 giờ). Số còn lại đến viện muộn khi đã qua giai đoạn vàng, bởi khi mới đột quỵ biểu hiện nhẹ nên người bệnh chủ quan chờ xem có hồi phục không hoặc dùng thuốc theo tuyên truyền. Đến khi nặng lên, người nhà đưa đến viện thì đã qua giai đoạn tối ưu để điều trị.
Hầu hết đột quỵ ở người trẻ liên quan đến yếu tố nguy cơ, như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, lối sống không lành mạnh như lạm dụng thuốc, đồ uống có cồn, ít vận động thể lực... Đột quỵ ở người trẻ còn do những bất thường bẩm sinh như dị dạng mạch máu não vốn có từ bé, đến thời điểm, các phình mạch đủ lớn gây ra vỡ.
Việc điều trị người bệnh đột quỵ cần tiến hành nhanh chóng tối đa, bao gồm chẩn đoán và xử trí cấp cứu, đặc biệt là tiến hành tiêu huyết khối trong 4-5 giờ đầu. Đồng thời, người bệnh cần được phối hợp với các chuyên khoa khác như chẩn đoán hình ảnh để can thiệp nội mạch lấy huyết khối cấp cứu; phẫu thuật thần kinh để mổ cấp cứu cho người bệnh xuất huyết não, xuất huyết dưới nhện, nhồi máu diện rộng...
Bệnh nhân đột quỵ nặng cũng cần được hồi sức thần kinh, thực hiện các thủ thuật cấp cứu tại giường, tập luyện phục hồi chức năng sớm ngay giai đoạn cấp. Các chiến lược giáo dục, dự phòng tái phát đối với người bệnh cũng rất quan trọng.
"Trung tâm đang cố gắng phát triển toàn diện, không chỉ điều trị chuyên sâu đột quỵ cho người trưởng thành mà cho người trẻ, trẻ em. Hy vọng người dân nhận thức được bệnh, đến viện sớm nhất để được hưởng lợi trong cửa sổ vàng, trước 4,5 giờ là tốt nhất", bác sĩ Tôn nói.
Theo bác sĩ Tôn, hiện việc điều trị đột quỵ tại Trung tâm đã tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến như Mỹ, Anh, với các phương pháp điều trị mới, thuốc mới. Ngày 29/4, Trung tâm được trao Chứng nhận Kim cương - Tiêu chuẩn chất lượng cao nhất của Tổ chức Đột quỵ Thế giới dành cho các Trung tâm Đột quỵ.
Chuyên gia khuyến cáo khi có dấu hiệu nghi ngờ cần gọi ngay 115 để được hướng dẫn và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.
Với trẻ nhỏ dưới 15 tuổi, nếu gia đình có bố mẹ bị đột quỵ do căn nguyên mạch máu, vỡ phình mạch, vỡ phình thông động tĩnh mạch, có tiền sử bệnh nền như gan thận đa nang thì nên tầm soát mạch máu não để phát hiện bất thường liên quan di truyền do bố hoặc mẹ có các dị dạng.
Thay huyết tương cứu bệnh nhân mắc chứng bệnh 90% tử vong Sáng 28/4/2021, BS. CKII Phạm Thanh Phong - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa điều trị thành công trường hợp bệnh lý rất hiếm gặp "Ban xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối" Ông Đ.T.H, 72 tuổi, quê Sóc Trăng được chuyển đến BVĐK Trung ương Cần Thơ lúc 17 giờ...