Cô gái 22 tuổi phải nhập viện cấp cứu sau khi hôn ‘trai lạ’
Sau khi hôn trai lạ ở quán bar, cô gái 22 tuổi thấy đau họng vào sáng hôm sau. Trong 24 giờ tiếp theo, nữ sinh bị sốt cao, sưng hạch, yếu đến mức không thể đi lại.
Gần tốt nghiệp đại học, Singleton Neve McRavey quyết định cùng bạn bè ăn mừng tại một quán bar địa phương. Cô gái 22 tuổi gặp một chàng trai lạ, tán tỉnh và hôn nhau trên sàn nhảy.
“Tôi đang độc thân. Tôi đã đi chơi mỗi cuối tuần với các bạn nữ để thư giãn. Thỉnh thoảng tôi gặp một chàng trai ở quán bar, trò chuyện và hôn nhau”, cô nói.
Không ngờ khi thức dậy vào sáng hôm sau, Neve cảm thấy đau họng dữ dội. Cô cho rằng mình chỉ bị viêm amidan nhưng các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn trong 24 giờ tiếp theo. Neve bị sốt rất cao, sưng hạch, đổ mồ hôi, nôn mửa. “Tôi thức dậy và thậm chí không thể nuốt nước bọt”, cô gái trẻ nhớ lại.
Nữ sinh này buộc phải đi khám và uống thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng. Các tuyến ở cổ của Neve sưng lên, cô đổ mồ hôi và nôn mửa, yếu đến mức không thể đi lại. Cô quay lại bệnh viện một vài lần và uống thêm thuốc, nhưng các triệu chứng không thuyên giảm.
Video đang HOT
Cô sinh viên tốt nghiệp Đại học Strathclyde phải gấp rút đến bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán Neve mắc bệnh sốt tuyến do virus Epstein-Barr (EBV) gây ra.
Sốt tuyến còn được gọi là “bệnh hôn” do lây lan qua đường nước bọt, khi hai người hôn nhau, uống chung cốc nước. Biểu hiện của sốt tuyến là thân nhiệt cao, đau họng dữ dội, sưng tuyến ở cổ, mệt mỏi. Các triệu chứng thường thuyên giảm sau hai đến ba tuần, song một số bệnh nhân báo cáo mệt mỏi kéo dài 7 tháng. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia, bệnh chủ yếu ảnh hưởng đến thanh thiếu niên, đôi khi trẻ nhỏ mắc phải do ngậm đồ chơi.
Tình trạng bệnh khiến Singleton Neve McRavey phải trải qua hơn ba tuần nằm ở giường bệnh. Cô không có một buổi lễ tốt nghiệp như mong muốn. Cô chỉ có thể bước lên sân khấu để nhận bằng, chụp ảnh và quay về nhà ngủ. Trước đó, cô đã đặt nhà hàng ăn tối với gia đình cũng như đặt bàn ở các điểm vui chơi cùng bạn bè nhưng kế hoạch không thành.
Trải nghiệm đau đớn khiến Neve đưa ra cảnh báo mọi người hãy thận trọng khi tiếp xúc gần gũi với những người lạ. “Đó là căn bệnh lây qua những nụ hôn. Khi nghe điều này, tôi cảm thấy rất hối hận”, cô gái sống ở Galsgow (Scotland) tâm sự.
“Sau những chuyện đã xảy ra, tôi sẽ cẩn trọng hơn khi thân mật với người khác. Nếu bị ốm, tôi sẽ không hôn ai trong một thời gian dài. Rõ ràng chàng trai hôn tôi gần đây bị ốm nhưng anh ta không bận tâm. Vì hệ miễn dịch yếu nên tôi đã ốm nặng và tự làm hỏng buổi lễ tốt nghiệp của mình – một trong những khoảnh khắc đặc biệt nhất trong cuộc đời”, Neve bày tỏ tiếc nuối.
Mắc uốn ván từ khoang miệng
10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt.
Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.
Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
Bệnh nhân có tiền sử khỏe mạnh, không có bất kỳ dấu hiệu vết thương hoặc xây xước nào trên cơ thể. Tuy nhiên, 10 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Khi đến khám tại cơ sở y tế, bệnh nhân được chẩn đoán viêm họng cấp và được kê đơn thuốc điều trị ngoại trú.
Sau 6 ngày sử dụng thuốc, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng bất thường như khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Nhận thấy các biểu hiện nghiêm trọng hơn, gia đình đã đưa bệnh nhân nhập viện tại cơ sở y tế. Tại đây ông được chẩn đoán mắc uốn ván và được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Tại khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tình trạng ban đầu của bệnh nhân khá tỉnh táo, không sốt, không co giật, nhưng khả năng há miệng hạn chế, chỉ mở được khoảng 1 cm. Đáng chú ý là bệnh nhân có hiện tượng tăng trương lực cơ (cơ co cứng) vùng bụng và toàn thân rõ rệt. Đặc biệt khi có kích thích cơ học như chạm vào người, các cơ trên cơ thể sẽ phản ứng mạnh mẽ, co cứng cơ và gồng cứng. Với các triệu chứng khởi đầu, bệnh nhân được chẩn đoán: Uốn ván toàn thể. Hiện tại, bệnh nhân được an thần, thở máy qua nội khí quản.
ThS.BS Nguyễn Thanh Bằng, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết: "Trường hợp của bệnh nhân S. không tìm thấy vết thương ngoài da hay dấu hiệu chấn thương nào có nguy cơ là đường xâm nhập của nha bào uốn ván. Thông thường, vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở ngoài da, chấn thương, hay phẫu thuật. Tuy nhiên, khi bệnh nhân không thể xác định rõ vết thương đường vào, nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván vẫn có thể đến từ các vết xây xước nhỏ trong quá trình lao động, sinh hoạt trước đó mà bệnh nhân không để ý, do bệnh uốn ván có thời gian ủ bệnh dài, nên bệnh nhân không nhớ chính xác. Có những báo cáo cho thấy uốn ván xuất hiện sau các nhiễm trùng răng miệng, như sâu răng, nhổ răng, áp xe quanh răng...
Trường hợp bệnh nhân S., chúng tôi nghĩ nhiều đến nguyên nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm, vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập qua các tổn thương hoặc nhiễm khuẩn đường ruột, chẳng hạn như từ các vết mổ trong nội soi hoặc tổn thương nhỏ ở dạ dày, trực tràng, hoặc hậu môn".
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ (cứng hàm tiến triển, co cứng cơ) và thực hiện các dự phòng thích hợp là yếu tố then chốt giúp bảo vệ sức khỏe và ngăn chặn những diễn biến nghiêm trọng của bệnh.
"Đối với những người làm nghề nông, lao động tay chân, thường xuyên tiếp xúc với nền đất; cần tiêm phòng uốn ván định kỳ, có biện pháp bảo hộ khi lao động để hạn chế bị các vết thương. Ngoài ra, bất kỳ vết thương nào trên cơ thể, dù nhỏ cần xử lý đúng cách, với các vết thương sâu bẩn cần xử lý tại các cơ sở y tế, và không để các vết thương hở tiếp xúc với bùn đất. Ngoài ra cũng cần đảm bảo cả vấn đề vệ sinh răng miệng nói chung. Nếu xuất hiện các dấu hiệu như khó há miệng, khó nói, hay khó khăn trong ăn uống, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và phát hiện bệnh sớm...", bác sĩ Bằng khuyến cáo.
Trẻ sơ sinh tử vong ở Bệnh viện Bà Rịa: Do xuất huyết phổi Khi cấp cứu, trẻ nôn ra máu và được chuyển xuống Khoa Nhi, nhưng xuất hiện dấu hiệu khó thở, tím tái. Các bác sĩ đã nỗ lực cấp cứu, nhưng diễn tiến của bệnh quá nhanh, bé trai không qua khỏi. Ngày 30/10, Bệnh viện Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) thông tin nguyên nhân trẻ sơ sinh tử vong...