Có duyên mà không phận
Sống với nhau rồi chị mới thấm thía nhận ra chẳng ai thay thế được anh trong trái tim chị, chồng chị cũng dễ dàng nhận ra tình cảm của vợ dành cho người cũ nên cuộc hôn nhân của họ thi thoảng lại sóng to gió lớn.
Mười năm rồi còn gì, thời gian đủ để một người có thể quên đi một người vậy mà khi tình cờ gặp lại anh trong chị vẫn còn vẹn nguyên cảm xúc như ngày nào, cố gắng lắm chị mới ngăn dòng nước mắt đừng rơi.
Ngày ấy, chị mang thiệp hồng đi mời, ai cũng ngỡ chú rể là anh nhưng lại là một người khác, câu hỏi chưa có lời đáp khi anh âm thầm rời thành phố không một lời từ biệt.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Anh chị từng là một cặp đẹp đôi hoàn hảo nhất nổi tiếng khắp cả trường Đại học thời ấy. Chị xinh đẹp, anh năng động, giỏi giang, hai người đều nhiệt tình tham gia các phong trào, đi đâu cũng có cặp có đôi. Họ như một cặp trời sinh mà ai cũng trầm trồ ngưỡng mộ. Cuộc tình của hai người gần chạm mốc 8 năm, quen nhau từ thời còn là học sinh, ngần ấy thời gian hình ảnh của anh đã khắc sâu vào tim chị. Dáng người cao ráo, mái tóc bồng bềnh, cả cái véo tai cóc đầu của anh mỗi khi chị làm điều sai hay hờn giận. Nhưng rồi từ lúc nào, trong mắt chị anh trở nên chán chường, tẻ nhạt, những lối mòn sáo rỗng của mối tình quá dài lâu.
Chị bắt đầu thấy ngột ngạt với những quan tâm lo lắng nhỏ nhặt của anh, chị cáu gắt vô cớ nhưng lại bắt anh phải chiều chuộng, họ gây nhau thường xuyên vì anh không thể chịu đựng những tính khí thất thường nơi chị. Lần cuối họ gây nhau anh bực tức bảo chị nếu không thay đổi thì chia tay một thời gian để đôi bên bình tĩnh lại. Cái tôi trong chị quá lớn, chị đùng đùng tuyên bố chia tay thì chia tay chị sẽ tìm người khác hơn anh về mọi mặt.
Tưởng rằng chị nói trong lúc giận nào ngờ chị làm thât. Chị nhanh chóng ngã vào vòng tay của Thái – chồng chị hiện tại, người đã tình nguyện làm kẻ thứ ba si mê đi bên lề cuộc tình của anh chị. Đám cưới chóng vánh tổ chức ngay sau đó đúng lúc chị chia tay anh tròn hai tháng. Anh trở về sau chuyến công tác nước ngoài cũng là lúc hay tin vài ngày nữa chị đám cưới, kể từ đó không ai còn gặp lại anh nữa.
Sống với nhau rồi chị mới thấm thía nhận ra chẳng ai thay thế được anh trong trái tim chị, chồng chị cũng dễ dàng nhận ra tình cảm của vợ dành cho người cũ nên cuộc hôn nhân của họ thi thoảng lại sóng to gió lớn. Đứa con gái – cầu nối duy nhất giúp họ duy trì mái ấm gia đình bao năm qua.
Đưa con gái về ngoại chơi, chị ngỡ ngàng gặp lại anh, trong chuyến công tác về Thành phố anh tranh thủ tạt qua nhà thăm ba mẹ chị. Trong giây phút trùng phùng, anh lặng im nhìn chị tia mắt vẫn nồng nàn ấm áp yêu thương như ngày nào, khó khăn lắm chị mới lấy lại được bình tĩnh, đè nén và dập tắt cảm xúc đang dâng trào trong chị.
Video đang HOT
Chị xót xa khi biết anh vẫn còn độc thân, trái tim anh đã bị chị làm tổn thương quá nặng để anh chẳng thể nào chấp nhận người con gái khác, chị day dứt vì đã làm lỡ cả cuộc đời anh. Anh hẹn gặp chị tại quán cà phê ngày xưa, anh bảo có nhiều điều muốn nói cùng chị. Gần đến giờ hẹn trong lòng chị vẫn cứ mãi mâu thuẫn giữa hai chọn lựa có nên gặp lại anh hay không. Cuối cùng chị cũng quyết định, vội vàng chị viết cho anh vài lời nhắn nhủ rằng họ có duyên mà không nợ, yêu cũng đã yêu, đau cũng đã đau thì thôi đừng khuấy động đời nhau làm gì nữa. Chị đã chọn cho mình một ngã rẽ thì dù có thế nào chị cũng phải sống và có trách nhiệm với sự chọn lựa của mình.
Giúi vào tay phục vụ bàn ít tiền, chị nhờ đưa hộ lá thư cho anh. Bắt đầu từ ngày hôm nay chị sẽ quyết tâm buông bỏ quá khứ, chị không thể nào sống mãi với hoài niệm. Hiện tại mái ấm gia đình với người chồng và đứa con gái vẫn đang trông chờ chị và chị cũng tin rằng anh cũng sẽ như chị bắt đầu sang trang mới của cuộc đời.
Theo VNE
Vợ chồng cũng chỉ là kẻ khác máu tanh lòng?
Đau xót nhưng không ít người phụ nữ chỉ sau vài năm vợ chồng sống chung đã rút ra kết luận: Dù yêu mấy thì mình cũng chỉ xếp sau bố mẹ đẻ, anh chị em ruột của chồng.
Vợ chồng Phương - Tuyến (Hoàng Mai, Hà Nội) lấy nhau đã được 3 năm và hiện vẫn đang phải thuê nhà để ở. Phương nhủ thầm đó cũng là cái may của mình, tuy không lấy được chồng giàu nhưng lại được sống riêng.
Cuộc sống của vợ chồng Phương êm ấm cho đến ngày Trường - em chồng, vào đại học. Năm thứ nhất, Trường ở kí túc xá nhưng cứ đều đặn hai ngày cuối tuần, Trường lại về nhà anh chị tá túc. Mỗi lần ấy, Trường xách đầy một ba lô quần áo bẩn có lẽ tích góp cả tuần mang về. Máy giặt thì có sẵn nhưng cậu không bao giờ cậu chủ động giặt, cứ về là trút vào máy rồi hôm đi lại tìm quần áo sạch mang đi.
Thứ 7, Phương vẫn phải đi làm cả ngày, trong khi Tuyến chỉ làm nửa ngày. Vậy là nửa ngày 2 anh em "hàn huyên" với game, kèm theo đó là la liệt vỏ đồ ăn, thức uống bày khắp phòng. Nhiều lần 8 giờ tối thứ 7 Phương mới lết chân về nhà, nhìn cảnh bếp núc lạnh tanh, nhà cửa ngập rác, trong khi hai anh em co chân lên chơi game mà "sôi máu".
"Thảm họa nhất đời phụ nữ là lấy phải người chồng tôn sùng gia đình mình là số 1". Ảnh minh họa.
Chia sẻ với chị hàng xóm, Phương cho biết: "Đi làm cả tuần đã mệt, chỉ mong ngày nghỉ được xả hơi chút ít thì cuối tuần mình còn vất vả gấp đôi, gấp ba. Hết giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa, phục vụ ăn uống hai ông tướng ấy đã đủ quay cuồng rồi. Góp ý cũng chỉ dám góp ý nh4ẹ nhàng, chứ ai dám đuổi em chồng ra khỏi nhà. Mình thì sạch sẽ, nó thì lười biếng, vô ý thức, ở bẩn... Giờ nhác thấy bóng nó, em đã ngao ngán lắm rồi".
Không chỉ dừng lại ở đó, Tuyến còn gợi ý mỗi tháng phụ thêm cho Trường 2 triệu. Vừa nghe, Phương đã tức ra mặt, nhưng cô vẫn cố phân tích: "Lương hưu của bố mẹ thoải mái để nuôi Trường ăn học. Vợ chồng mình có giàu có gì đâu, nhà cửa chưa có, không tiết kiệm thì lấy đâu ra anh. Mà em nghĩ không nên cho nó quá nhiều tiền, dễ hư hỏng...".
Vừa dứt lời, Tuyến phản bác lại ngay: "Đúng là đàn bà, chỉ ki ki về mình. Cho em chồng chứ cho ai mà thiệt, lọt sàng xuống nia". Phương tức phát khóc mà không dám cãi lại. Thế là chẳng màng tới ý kiến của vợ, mỗi tháng Tuyến tự động trích 2 triệu tiền lương chuyển cho Trường. Đồng nghĩa với nó là khoản tiết kiệm cố định của vợ chồng cũng bị hụt đi từng ấy.
Được 1 thời gian ở kí túc xá, Trường chuyển hẳn đến ở với hai vợ chồng. Hình như được anh trai "bật đèn xanh" nên cậu ta cũng chẳng cất lời hỏi chị dâu một tiếng. Phương cằn nhằn thì Tuyến lại giở giọng: "Em mình, mình không cưu mang thì ai cưu mang. Em chỉ biết nghĩ cho mình".
Bố mẹ cho tiền mua cái xe máy số, không hiểu Trường "moi móc" thế nào mà hai anh em nghễu nghện rước về chiếc Air Blade mới tinh. Rồi từ điện thoại bình dân, một phát Tuyến mua Iphone 5, máy tính cũng đổi từ đời thấp sang đời cao.
Phương nghi ngờ không hiểu cậu em chồng "đào" đâu ra lắm tiền thế. Đến hôm nghe được câu chuyện hai anh em thủ thỉ thì cô mới vỡ lẽ. Mỗi lần có ý định sắm sửa thứ gì, Trường lại rủ rỉ với ông anh trai theo kiểu: "Em tích góp được từng này, bố mẹ cho từng này, giờ còn thiếu tí mà không xoay đâu ra...".
Cứ thế, Tuyến không ngần ngại bù vào khoản "thiếu tí" kia để em trai được thỏa mơ ước. Song điều khiến Phương thắc mắc là tiền lương của anh cô đã giữ hết, vậy anh lấy đâu ra tiền cho em trai?
Sau vài ngày điều tra, Phương phát hiện chồng còn có một thẻ ATM khác để giữ những khoản tiền kiếm thêm. Cô tức tốc làm rùm beng lên: "Anh lập quỹ đen rồi dấm dúi cho em trai à? Vợ vì bạc mặt kiếm từng đồng tiết kiệm mua nhà, anh thì ung dung coi như đã hoàn thành trách nhiệm rồi phải không?".
Phân trần được vài câu, Tuyến lập tức lên giọng quát tháo: "Tiền tôi, tôi muốn làm gì thì làm. Tôi đã nộp đủ lương, cô còn đòi hỏi gì nữa? Em tôi, tôi có trách nhiệm lo cho nó đàng hoàng. Cô lúc nào cũng chỉ xét nét nó. Đúng là loại khác máu tanh lòng".
"Rõ ràng mình là người vất vả, khổ sở từ khi nó về sống chung, thế mà chồng không coi ra gì. Trong mắt chồng, vợ cũng chỉ là kẻ khác máu tanh lòng thì em chồng, nhà chồng còn coi mình là cái gì..." - kể chuyện với chị hàng xóm, Phương gạt nước mắt trong nỗi ấm ức tột cùng.
Không may mắn được sống riêng như Phương, Hoài (Tây Tựu, Hà Nội) đã phải nếm cảnh sống chung ngay sau ngày cưới.
"Lúc yêu, chỉ nghĩ đơn giản người đàn ông quan tâm, yêu chiều bố mẹ thì sau này mình cũng được đối xử tương tự. Tao chẳng bao giờ nghĩ đến mặt trái của kiểu người này: coi mẹ là nhất, mẹ chỉ có một chứ vợ bỏ người này sẽ có người khác" - trong một lần buồn bã vì cãi nhau với chồng, Hoài đã "dốc bầu tâm sự" với cô bạn thân.
Theo lời Hoài kể, ngay hôm cưới, Hoài đã lờ mờ cảm nhận "bất thường" ở Huấn. Chỉ vì chưa thống nhất được chuyện đồ lễ mà Huấn đã dõng dạc tuyên bố: "Anh chỉ có một mẹ thôi đấy!". Không nói vế sau nhưng chỉ thế cũng đủ để Hoài hiểu: cô phải theo ý của nhà trai, mà cụ thể là mẹ Huấn.
Về sống chung, Hoài phải đảm nhận toàn bộ việc cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa... cho 5 người. Mặc dù mẹ chồng còn khá trẻ, bố chồng đã về hưu song chẳng ai giúp cô việc gì trong nhà. Hoài cũng phải đi làm cả tuần giống như chị chồng, nhưng trong khi chị chồng về đến nhà là tót lên phòng nằm nghỉ thì cô phải lúi húi vừa nấu nướng, vừa dọn dẹp.
Thảm họa nhất với Hoài đó là vào cuối tuần. Gần như lần nào cũng có giỗ chạp, liên hoan. Việc đi chợ, nấu nướng tất nhiên Hoài phải đảm nhận hết. Mẹ chồng chỉ thông báo ngắn gọn: "Mai làm 3 mâm con nhé!", hoặc "Mai có khoảng chục người".
Lương lậu thì bèo bọt mà từ ngày về nhà chồng, Hoài phải lo chi tiêu cho ngần ấy miệng ăn. Mẹ chồng chẳng đoái hoài gì. Chị chồng cũng không đóng góp. Mỗi lần giỗ chạp cũng không thấy ai nói chuyện tiền nong.
Sau một thời gian thấy "lạ", Hoài dò hỏi thì Huấn thẳng thắn: "Anh là con trai cả, đến miếng ăn không nuôi được cả nhà thì còn mặt mũi nào. Có điên hay sao mà bắt mọi người đóng góp. Ăn uống đáng bao nhiêu mà tính toán. Đúng là phụ nữ, chỉ tiền với nong".
Hoài tròn mắt: "Sao lại không đáng anh? Anh biết 1 tháng 5 người ăn hết bao tiền không? Một mâm cỗ sắp tại nhà bao nhiêu mới đủ không?". Nói rồi Huấn rút ví quẳng trước mặt Hoài mấy đồng 5 trăm ngàn như bố thí.
Hoài tâm sự với bạn trong uất nghẹn: "Điều tao cần là sự chia sẻ từ chồng. Đằng này anh ấy cứ làm như tao chỉ cần tiền. Anh ấy không hề biết vợ mệt mỏi, khổ sở thế nào khi một tháng 30 ngày ngập đầu trong việc nhà, phục vụ gia đình chồng với mỗi người một tính".
Kể cả khi Hoài mang bầu, mọi người cũng không đỡ đần việc nhà cho cô. Có bao nhiêu việc Hoài vẫn phải cáng đáng hết. Lúc ốm nghén, người mệt không nhấc nổi dậy, Huấn hỏi giọng lạnh lùng: "Người ta bầu bí vẫn đi lại phăm phăm. Hay em định 'biểu tình' không nấu nướng gì cho cả nhà?".
Hoài ứa nước mắt: "Anh có còn là chồng em không đấy? Anh lo cả nhà chết đói, lo cái thân anh không có gì ăn thế em không nuốt được thứ gì vào bụng từ sáng tới giờ anh có biết không?". Lúc ấy, Huấn mới xuống nhà "thông báo tình hình" và đi mua cho vợ bát cháo.
Hoài giãi bày: "Thảm họa nhất đời phụ nữ là lấy phải người chồng tôn sùng gia đình mình là số 1. Mình có chăm chỉ, làm lụng bao nhiêu cũng chỉ được chồng coi đó là nghĩa vụ phải làm. Mình mệt mỏi, vất vả đến mấy mà cả nhà họ được an nhà, sung sướng thì chồng vẫn vui. Ôi chồng, suy cho cùng họ cũng chỉ coi bố mẹ, ruột thịt là nhất. Mình dù có sống cả đời thì cũng bị coi như kẻ khác máu tanh lòng".
Theo VNE
Khổ như nhà có... bà cô "ế" Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta ví von: "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng". Có lẽ, với nhiều nàng dâu, chỉ riêng cái "danh vị" bà cô đã đáng gờm lắm rồi, nếu lại là bà cô chưa chồng lại càng đáng gờm gấp bội. Khi chị chồng vừa cao học lại vừa... cao số Ngay cả bố mẹ...