Có đủ vốn cho HS, SV nghèo vay vốn
Đến thời điểm này, kể cả nguồn vốn 2.500 tỷ đồng từ nguồn vay giảm nghèo của Ngân hàng Thế giới (WB) cộng với thu nợ của Ngân hàng CSXH, hiện 9 tháng đã đạt 2.600 tỷ đồng, đến ngày 31/12 sẽ có thể đạt 3.000 tỷ đồng, sẵn sàng có đủ vốn cho HS-SV vay vốn.
Đó là khẳng định của ông Lò Văn Đức – Giám đốc Ban Tín dụng Học sinh sinh viên, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong buổi tọa đàm trực tuyến “Để sinh viên nghèo có tiền theo học” diễn ra chiều nay 15/10 trên Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ.
Ông Lò Văn Đức cũng cho biết, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội đã chỉ đạo các chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội các tỉnh tổ chức khẩn trương giải ngân cho học sinh, sinh viên.
Ông Lò Văn Đức – Giám đốc Ban Tín dụng Học sinh sinh viên, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong buổi tọa đàm trực tuyến “Để sinh viên nghèo có tiền theo học” diễn ra chiều nay 15/10.
Cũng trong buổi tọa đàm trực tuyến, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho biết, chương trình tín dụng với HS, SV theo Quyết định 157 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện 5 năm nay. Bộ đã thực hiện nghiêm chỉnh chỉ đạo của Thủ tướng trên tinh thần không để HS, SV nào bỏ học vì lý do tài chính. Bộ đã triển khai các giải pháp như sau:
Thứ nhất, hàng năm Bộ có văn bản chỉ đạo công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về chương trình tới toàn thể học sinh, sinh viên.
Thứ hai, ban hành các văn bản chỉ đạo, yêu cầu các trường sớm cấp giấy chứng nhận cho HS-SV để làm thủ tục vay vốn. Những học sinh, sinh viên nào chắc chắn được lên lớp, tiếp tục học phải cấp giấy chứng nhận sớm cho các em để làm thủ tục vay vốn. Một số trường hợp thi lại, buộc thôi học thì nhà trường cần kịp thời thông báo cho ngân hàng CSXH, tránh việc thất thoát vốn.
Bộ cũng phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH nắm thông tin, xử lý những vướng mắc phát sinh, quản lý và thu hồi vốn sau khi sinh viên ra trường.
Thứ ba, Bộ đã triển khai cùng Bộ LĐTBXH xây dựng website vay vốn đi học phục vụ công tác quản lý tín dụng, xây dựng thông tư hướng dẫn, cung cấp thông tin trên trang này. Trang web có địa chỉ:http://vayvondihoc.moet.gov.vn/?page=9.5&mode=register
Video đang HOT
Đủ nguồn cho vay 2.500 – 3.000 tỷ đồng
Trước thực trạng dù năm học mới đã đến, đa số tân sinh viên đã nhập trường, nhưng ở nhiều địa phương, HS-SV đủ điều kiện song vẫn chưa được vay vốn theo chương trình ưu tiên của Chính phủ, ông Nguyễn Ngọc Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính cho biết: “Chương trình vay vốn là chương trình rất lớn của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngay từ ngày đầu tiên đã được quan tâm chặt chẽ của Chính phủ trong bố trí nguồn vốn ổn định để đảm bảo cho thực hiện chương trình.
Để cân đối cho chương trình SV vay vốn này, theo tính toán của chúng tôi ban đầu cho chu kỳ tối đa 5 năm, các em SV sẽ trả nợ trong chu kỳ tiếp theo 5 năm nữa, thì cần nguồn vốn quay vòng từ 45-50.000 tỷ đồng.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Quang Quý cho biết: “Thường vào đầu năm học mới, các HS, SV thường chậm nhận được tiền vay. Chúng tôi đã chỉ đạo các trường có chính sách giãn thu cho các em. Các em thuộc diện cho vay theo Quyết định 157 sẽ được đóng tiền sau. Chúng tôi đã đề nghị các trường cùng chia sẻ khó khăn với nhà nước, không bắt các em phải nộp ngay. Các em nào diện gia đình nghèo, chưa có điều kiện đóng thì cho các em đóng sau. Các em bị trường thúc ép thì hãy phản ánh với Bộ GD-ĐT”.
Về cơ cấu, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành xây dựng nguồn vốn cho cả chu kỳ quay vòng. Chúng tôi xây dựng cơ cấu để đảm bảo ổn định, nhà nước bố trí khoảng 1/3, Ngân hàng CSXH huy động 2/3 từ thị trường để đảm bảo nguồn vốn cho HS, SV.
Trong thời gian qua, do khó khăn nhất định từ thị trường tài chính, có lúc NH CSXH cũng chưa huy động kịp thời nguồn vốn từ thị trường, nhưng Bộ Tài chính, NHNN, các bộ, ngành cũng như Chính phủ đã chỉ đạo rõ không để khó khăn ảnh hưởng tới nguồn vốn NHCSXH cho học sinh, sinh viên. Bộ Tài chính, NHNN tạo nguồn vốn tạm thời để đảm bảo nguồn vốn cho NHCSXH đảm bảo nguồn vốn cho vay từng kỳ. Giai đoạn trước là khoảng 3.500-4000 tỷ đồng, giai đoạn này từ khoảng 2.500-3.000 tỷ đồng. Đặc biệt, chuẩn bị cho kỳ 1 năm học 2012-2013, chúng tôi khẳng định Chính phủ đã cân đối đủ vốn cho NHCSXH thực hiện giải ngân cho chương trình.
Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng sau khi báo cáo UBTVQH đã ký Quyết định sành 2.500 tỷ đồng từ nguồn vốn giảm nghèo của WB để dành cho NHCSXH giải ngân cho sinh viên. Cộng với nguồn thu nợ rất tốt từ chương trình cho vay trong các kỳ vừa qua, nếu nhu cầu cho vay từ khoảng 2500 – 3.000 tỷ đồng trong học kỳ này thì đã đủ nguồn”.
Vẫn duy trì mức cho vay tối đa là 1 triệu đồng/tháng
Được biết, theo quy định hiện hành, định mức cho vay là 1 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, tại một số địa phương thì chi phí một tháng cho 1 SV đi học ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM tầm khoảng 3 triệu đồng/tháng. Với mức vay 1 triệu đồng/tháng, nhiều người cho rằng số tiền này còn thấp, chưa bảo đảm để HS-SV học tập, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của vốn vay. Theo phản ánh của bạn Nguyễn Ngọc Quỳnh, giá điện 3.500đ/kWh, phòng trọ 450.000 đồng/ tháng…, mà Nhà nước chỉ cho SV vay 5 triệu đồng/học kỳ thì làm sao đủ chi trả.
Trước thực trạng này, ông Nguyễn Ngọc Anh cho ý kiến: “Câu chuyện tính toán rà soát cho vay trong quá trình học đã phát sinh ngay từ những ngày đầu thực hiện chương trình này, đây là nội dung được Chính phủ rất quan tâm, chỉ đạo Bộ Tài chính, phối hợp với các bộ ngành như Bộ GDĐT, NHNN, NHCSXH… tính toán điều chỉnh khi yêu cầu thực tế phát sinh. Trải qua các năm, từ năm 2007 khi bắt đầu cho vay tối đa 800.000 đ, năm 2009 thì điều chỉnh mức vay lên 860.000đ, năm 2010 điều chỉnh 900.000đ và từ năm 2011 đến nay thực hiện mức cho vay tối đa 1 triệu đồng/tháng/HS, SV.
Chúng tôi rất thống nhất trong bối cảnh giá sinh hoạt cao, thì con số 1 triệu đồng không phải là cao. Tuy nhiên xét từ mục tiêu của chương trình là kêu gọi xã hội hóa, nhà nước hỗ trợ một phần, gia đình, xã hội tham gia một phần để đảm bảo nguồn vốn chung cho học sinh đi học chứ không chỉ dựa vào nguồn vốn nhà nước. Với con số tối thiểu ban đầu là 800.000 đồng/tháng, với nhu cầu SV trong 1 chu kỳ cho vay 5 năm thì con số nguồn vốn dành cho chương trình đã lên tới từ 45.000-50.000 tỷ đồng, đây là con số rất lớn, nếu điều chỉnh mức cho vay, Bộ Tài chính đã tính toán cân nhắc sợ rằng ảnh hưởng tới tính khả thi của chương trình. Do vậy, chúng tôi vẫn duy trì mức tối đa là 1 triệu đồng/tháng.
Ông Nguyễn Ngọc Anh – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính, Bộ Tài chính.
Cùng với quá trình theo dõi đánh giá, để xác định mức trong tương lai, vừa đảm bảo hỗ trợ 1 phần theo cam kết của nhà nước hỗ trợ cho HS-SV, mặt khác đảm bảo tính khả thi của chương trình, trong quá trình đi khảo sát thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các bộ ngành đi khảo sát đánh giá thực hiện chương trình, thì đương nhiên với các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM, con số 1 triệu đồng không phải là cao, nhưng cũng có những địa bàn, HS-SV đều nói rằng, có thể đảm bảo, cùng với hỗ trợ thêm của gia đình, có thể đáp ứng nhu cầu của HS-SV. Đặc biệt trong cấu trúc 1 triệu đồng này đã đảm bảo học phí cho các em không chịu sức ép từ nhà tường, các chi phí sinh hoạt khác vẫn kêu gọi sự hỗ trợ thêm từ gia đình, xã hội hỗ trợ thêm cho các em.
Khi chúng tôi tính toán, nếu một gia đình có 1 con em đi học trong 5 năm vay mức tối đa này thì sau 5 năm dư nợ đã là 50 triệu đồng. Có 2 em đi học đã mất 100 triệu đồng và với một gia đình nghèo ở địa phương với dư nợ 100 triệu đồng là con số tương đối lớn. Cho nên việc tính toán mức cho vay cũng phải tính tới khả năng trả nợ của gia đình HS-SV trong bối cảnh khó khăn này. Thực sự dư nợ mà lớn sẽ là gánh nặng đối với các gia đình, cũng sẽ ảnh hưởng tới quyết định nhập học của HS-SV nữa. Tôi khẳng định Bộ Tài chính, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành theo dõi chặt chẽ biến động của giá cả thị trường để có thể trình Chính phủ ban hành mức điều chỉnh phù hợp và khả thi trong trường hợp cần thiết”.
Theo Dantri
Muốn vay vốn phải mua bảo hiểm, làm thẻ ATM
Nhiều nông dân bị cán bộ ngân hàng "dụ" mua bảo hiểm, làm thẻ ATM khi vay tiền và họ chẳng biết dùng nó vào việc gì.
Có một câu chuyện rất khôi hài, một nông dân khi đi vay vốn sản xuất phải bấm bụng bỏ tiền ra mua bảo hiểm xe máy theo sự "tư vấn" của cán bộ tín dụng. Sau đó, ông lại phải bấm bụng tặng thẻ bảo hiểm trên lại cho anh xe ôm chở ông đi vay tiền bởi... nhà ông chẳng có chiếc xe máy nào.
Sợ cán bộ giận nên làm thẻ!
Ông Phạm Văn Lành ở ấp Tân Hưng, xã Tân Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đến Phòng giao dịch Ngân hàng NN&PTNT xã Tân Thành, huyện Lai Vung (gọi tắt Agribank xã Tân Thành) làm thủ tục vay 100 triệu đồng vốn sản xuất thì bị cán bộ ngân hàng đề nghị mua bảo hiểm "Bảo an tín dụng". Ông Lành cho biết bản thân ông không biết gì về loại hình bảo hiểm này, gia đình ông cũng không có nhu cầu nhưng thấy vị cán bộ tín dụng làm mặt giận, sợ không vay được vốn nên ông đành phải bấm bụng bỏ ra 325.000 đồng mua bảo hiểm. Vừa ký xong hợp đồng mua bảo hiểm, vị cán bộ tín dụng lại yêu cầu ông Lành mua thêm bảo hiểm cho vườn quýt hồng nhưng ông từ chối. Thấy vậy, cán bộ tín dụng của chi nhánh yêu cầu ông Lành phải bỏ ra 100.000 đồng để... làm thẻ ATM của Agribank.
Ông Đặng Văn Lòng làm thẻ ATM nhưng chưa một lần sử dụng và cũng không có nhu cầu sử dụng. Ảnh: HÙNG ANH
Ông Đặng Văn Lòng, nông dân ấp Tân Hưng, kể: "Tui đem giấy chủ quyền của 2,5 công vườn cam và quýt hồng đặc sản đến ngân hàng xin vay 20 triệu đồng mua phân, thuốc, xăng dầu... thì bị cán bộ Agribank yêu cầu làm thẻ ATM giá 100.000 đồng, sợ nếu từ chối sẽ khó vay vốn nên tui đành làm thẻ. Lấy thẻ ATM xong tui không biết sử dụng thế nào và cũng không có nhu cầu sử dụng nên bỏ cho đến nay. Ngoài việc bỏ tiền ra làm thẻ ATM, tui còn phải bỏ thêm tiền mua bảo hiểm tai nạn vì nếu không mua thì sợ cán bộ tín dụng không cho vay tiền".
Sẽ xử lý cán bộ "ép" dân mua bảo hiểm
Những nông dân ở huyện Lai Vung cho biết họ bắt buộc phải mua bảo hiểm, làm thẻ ATM mặc dù không có nhu cầu bởi nếu không vay tiền ở Agribank thì chẳng biết vay nơi nào khác. Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ làm việc với Agribank - Chi nhánh huyện Lai Vung, lãnh đạo ngân hàng này từ chối tiếp xúc với lý do "không có thẩm quyền cung cấp thông tin cho báo chí", mọi việc phải có ý kiến chỉ đạo của Agribank tỉnh Đồng Tháp. Chúng tôi liên lạc với Agribank tỉnh Đồng Tháp thì nơi đây trả lời "lãnh đạo bận họp" nên không tiếp báo chí.
Về việc "ép uổng" như trên, ông Nguyễn Ngọc Thạch, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Đồng Tháp, nói: "Tôi có nghe thông tin một số chi nhánh ngân hàng, phòng giao dịch ép người vay vốn mua bảo hiểm và đây là việc làm sai. Theo quy định, bảo hiểm, làm thẻ ATM là tự nguyện, cán bộ ngân hàng chỉ vận động, họ thấy cần thiết thì mua, còn không thì thôi".
"Ngân hàng Nhà nước sẽ cho kiểm tra, nếu phát hiện cán bộ nào chạy theo chỉ tiêu bán bảo hiểm để ép khách hàng vay vốn phải mua thì cán bộ đó sẽ bị xử lý. Việc yêu cầu khách hàng làm thẻ ATM để giải ngân qua thẻ chỉ phù hợp ở đô thị, thị trấn nông dân không quen sử dụng thẻ ATM và ở xa máy rút tiền nên rất bất tiện" - ông Thạch nói.
Theo PL
Thử chất bôi trơn cho cuộc "yêu" tuyệt hảo Ngay cả khi bạn đã thỏa mãn với đời sống tình dục của mình thì chất bôi trơn vẫn là một gợi ý thú vị. Cho dù bạn đang cảm tuyệt vời với chính mình bằng một món đồ chơi tình dục hoặc thỏa mãn với đối tác thì chất bôi trơn vẫn là một yếu tố giúp bạn cảm thấy mọi thứ...