Cổ đông Nokia ‘ngán’ Windows Phone
Trong một cuộc họp các cổ đông được tổ chức vào ngày hôm qua, các cổ đông của Nokia nói với Giám đốc điều hành Stephen Elop rằng họ đã hết kiên nhẫn với những kế hoạch của ban giám đốc hãng trong việc bắt kịp thị phần với Sam Sung và Apple trong thị trường điện thoại thông minh.
Tại cuộc họp thường niên diễn ra tại Helsinki vào ngày hôm qua, các cổ đông của Nokia đã nói với giám đốc điều hành Stephen Elop rằng nên xem xét lại quyết định của ông này trong việc chọn Windows Phone làm hệ điều hành chính cho các sản phẩm của Nokia. Theo họ nên tìm một hướng đi khác. Vào thời điểm năm 2011, Elop đã có quyết định chon Windows Phone làm hệ điều hành cho các sản phẩm do Nokia sản xuất mà tiêu biểu là dòng điện thoại Lumia. Theo các cổ đông thì chính việc chọn Windows Phone đã khiến khiến Nokia làm “trâu chậm uống nước đục” trước Samsung và Apple trong thị trường smartphone cấp cao.
Cổ đông lên tiếng
Cổ phiếu của Nokia liên tục giảm mạnh hiện đã gần chạm đáy.
Trong phiên họp, một cổ đông có tên là Hannu Virtanen đã nói với CEO Elop rằng “Anh là một người tốt và đội ngũ lãnh đạo đã làm hết khả năng của mình rồi nhưng chừng đó vẫn chưa đủ. Anh có có biết rằng kết quả mới là điều quan trọng nhất không?. Chắc anh đã nghe câu con đường đến địa ngục đều được lát bằng những ý định tốt. Hãy chuyển sang con hướng đi khác trước khi quá muộn.” Được biết, với việc chọn Windows Phone và từ bỏ hệ điều hành Symbian của Nokia đã khiễến hãng này bị muộn mất 2 năm trong cuộc đua với Apple và Samsung. Tuy rằng số lượng bán ra của các điện thoại sử dụng Windows Phone của Nokia hiên đang ở mức cao nhưng so với các sản phẩm của SamSung và Apple thì chỉ là con tép.
Giá cổ phiếu của Nokia đang giảm mạnh, hiện đchỉ còn 2,72 Euro trên một cổ phiếu, thấp hơn rất nhiều so với con số 65 Euro mà hãng này đạt được trong năm 2000. Tuy nhiên, một số các cổ đông cho biết họ vẫn sẽ mua cổ phiếu của Nokia. Khi được hỏi tại sao họ vẫn tin vào cổ phiếu Nokia mặc dù kết quả nghèo nàn như vậy? Các cổ đông cho biết họ làm vậy vì có tính cảm với công ty. Ở Phần Lan, Nokia thường được tượng trưng cho sự tái sinh của nền kinh tế Phần Lan sau khi sự sụp đổ của Liên Xô, đối tác thương mại chính của quốc gia này, vào đầu những năm 90 của thế kỉ trước. Tuy nhiên, cũng có một số tổ chức cho biết họ sẽ bán bớt cổ phần Nokia mà họ đã sở hữu như Quỹ hưu trí Ilmarinen. Quỹ này cho biết đã bán bớt số cổ phiếu của Nokia mà họ đang năm giữ.
Nokia đánh bài liều với Windows Phone
Video đang HOT
Giám đốc điều hành Elop vẫn chọn Windows Phone.
Tuy bị các cổ đông phản đối nhưng CEO Elop cho biết họ vẫn sử dụng hệ điều hành Windows Phone và sử dụng nó để canh tranh với các hãng sản xuất điện thoại khác. Ông nói: “Chúng tôi sẽ có một số điều chỉnh nhất định. Nhưng phải nói rằng trong cuộc chiến của các hệ điều hành cho smartphone hiện nay, chúng tôi đã đúng khi chọn Windows Phone với dòng sản phẩm Lumia. Và với Windows Phone và Lumia thì sẽ giúp chúng ta có thể cạnh tranh với các đấu thủ khác như Samsung và Androids.”
Một đại diện cấp cao của Danske Capital (công ty sở hữu cổ phiếu của Nokia), Juha Varis cho đó có thể là bước đi sai lầm của Elop. Ông nói:”Elop đang đưa mình vào ngõ cụt. Nokia không có những ý tưởng mới. Số phận của Nokia đang được đặt cược vào Windows phone.” Được biết, Nokia đã bán được 5,6 triệu chiếc điện thoại Lumia trong quý đầu tiên năm nay. Quý trước đó, nó cũng đã bán được 4,4 triệu chiếc nhưng thị phần của nó vẫn chỉ có khoảng 5 % trong thị trường điện thoại thông minh, nơi Apple và Samsung cùng nhau kiểm soát hơn một nửa thị trường.
Magnus Rehle, tư vấn cấp cao của Greenwich cho biết rằng số lượng máy Lumia bán ra không đủ mạnh để đảm bảo sự sống cho Nokia. Ông nói: ” Bạn có thể cách giảm chi phí sản xuất nhưng điều đó không làm tăng thêm thị phần. Có lẽ trong thời gian tới họ sẽ quay lại với Google và nói chúng tôi muốn Android: “Điện thoại thông minh rẻ hơn”
Tập trung vào smartphone giá rẻ
Smartphone giá rẻ có lẽ là hướng phát triển của Nokia trong thời gian tới.
Trong trường hợp không có một kế hoạch B, các nhà phân tích nói rằng cứu cánh tốt nhất cho Nokia trong giai đoạn hiện nay là tập trung vào việc bán điện thoại thông minh giá rẻ hơn. Bên cạnh đó, thì họ vẫn phát triển điện thoại tính năng và điện thoại thông minh cao cấp. Giống như cái cách mà họ đã làm với dòng điện thoại Asha.
Theo một số nguồn tin thì Nokia sẽ sớm bắt đầu bán điện thoại Lumia cao cấp mới thông qua Verizon Wireless tại Mỹ. Trước đó, hãng này cũng đã dặt quan hệ đối tác với AT & T. Nhưng rất khó để Nokia giành được thị phần đáng kể trong thị trường điện thoại thông minh Mỹ trong thời gian tới. Brian Colello, một nhà phân tích thị trường cho biết: “Họ chỉ có thể thành công tại Mỹ khi tránh được việc đối đầu với Apple. Tôi nghĩ rằng Nokia sẽ tập trung vào mạng điện thoại smartphone tầm trung,”
Các nhà phân tích cũng cho biết rằng họ đánh giá cao khả năng thành công của Lumia 521, một điện thoại thông minh cấp thấp, do được bán ở Walmart vào cuối tháng này với giá không được trợ cấp là150 USD. Rehle cho biết: “Họ đã thua trận trong cuộc chiến điện thoại thông minh đắt tiền của Apple và Samsung. Tuy ở dòng điện thoại thông minh rẻ tiền, họ phải cạnh tranh gay gắt từ Trung Quốc. Nhưng vẫn có khả năng Nokia sẽ giành được thị phần đáng kể ở các thị trường mới nổi.
Tại cuộc họp cổ đông, giám đốc điều hành Elop cho biết Nokia sẽ công bố về kiểu dáng của dòng điện thoại Asha mới trong thời gian tới. Ông cũng cho biết mình sẽ tham dự một cuộc họp báo tại New Delhi hôm thứ năm.
Theo GenK
Tham vọng thị trường của các doanh nghiệp bất động sản
Thị trường bất động sản đóng băng khiến các doanh nghiệp bất động sản, xây dựng và vật liệu xây dựng cùng gặp rất nhiều khó khăn. Thế nhưng, ngay tại mùa đại hội cổ đông (ĐHCĐ) năm nay, nhiều doanh nghiệp lại bất ngờ đưa ra kế hoạch rất cao dù môi trường kinh doanh vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện.
Theo báo cáo tài chính (BCTC) năm 2012 của CTCP Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Sông Đà (SJS), năm 2012 lãi hợp nhất của SJS âm 303 tỷ đồng. Trong đó, lỗ từ hoạt động kinh doanh bất động sản 148 tỷ đồng, dịch vụ 15 tỷ đồng, hoạt động tài chính 48 tỷ đồng.
Ngoài ra, việc đầu tư vào các công ty con, liên kết, hợp nhất khiến Sudico bị lỗ 47 tỷ đồng. Do tiếp tục thua lỗ trong năm 2012 nên SJS bị HOSE đưa vào diện tạm ngừng giao dịch do lỗ 2 năm liên tiếp. Tuy nhiên, tại ĐHCĐ năm nay, HĐQT của SJS bất ngờ đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất lên đến 1.132 tỷ đồng, lợi nhuận 70 tỷ đồng.
Ngay khi HĐQT công bố kế hoạch này, nhiều cổ đông đã bày tỏ sự lo ngại về tính khả thi bởi SJS vẫn đang cực kỳ khó khăn về nguồn tiền mặt trong khi thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Ông Hồ Sỹ Hùng, Chủ tịch HĐQT SJS, cho rằng việc HĐQT đưa ra các mục tiêu kinh doanh là đều có căn cứ và tính toán.
Về các bước đi cụ thể, ông Hùng cho biết, trong năm nay sẽ đẩy mạnh công tác bán hàng và chuyển một dự án sang loại hình nhà thu nhập thấp để phù hợp với nhu cầu thị trường. Cụ thể, tại dự án Nam An Khánh, Tòa CT8 sẽ chuyển thành nhà thu nhập thấp, Tòa CT1 theo quy hoạch là chung cư cao cấp nhưng trong tương lai, sẽ được chuyển thành bình dân (có giá trên dưới 15 triệu đồng/m2).
Trước đó, ĐHCĐ của CTCP Xây dựng và Kinh doanh vật tư (CNT) cũng vấp phải sự chất vấn quyết liệt của các cổ đông về tờ trình kế hoạch lợi nhuận trong năm 2013. Theo BCTC năm 2102, doanh thu hợp nhất của CNT đạt 2.394 tỷ đồng (giảm gần 38%), nhưng lợi nhuận sau thuế âm hơn 10 tỷ đồng.
Năm 2013, cho dù tình hình vẫn chưa có gì sáng sủa nhưng HĐQT của CNT lại đưa ra kế hoạch doanh thu hợp nhất lên xấp xỉ 2.760 tỷ đồng còn lợi nhuận trước thuế là 17,6 tỷ đồng. Một số cổ đông của CNT cho rằng kế hoạch này không phù hợp với tình hình công ty và yêu cầu khẩn trương thoái vốn với các dự án bất động sản do các dự án này tồn tại quá nhiều rủi ro. CNT nên tập trung vào thế mạnh của công ty là kinh doanh vật tư và xây lắp, vì hiện tại công ty đầu tư quá tràn lan nên không có hiệu quả.
Trả lời về tính khả thi của kế hoạch, ông Trần Công Quốc Bảo, Tổng giám đốc CNT, cho rằng cuối năm 2012, khoản công nợ của doanh nghiệp đã giảm dần, tình hình thu hồi công nợ đang tăng cường triển khai. Ngoài ra, CNT đã chuẩn bị hồ sơ giới thiệu, tiếp thị các dự án và tăng cường bền vững hợp tác đầu tư nên tình hình năm 2013 sẽ khả quan. Tuy nhiên, trước sự nghi ngại của các cổ đông, HĐQT của CNT đã bỏ ngỏ khả năng sẽ điều chỉnh kế hoạch sau 6 tháng hoặc 9 tháng nếu tình hình không sáng sủa hơn.
Theo BCTC năm 2012 của CTCP Xây dựng và Kinh doanh địa ốc Hòa Bình (HBC), doanh thu thuần cả năm đạt 4.065 tỷ đồng (tăng 33% và vượt 4% so với kế hoạch) nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 132 tỷ đồng (hoàn thành 77,7% so với kế hoạch).
Theo giải trình của HBC, ngoài các yếu tố khách quan, một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận không thể về đích do các công ty con làm ăn không hiệu quả. Tuy nhiên, tại ĐHCĐ vừa được tổ chức ngày 25-4, HĐQT của HBC đã mạnh dạn đặt chỉ tiêu doanh thu 5.000 tỷ đồng (tăng 23%) và lợi nhuận sau thuế 180 tỷ đồng (tăng 40%).
Theo ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc HBC, trước mắt HBC sẽ tái cấu trúc vốn, cơ cấu nhân sự, chiến lược kinh doanh, xác định sản phẩm và thị trường cho các công ty con. Bên cạnh đó, HBC cũng sẽ tạo điều kiện cho các giám đốc công ty thành viên chủ động nắm bắt các cơ hội trong kinh doanh, khai thác nguồn lực sẵn có của công ty mẹ và hợp tác với nhau để phát huy thế mạnh của từng đơn vị và hệ thống.
Năm 2013, HBC còn có thêm sự trợ giúp của cổ đông chiến lược có nhiều năng lực là PT. Nikko Securities Indonesia. Cổ đông chiến lược này từng có kinh nghiệm vượt khó khi thị trường bất động sản Indonesia cũng lâm vào tình trạng đóng băng như Việt Nam hiện nay. Đây chính là cơ sở để HBC đề ra tham vọng lớn trong năm 2013.
Theo vietbao
VinaCafe Biên Hòa xin tăng thù lao cho Ban lãnh đạo Năm 2013, công ty muốn chi 4,33 tỷ đồng (tăng 52% so với 2012) thù lao cho HĐQT và Ban kiểm soát. Công ty cổ phần VinaCafe Biên Hòa (Mã CK: VCF) dự kiến tổ chức Đại hội cổ đông thường niên vào ngày 11/5 tại TP HCM. Theo tài liệu chuẩn bị cho đại hội, công ty trình cổ đông phương án...