Cổ đông lớn nhất của PVI lên tiếng về cáo buộc “lách room” để tăng tỷ lệ sở hữu
Công ty HDI Global SE vừa có thông cáo về việc bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kết luận vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Tăng sở hữu cổ phần trái luật
Ngày 20/8 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có văn bản số 5106/UBCK-TT về việc vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán gửi Công ty HDI Global SE.
Cụ thể, HDI Global SE bị phạt tiền 125 triệu đồng do có hành vi thực hiện một hoặc một số giao dịch nhằm che giấu quyền sở hữu thực sự đối với một công ty để trốn tránh nghĩa vụ công bố công tin. HDI Global SE còn buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: chuyển nhượng cổ phiếu PVI (Công ty cổ phần PVI) trong thời hạn tối đa 60 ngày để giảm tỷ lệ nắm giữ theo đúng quy định.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã lập Biên bản vi phạm hành chính đối với HDI Global SE và đề nghị người đại diện theo pháp luật của HDI Global SE ký, đóng dấu, điền đầy đủ thông tin tại Biên bản vi phạm hành chính và gửi Biên bản về UBCKNN trước ngày 31/8/2020 để thực hiện thủ tục xử phạt theo đúng quy định.
Theo kết quả xác minh được nêu trong văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, ngày 31/8/2017, HDI Global SE ký Hợp đồng đăng ký mua trái phiếu với CTCP Đầu tư Đường Mặt Trời (Sunway).
Nội dung hợp đồng đăng ký mua trái phiếu thể hiện rõ số tiền thu được từ giao dịch đăng ký mua trái phiếu với mục đích duy nhất là mua cổ phần PVI. Sunway cũng chỉ sử dụng tiền có được từ bán trái phiếu cho HDI Global SE vào việc mua cổ phiếu PVI theo đúng như các cam kết với HDI tại hợp đồng đăng ký mua trái phiếu.
Tại thời điểm HDI Global SE ký Hợp đồng đăng ký mua trái phiếu (ngày 31/08/2017) với Sunway, PVI đã thông qua Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc nới giới hạn sở hữu (room) nhà đầu tư nước ngoài lên tối đa 100%, nhưng do vẫn còn các ngành nghề bị giới hạn nên đến năm 2019 mới hoàn tất việc nới room.
Thời điểm đó, có hai tổ chức nước ngoài sở hữu tổng cộng 47,31% vốn điều lệ PVI, bao gồm HDI Global SE chiếm 35,74% và FLL chiếm 11,58%.
Video đang HOT
Do vậy, việc HDI Global SE trực tiếp mua 12.148.000 cổ phiếu PVI (5,18%) – đây là số lượng cổ phiếu được hoán đổi theo Hợp đồng đăng ký mua trái phiếu với Sunway, HDI Global SE sẽ phải công bố thông tin về việc thay đổi tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn và việc này cũng sẽ dẫn tới HDI Global SE vi phạm tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty đại chúng Việt Nam.
Kết quả xác minh cho thấy, HDI Global SE đã thực hiện một số giao dịch nhằm che giấu quyền sở hữu thực sự đối với cổ phiếu PVI để trốn tránh nghĩa vụ công bố thông tin, vi phạm quy định tại Điều 70 Nghị định 58/2012/NĐ-CP. Đồng thời, vi phạm tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng, quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
HDI là cổ đông lớn nhất của PVI với tỷ lệ nắm giữ 43,87%
HDI Global SE lên tiếng
HDI Global SE là một công ty con thuộc Tập đoàn Talanx AG của Đức – tập đoàn tài chính bảo hiểm lớn thứ ba của Đức hoạt động hơn 100 năm với độ phủ tại 150 quốc gia. Talanx AG hiện đang niêm yết tại Sở giao dịch Frankfurt.
HDI Global SE trở thành cổ đông lớn của PVI từ năm 2012 với thương vụ rót 93 triệu USD để sở hữu hơn 53,2 triệu cổ phiếu PVI. Trong suốt 8 năm qua, HDI Global liên tục đăng ký mua vào và tăng tỷ lệ sở hữu tại PVI. HDI Global SE hiện là cổ đông lớn nhất tại PVI, với tỷ lệ sở hữu 44,37%; Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) là cổ đông lớn thứ hai, sở hữu 35% vốn tại PVI.
Đáng chú ý, Talanx AG đã mua lại Funderbuck Lighhouse Ltd – quỹ đầu tư của Chính phủ Oman và cũng là cổ đông lớn thứ 3 tại PVI, qua đó, gián tiếp sở hữu gần 48% cổ phần tại PVI.
Trong thông cáo vừa được HDI Global SE phát đi, Công ty cho biết mục đích “để tránh việc các đối tượng xấu đưa ra các thông tin gây hoang mang nhầm lẫn đến các đối tác, nhà đầu tư, toàn thể đội ngũ nhân sự của PVI”.
Công ty này khẳng định, tuân thủ quy định pháp luật của nước sở tại là ưu tiên hàng đầu của HDI Global SE.
Trong suốt quá trình đầu tư và đặc biệt từ năm 2017 đến nay, HDI Global SE đã có nhiều buổi họp, trao đổi, hợp tác chặt chẽ với lãnh đạo PVN với mục tiêu đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của PVI.
“Chúng tôi tiếp tục cam kết hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, đặc biệt với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo sự thành công trong việc thoái vốn của PVN tại PVI”, ông Jens Wohlthat, Thành viên HĐQT thường trực của HDI Global SE và Chủ tịch HĐQT PVI khẳng định.
Đối với tiến trình tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại PVI, ông Jens Wohlthat cho biết, việc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại PVI lên 100% đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên của PVI, đại diện 99,94% cổ phần có quyền biểu quyết PVI thông qua, vào ngày 27/4/2017. ĐHĐCĐ của PVI đã giao cho HĐQT tiến hành thực hiện các thủ tục cần thiết để triển khai Nghị Quyết này.
Thủ tục này chỉ mang tính chất kỹ thuật theo đó PVI cần điều chỉnh bỏ một số ngành nghề kinh doanh trên thực tế PVI không hoạt động (ngành cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác, nghiên cứu thị trường và thăm dò dư luận, cổng thông tin) và điều chỉnh lại cam kết phạm vi hoạt động ngành kinh doanh bất động sản áp dụng cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài theo đúng quy định hiện hành.
Sau khi có sự đốc thúc, tháo gỡ từ PVN, nội dung điều chỉnh ngành nghề kinh doanh PVI vào chương trình họp ĐHĐCĐ và thông qua vấn đề này tại ĐHĐCĐ ngày 29/3/2019. Hồ sơ xin tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 100% của PVI được nộp lên UBCKNN vào ngày 9/4/2019 và được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận nhanh chóng vào ngày 19/4/2019.
Theo ông Jens Wohlthat, HDI Global SE đã giải trình khúc mắc một cách minh bạch và làm việc chặt chẽ với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các cơ quan nhà nước có liên quan về các vấn đề nêu ra tại Công văn 5106 đúng thời hạn yêu cầu.
“HDI Global SE tin chắc chúng tôi tuân thủ chặt chẽ và nghiêm túc pháp luật Việt Nam. HDI Global SE một lần nữa cam kết hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam, đặc biệt với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam để đảm bảo mối quan hệ được gắn kết hiệu quả, chặt chẽ, và mang tính xây dựng”, ông Jens Wohlthat khẳng định.
Có thật nhiều tiền mới nên đầu tư bất động sản vào thời điểm này
Nếu nhà đầu tư có trong tay vài trăm triệu tốt nhất nên gửi tiết kiệm. Nhà đầu tư có nhiều tiền, không dùng đòn bẩy ngân hàng và xác định đầu tư dài hạn thì hãy nên mua bất động sản vào thời điểm hiện tại.
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, đầu tư bất động sản nếu ít tiền và phải dùng đòn bẩy tài chính tôi khuyên không nên tham gia. "Chúng ta không biết được đến lúc nào BĐS mới tăng giá mạnh, chúng ta kéo dài thời gian sử dụng đòn bẩy dài như vậy không an toàn. Vì vậy, nếu có ít tiền thì nên gửi ngân hàng, tôi cho rằng lãi suất hiện tại so với các kênh đầu tư trên thị trường đang rất tốt", ông Đính nhận định.
Cũng theo ông Đính, đầu tư BĐS chỉ dành cho người nhiều tiền. BĐS có hai yếu tố sinh lợi là giá trị và thời gian. BĐS trong suốt vài chục năm qua trải qua 3-4 cuộc khủng hoảng nhưng giá BĐS tính bình quân vẫn tăng. Có những chỗ tăng gấp 2-3 lần sau một thời gian ngắn. Cùng với sự gia tăng theo giá trị BĐS còn có thể khai thác kinh doanh cho thuê.
"Tôi cho rằng những khu vực tiềm năng cho đầu tư BĐS là những địa phương có tốc độ phát triển tốt, tăng trưởng kinh tế mạnh. Đây sẽ là những khu vực được đầu tư phát triển hạ tầng rất tốt. Vì vậy, phân khúc bất động sản tại đây rất tiềm năng, nhà đầu tư có thể xem xét", ông Đính khẳng định.
Đối với BĐS du lịch, ông Đính khuyên nhà đầu tư đây là một sản phẩm rất đặc biệt có cơ hội dư địa rất lớn bởi Việt Nam có lợi thế tốt nhất trong khu vực, "Chúng ta có kế hoạch phát triển thông qua những chính sách của chính phủ, trong 5-10 năm nữa du lịch của Việt Nam sẽ thu hút và là một trong những kênh có nhiều cơ hội. Trên thực tế chúng tôi ghi nhận những dự án BĐS mặc dù bị ảnh hưởng bởi Covid nhưng chúng tôi vẫn nhận thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ".
Đánh giá về diễn biến thị trường bất động động sản hiện tại, ông Đính cho biết trong một chuỗi quá trình phát triển của thị trường BĐS từ năm 2017-2018 thị trường BĐS rất sôi nổi, rất mạnh và đến năm 2019 thì khựng lại các chỉ số của thị trường ngay lập tức giảm hơn so với năm 2018. Tuy nhiên, thị trường bất động sản hiện tại hoàn toàn không có khủng hoảng.
Thị trường BĐS đang bị tác động xấu từ những yếu tố khách quan như dịch bệnh, nguồn cung bị khựng lại do vướng mắc về thủ tục. Những yếu tố này khiến giao dịch trên thị trường giảm mạnh nhưng khác hoàn toàn với giai đoạn khủng hoảng những năm 2010.
"Tôi cho rằng hiện nay có nhiều dự án ở các đô thị lớn phải dừng lại để thanh kiểm tra, các dự án ở các địa phương bị hạn chế phát triển. Mỗi địa phương có khoảng 20-30 dự án bị dừng triển khai, còn các đô thị lớn như Hà Nội hay TP.HCM còn tới cả trăm dự án.
Việc các dự án bị dừng triển khai dẫn đến nguồn cung thiếu, trong khi lực cầu vẫn mạnh. Theo ghi nhận của Hiệp hội, có những dự án được hấp thụ lên tới 90%. Cụ thể, tại TP.HCM có những dự án giá bán lên tới 40 triệu đồng/m2 nhưng trong vòng hai ba tháng đã tiêu thụ tới 95%", Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam nêu lý do.
Ông Đính đánh giá đây không phải khủng hoảng do thị trường BĐS bởi nhu cầu vẫn rất mạnh, rất lớn. Chính vì thế, BĐS sẽ là loại hình phục hồi nhanh nhất so với các ngành nghề khác khi dịch bệnh kết thúc. Điều này đã minh chứng sau khi đợt dịch một kết thúc, kết thúc giãn cách, thị trường đã nhanh chóng khôi phục các giao dịch. Lượng giao dịch đến nay chỉ được 10 nghìn giao dịch thành công, bằng khoảng 10% năm ngoái. Tuy nhiên, lượng giao dịch này chủ yếu tập trung trong khoảng 2 tháng từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 7.
"Chúng ta tin tưởng Chính phủ, nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ thành công trong việc kiểm soát đợt dịch thứ hai này. Và khi dịch được kiểm soát, BĐS sẽ là một trong những lĩnh vực đầu tiên được khôi phục, bên cạnh đó là du lịch, trong đó có du lịch nghỉ dưỡng. Trong thời gian tới vẫn còn cửa sáng cho thị trường BĐS nên chúng ta vẫn nên lạc quan", ông Đính cho biết.
Covid-19 tái bùng phát, đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng Dịch Covid-19 tái bùng phát tại Việt Nam vừa qua đã tác động nhất định tới các doanh nghiệp nước ngoài, khiến vốn đầu tư giải ngân chỉ đạt 11,35 tỷ USD trong 8 tháng năm 2020. . "Việc tái bùng phát dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam trong thời gian qua đã có những tác động, ảnh hưởng nhất định tới các...