Cô đơn trong vườn thú
Khi các vườn thú đóng cửa và không có du khách, động vật được chăm sóc, tự do đi lại, còn được xem hoạt hình để không thấy cô đơn.
Cặp tinh tinh song sinh Tikhon và Anfisa luôn quen với dòng người đông đúc ở Công viên thiên nhiên Krasnoyarsk Royev Ruchey – một trong những công viên tự nhiên nổi tiếng ở Krasnoyarsk, Nga. Kể từ khi công viên đóng cửa vào ngày 25/3, chúng bắt đầu có dấu hiệu trầm cảm. Vì vậy, những nhân viên đã mở một rạp chiếu phim nhỏ cho cặp tinh tinh.
“Phim yêu thích của chúng là phim hoạt hình Nga về một con khỉ mẹ kiệt sức sống trong một sở thú. Ngoài ra chúng cũng thích bộ phim Vua sư tử”, giám đốc công viên, ông Andrey Gorban cho biết. Ảnh: Siberian Times.
Một con công tự do đi dạo quanh Sở thú Cape May, bang New Jersy, Mỹ vào ngày 17/04. Nơi đây đã đóng cửa từ giữa tháng 3 do đại dịch Covid-19. Ảnh: Press of Atlantic City.
Peter Cyr, quản lý Sở thú Cape May, đang chăm sóc lạc đà vào ngày 17/04. “Chúng tôi cho chúng ăn, chơi đồ chơi và nhiều thứ khác để đánh lạc hướng thị giác”, anh chia sẻ. Theo anh, việc chăm sóc động vật khi không có khách đôi khi dễ dàng hơn. Một số người đến và cho rằng đây là một công viên giải trí, họ ném đồ ăn lung tung. Ảnh: Press of Atlantic City.
Nova, một con gấu trúc đỏ 14 năm tuổi ở vườn thú Mill Mountain, bang Virginia, Mỹ được quản lý vườn thú cho ăn táo. Ngoài ra, Nova cũng được cho ăn cành tre tươi và bánh quy. Những người bảo vệ vườn thú đều phải đeo mặt nạ để họ không vô tình lây bất kỳ loại virus nào cho động vật. Ảnh: Newsadvance.
Video đang HOT
Chim cánh cụt tự do thám hiểm Công viên thủy cung Shedd, Chicago và gặp những người bạn mới. Những người chăm sóc cho biết động vật liên tục được thử những trải nghiệm mới để khám phá và thể hiện hành vi tự nhiên. Ảnh: Washington Post.
Những con đường trống vắng ở Công viên động vật hoang dã Orana, thành phố Christchurch, New Zealand, nơi thường thu hút 200.000 du khách mỗi năm. Ảnh: Stuff.
Nhân viên tại Công viên Orana cho động vật ăn trong khung cảnh vắng vẻ. Hiện công viên đang gặp khó khăn tài chính vì phải đóng cửa, trong khi vẫn phải duy trì các tiêu chuẩn chăm sóc động vật.
“Tại đây có hơn 700 loài động vật hoang dã đang bị đe dọa, bao gồm cả loài khỉ đột duy nhất của New Zealand. 95% thu nhập của công viên đến từ vé vào cửa”, Giám đốc điều hành Lynn Anderson, chia sẻ. Hiện nơi đây đang gây quỹ từ cộng đồng để có thể tiếp tục chăm sóc động vật. Ảnh: Stuff.
Một trong những bãi đỗ xe của Sở thú Bronx, New York, Mỹ trở thành nơi xét nghiệm nhanh Covid-19. Ngày 05/4, một con hổ tại đây đã được xét nghiệm, cho kết quả dương tính với nCoV. Ảnh: The New York Times.
Nhân viên y tế phun thuốc khử trùng vào ngày 17/4 tại Vườn thú quốc gia Kuala Lumpur, Malaysia. Chính phủ Malaysia đã ban hành lệnh hạn chế di chuyển đối với người dân cho đến hết tháng để ngăn chặn sự lây lan của Covd-19. Ảnh: AP.
1001 thắc mắc: Vì sao voi mang thai lâu nhất trong các loài?
Voi không chỉ là loài vật có tuổi thọ khá cao mà thời gian mang thai của chúng cũng được ghi nhận là rất dài đến 22 tháng.
Vì sao voi mang thai tới gần 2 năm mới sinh con?
Voi không chỉ là loài vật có tuổi thọ khá cao mà thời gian mang thai của chúng cũng được ghi nhận là rất dài (gần 2 năm). Những câu chuyện đằng sau quá trình sinh sản kỳ lạ này từng là dấu hỏi lớn thách thức sự hiểu biết của các nhà khoa học.
Mới đây, bằng cách sử dụng phương pháp siêu âm tiên tiến, các chuyên gia đã tìm thấy câu trả lời sau khi tiến hành kiểm tra trên 17 con voi châu Phi và châu Á tại nhiều vườn thú ở Anh, Canada, Mỹ, Australia, Đức.
Kết quả được công bố trên Kỷ yếu của Hội Hoàng gia B, cho thấy nguyên nhân xuất phát từ việc voi là loài chỉ có duy nhất một chu kỳ rụng trứng trong nhiều năm.
Ngoài ra, thời gian mang thai kéo dài còn do "một cơ chế nội tiết tố khác thường, chưa từng thấy ở bất kỳ loài động vật nào". Sự rụng trứng được kích hoạt bởi hormone sinh sản LH (hormone hoàng thể hóa), trong khi quá trình mang thai lại duy trì bởi các hormone do thể vàng của buồng trứng tiết ra.
Giai đoạn thai kỳ bình thường của voi kéo dài tới 680 ngày, nhờ đó voi con khi sinh ra đã có đủ năng lực nhận thức cần thiết cho sự tồn tại, não bộ phát triển giúp chúng nhanh chóng làm quen với những cấu trúc xã hội phức tạp trong đàn cũng như cách nuôi sống bản thân. Bởi thế, chúng được đánh giá là loài động vật có vú khá thông minh, giống như cá heo hay các loài khỉ lớn.
"Chu kỳ mang thai dài (22 tháng), mỗi lần sinh cách nhau 4-5 năm, mất 20 năm để voi con trưởng thành - đó là những lý do góp phần khiến số lượng voi ngày càng giảm sút và có nguy cơ tuyệt chủng", Tiến sĩ Dennis Schmitt là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn loài voi cảnh báo. Do đó, "những kết quả đạt được thông qua nghiên cứu này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc quản lý, nhân giống loài voi".
Não của voi cũng lớn hơn bất kỳ loài nào khác
Với khối lượng gần 5 kg, não của voi cũng lớn hơn bất kỳ loài nào khác. Chính vì thế, chúng là một loài vật rất thông minh như biết biểu lộ nỗi buồn, lòng trắc ẩn, có thể chơi nhạc cụ, có năng khiếu hội họa và sử dụng khéo léo các công cụ khác nhau.
Voi là một loài có trật tự xã hội được phân chia rất rõ ràng. Đời sống xã hội của con đực và con cái rất khác nhau. Con cái sẽ dành cả đời để gắn bó khăng khít trong một cộng đồng lớn với nhiều thế hệ. Các con lớn tuổi nhất sẽ làm nhiệm vụ của con đầu đàn, dẫn dắt những con còn lại. Trái lại thì những con voi đực khi trưởng thành thường sống một cuộc sống riêng biệt, tách rời khỏi bầy đàn.
Hiện nay trên thế giới chỉ có 3 loài voi là còn tồn tại : Voi bụi rậm và voi rừng châu Phi cùng giống voi châu Á ( hay thường gọi là voi Ấn Độ ) còn tất cả các loài voi khác đều đã tuyệt chủng.
Voi là loài động vật trên cạn lớn nhất trên thế giới còn sống. Những chú voi to nhất được ghi nhận là tại Angola vào năm 1956 với con đực nặng khoảng 11.000 kg và cao gần 4 m, hơn hẳn 1m so với những con voi châu Phi thông thường.
Voi bơi rất giỏi
Chiếc vòi là sự kết hợp độc đáo giữa mũi và môi trên, tạo thành một bộ phận phụ rất linh hoạt và quan trọng nhất của loài voi. Chiếc vòi voi vừa đủ khéo léo để nhặt một cọng cỏ lại vừa mạnh mẽ để bẻ gãy cành cây.
Chiếc vòi thường được voi sử dụng để uống nước. Voi sẽ hút nước vào vòi (khoảng 14 lít nước/ lần) sau đó phun nước vào miệng để uống. Nó cũng có công dụng như một chiếc vòi hoa sen khi voi tắm rửa. Vào những ngày nắng nóng, voi lại dùng vòi phủ thân mình bằng bụi và bùn khô để tạo thành một lớp bảo vệ có tác dụng như kem chống nắng mà chúng ta hay sử dụng vậy. Còn khi bơi, chiếc vòi đóng vai trò là một ống thở tuyệt vời vô cùng hữu hiệu.
Voi bơi rất giỏi còn những việc như nhảy hay phi nước đại thì chúng "xin kiếu" vì trở ngại bởi thân hình cồng kềnh quá khổ của mình. Voi chỉ có hai dáng điệu : đi bộ thủng thẳng hay rảo bước nhanh hơn giống như đang chạy.
Voi dành 16 tiếng mỗi ngày cho việc ăn uống
Voi là loài động vật ăn cỏ và chúng dành 16 tiếng mỗi ngày cho việc ăn uống. Đồ ăn ưa thích của chúng thay đổi tùy theo mùa, thói quen hay khu vực sinh sống. Thông thường, chúng hay chọn ăn các loại vỏ cây, lá hay quả trên cây hay bụi rậm nhưng có một số loại cỏ và thảo mộc cũng được chúng khá ưa thích.
Đỗ Hợp (T/H)
Phát hiện hàng loạt hổ, sư tử trong vườn thú New York dương tính SARS-CoV-2 Những con vật này đã bị ho và kết quả xét nghiệm cho thấy chúng dương tính với virus corona. Trước đó, một con hổ cái 4 tuổi ở sở thú Bronx cũng dương tính với Covid-19. Vài tuần sau khi một con hổ tại sở thú Bronx, New York, Mỹ dương tính với Covid-19, các quan chức đã thông báo rằng có...