Có điều trị được bệnh mồ hôi tay bằng châm cứu?
Bệnh ra mồ hôi tay thường do rối loạn thần kinh thực vật hoặc tỳ vị của bệnh nhân bất ổn. Bệnh có thể chữa bằng châm cứu hoặc bấm huyệt.
* Tôi bị bệnh ra mồ hôi tay, lượng mồ hôi ra nhiều tới mức ướt sũng, nhỏ giọt mỗi khi hồi hộp hoặc căng thẳng. Chứng bệnh này khiên tôi rất mặc cảm khi giao tiếp. Tôi hiện đang làm công việc kinh doanh, thường xuyên phải tiếp khách. Tôi rất xấu hổ mỗi lần phải đưa bàn tay ẩm ướt của mình ra bắt tay người khác.
Nghe nói bệnh mồ hôi tay rất khó điều trị. Tôi cũng thử tìm hiểu về phương pháp phẫu thuật dây thần kinh giao cảm nhưng lại nghe noi co thê gây nhiều biến chứng. Xin hoi, bệnh ra mồ hôi tay có thể điều trị bằng phương pháp châm cứu đươc không?
Nguyễn Hải Hậu (Q.7, TP. HCM)
Video đang HOT
Pho giao sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Bay – giảng viên bộ môn y học cổ truyển, Trương đại học Y Dược TP.HCM , trả lời: Theo quan niệm của Đông y, bệnh ra mồ hôi tay thường do rối loạn thần kinh thực vật hoặc tỳ vị của bệnh nhân bất ổn. Bệnh này có thể chữa bằng cách châm cứu hoặc bấm huyệt.
Thông thường, liệu trình châm cứu điều trị mồ hôi tay kéo dài khoảng một tuần. Thầy thuốc se bắt mạch để xác định xem bệnh nhân thuộc thể hàn hay nhiệt, từ đó vưa châm cưu, vưa cho uông thêm thuốc Đông y, thời gian uống thuốc khoảng hai tuần.
Chứng ra mồ hôi tay dễ tái phát và khó điều trị tận gốc, nhưng với các phương pháp bấm huyệt, châm cứu kết hợp thuốc Đông y, tình trạng bệnh se cải thiện đáng kể, từ đó nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân. Ngoài ra, người bị bệnh mồ hôi tay có thể tham khảo những cách dân gian như ngâm tay trong nước trà xanh, nước muối ấm. Trà xanh và nước muối có tác dụng làm giảm độ ẩm khiến bàn tay trở nên khô ráo hơn.
Phẫu thuật thành công một ca cong vẹo cột sống nặng, phức tạp
Chiều 15-8, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật thành công bệnh nhân nữ 66 tuổi đến khám vì đau lưng, tê nhức 2 chân khiến bệnh nhân không thể đi bộ quá 100m.
Theo lời kể của bệnh nhân, tình trạng này đã tồn tại nhiều năm qua mặc dù bệnh nhân đã điều trị ở nhiều nơi với thuốc uống, vật lý trị liệu kể cả châm cứu, bấm huyệt nhưng triệu chứng ngày càng trở nặng và ảnh hưởng đến chất lượng cột sống của bệnh nhân.
Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân bị còng vẹo thoái hoá cột sống từ vùng bản lề ngực- thắt lưng đến thắt lưng-cùng và làm toàn bộ cơ thể bị mất cân bằng cả trong mặt phẳng ngang và mặt phẳng dọc.
Chụp cộng hưởng từ cho thấy bệnh nhân bị hẹp ống sống ở toàn bộ cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh 2 bên. Đây là một trường hợp biến dạng cột sống phức tạp, cần can thiệp phẫu thuật để giải ép thần kinh và nắn chỉnh cột sống trong không gian 3 chiều.
Bệnh nhân trước và sau mổ
Sau khi hội chẩn, TS.BS Nguyễn Trọng Tín, Trưởng Khoa Cột sống B đã quyết định phẫu thuật, ê kíp phẫu thuật gồm TS. Nguyễn Trọng Tín, Trưởng Khoa Cột sống; bác sĩ Vũ Tam Trực và bác sĩ Hà Đức Tuấn, Khoa Cột sống B đã phối hợp với Khoa Gây mê hồi sức lên kế hoạch mổ chi tiết cho bệnh nhân.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật lối sau, giải ép từ tầng thắt lưng 1 đến xương cùng, đặt ốc bằng titanium từ đốt sống ngực 10 xuống đến cánh chậu, đục xương sửa trục nắn chỉnh còng- vẹo trong không gian 3 chiều nhằm 2 mục đích giải ép triệt để các rễ thần kinh bị chèn ép và khôi phục lại hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống và cơ thể cho bệnh nhân.
Ý thức được bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ như béo phì, tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim và loãng xương, ca mổ đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng và sau hơn 4 giờ phẫu thuật, ca mổ đã thành công tốt đẹp với lượng máu mất tối thiểu 500ml. Bệnh nhân được rút ống dẫn lưu từ ngày thứ 2 hậu phẫu và tập ngồi, đứng.
Hiện bệnh nhân có thể đi đứng bình thường từ ngày thứ 3 hậu phẫu và các triệu chứng trước mổ như đau lưng theo tư thế, tê nhức 2 chân khi đi đứng đã gần như hoàn toàn biến mất. Bệnh nhân cảm thấy hài lòng về cuộc mổ và cho biết mình đã quyết định đúng đắn khi lựa chọn phẫu thuật để giải quyết dứt điểm bệnh tình đã kéo dài nhiều năm.
Theo bác sĩ Châu Văn Đính, Giám đốc Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TPHCM, tình trạng còng vẹo cột sống ngực- thắt lưng kèm hẹp ống sống nhiều tầng là bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi.
Các yếu tố nguy cơ bao gồm loãng xương, béo phì, lao động nặng thời trẻ và yếu tố di truyền. Nếu trước đây những bệnh nhân này thường chỉ được điều trị bảo tồn với thuốc uống và vật lý trị liệu do lo ngại những tai biến có thể xảy ra trong và sau phẫu thuật thì hiện nay, với những trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến truyền máu hoàn hồi, monitoring thần kinh trong mổ...ngày càng nhiều bệnh nhân lớn tuổi với bệnh lý cột sống phức tạp như được phẫu thuật thành công.
Phẫu thuật giúp giải quyết triệt để những triệu chứng mạn tính như đau lưng mất vững cột sống và tê nhức hai chân do chèn ép thần kinh giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân và giúp họ độc lập trong sinh hoạt cá nhân.
Việc áp dụng những kiến thức và phương pháp phẫu thuật tiên tiến từ nước ngoài một cách chọn lọc, sử dụng những phương tiện máy móc hiện đại và lên kế hoạch mổ thật chi tiết với sự phối hợp chặt chẽ giữa các chuyên khoa cột sống, gây mê hồi sức và phục hồi chức năng vật lý trị liệu giúp giảm thiểu nguy cơ và tai biến trong mổ cũng như đem lại kết quả hồi phục tốt nhất cho bệnh nhân.
Thường xuyên cắn môi là dấu hiệu bệnh gì? Khi mắc hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế, một số người có thể lặp lại thói quen cắn môi, bóc xé da đến ra máu. Vừa soi gương, Thanh Nhàn (26 tuổi, TP.HCM) bần thần nhìn từng mảng da bong tróc, nham nhở trên môi. Từ khi ra trường và bắt đầu khởi nghiệp, Nhàn dần quen việc cắn và bóc...