Cố đi trăng mật giữa dịch, đôi mới cưới mắc kẹt ở Maldives
“Người ta vẫn ước ao bị mắc kẹt trên một hòn đảo nhiệt đới, cho đến khi thực sự mắc kẹt. Điều này chỉ tuyệt vời khi bạn biết chắc mình có thể rời đi”.
Với Olivia và Raul De Freitas (lần lượt 27 và 28 tuổi, người Nam Phi), tuần trăng mật dự tính kéo dài 6 ngày đã trở thành “kỳ nghỉ bất tận” khi họ mắc kẹt trong khu nghỉ dưỡng 5 sao ở Maldives.
Đôi vợ chồng mới cưới đặt chân đến “đảo quốc thiên đường” ở Ấn Độ Dương ngày 22/3. Ở ngày thứ 4 của kỳ nghỉ, họ nhận được thông báo các sân bay Nam Phi cấm nhập cảnh từ nửa đêm hôm sau.
Nếu muốn về nhà, Olivia và Raul phải trải qua hành trình kéo dài 5 tiếng đến Doha (Qatar), tiếp đó là chuyến bay 3 tiếng và thêm 9 tiếng nữa mới có thể đặt chân đến Johannesburg.
Bởi vậy, ngay cả khi cố gắng giành giật vé máy bay, sự phức tạp của việc rời khỏi hòn đảo xa xôi này đảm bảo họ không thể trở về trước lệnh phong tỏa.
Olivia và Raul De Freitas mắc kẹt ở “đảo quốc thiên đường” trong bối cảnh không mong muốn.
Hai vợ chồng từng cân nhắc việc đi tàu cao tốc kéo dài 1,5 tiếng đến đảo chính và thử vận may tại sân bay. Tuy nhiên đúng lúc này, Maldives cũng tuyên bố phong tỏa. Nếu rời khỏi khu nghỉ dưỡng, họ có thể không được phép quay lại.
Không còn lựa chọn nào khác, họ ở lại và trở thành 2 vị khách duy nhất trong khu nghỉ dưỡng sang trọng với giá thuê phòng ít nhất từ 750 USD/đêm.
Video đang HOT
Trước khi đi trăng mật, hai người từng lo ngại lệnh hạn chế di chuyển được áp đặt trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, công ty du lịch tổ chức chuyển đi tới Maldives cho họ khẳng định tất cả công dân Nam Phi sẽ được phép trở về nhà. “Hãy cứ lên đường và hưởng thụ thời gian tuyệt vời”, họ nói.
“Thật đáng kinh ngạc khi chúng tôi có thêm thời gian ở nơi này”, Olivia chia sẻ.
Cô nói thêm: “Người ta vẫn ước ao bị mắc kẹt trên một hòn đảo nhiệt đới, cho đến khi thực sự mắc kẹt. Điều này chỉ tuyệt vời khi bạn biết chắc mình có thể rời đi”.
Trong những ngày mắc kẹt, cặp vợ chồng chỉ biết ngủ, đi lặn và dạo quanh hồ bơi ở khu nghỉ dưỡng.
Chi phí tài chính đè nặng lên Olivia và Raul dù họ được hưởng mức chiết khấu hào phóng. Mỗi ngày trôi qua, số tiền tiết kiệm trong tài khoản lại vơi đi đôi chút.
Để chi phí cho kỳ nghỉ trăng mật ngừng leo thang, họ tìm kiếm sự giúp đỡ từ Lãnh sự quán Nam Phi ở Maldives và Đại sứ quán Nam Phi gần nhất ở Sri Lanka.
Thông qua WhatsApp, một đại diện nói rằng khoảng 40 người Nam Phi cũng đang bị kẹt lại ở Maldives và có thể bỏ tiền ra thuê máy bay riêng để về nhà với chi phí 104.000 USD. Những người lên chuyến bay sẽ chia nhau thanh toán khoản tiền này.
Tuy nhiên, trong số 20 người được chính phủ kết nối, hầu hết không đủ khả năng tài chính hoặc từ chối trả tiền. Mặc dù vậy, sau nhiều ngày đàm phán giữa đại diện Nam Phi và Bộ Ngoại giao Maldives, chuyến bay vẫn không được chấp thuận.
Không có hy vọng rời khỏi đây, Olivia và Raul như “trị vì” hòn đảo nhỏ. Những ngày mắc kẹt, họ chỉ biết ngủ, đi lặn, thơ thẩn dạo bên hồ bơi. Toàn bộ nhân viên khu nghỉ dưỡng luôn sẵn sàng phục vụ 2 vị khách cuối cùng.
Không có hy vọng rời khỏi hòn đảo nhỏ, Olivia và Raul như “trị vì” nơi đây.
Gần đây nhất, cặp vợ chồng được thông báo có thể chuyến bay về Nam Phi được sắp xếp vào ngày 6/4. Lệnh phong tỏa ở Nam Phi được cho kéo dài đến 16/4. Tuy nhiên, giống như ở nhiều nơi, các quy định về du lịch và hàng không liên tục thay đổi.
Hôm 5/4, Olivia và Raul được phía đại sứ quán thông báo qua WhatsApp rằng họ có một tiếng để đóng gói hành lý. Sau khi nói lời cảm ơn và tạm biệt nhân viên khu nghỉ dưỡng, họ được đưa lên chuyến tàu cao tốc đến một khu nghỉ dưỡng 5 sao khác – nơi khoảng 20 người Nam Phi ở Maldives được tập trung lại.
Chính quyền địa phương tuyên bố sẽ trợ cấp phần lớn chi phí lưu trú của những người này. Tuy nhiên, việc khi nào họ có thể về nhà vẫn chưa thể xác định.
Thiên Nhi
Phong tỏa khắp thế giới khiến cho vỏ Trái Đất giảm chuyển động
Do người dân ở nhiều nước phải ở nhà, các nhà máy và giao thông trên đường bị đình trệ nên tiếng ồn địa chấn, tức là rung động trong lớp vỏ Trái Đất, đã giảm hẳn.
Các nhà nghiên cứu cho biết sự thay đổi này không chỉ giúp cho việc phát hiện tín hiệu động đất dễ dàng hơn mà còn đem đến cho con người một bài học về bảo vệ môi trường.
Rung chấn từ các nhà máy, ô tô, xe buýt, tàu điện, tàu hỏa do con người sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày tạo ra tiếng ồn khiến vỏ Trái Đất chuyển động. Tiếng ồn này thường xuyên đo được bởi các máy đo sóng địa chấn trên khắp thế giới.
Ông Thomas Lecocq, nhà địa chấn học ở Đài quan sát Hoàng gia Bỉ, phát hiện ra rằng ở Brussels, Bỉ, tiếng ồn địa chấn đã giảm từ 30-50% từ giữa tháng 3 trở lại đây, tức là kể từ khi nước này đóng cửa các trường học và cơ quan, nhà máy.
Các nhà địa chấn học khác cũng nhận định có những mức độ giảm tiếng ồn tương tự như vậy ở nhiều nơi khác.
Bà Paula Koelemeijer, nhà địa chấn học ở London, Anh, cho biết trạm quan trắc ở London cũng đo được mức giảm tiếng ồn đáng kể ngay sau khi thành phố thực hiện lệnh phong tỏa, và giảm mạnh nhất ở khu vực là trung tâm tài chính của thành phố.
Nhà địa chấn học Lecocq nhận định mức độ tiếng ồn ở Brussels trước đây tương đương với mức độ ồn ào chỉ có vào ngày lễ Giáng sinh. Nhiều trạm quan trắc đặt ở những nơi yên tĩnh để âm thanh thu được không lẫn với âm thanh do hoạt động của con người gây ra, nhưng trạm ở Brussels thì đặt ở một nơi thông thường lúc nào cũng náo nhiệt. Ông cho biết kể từ khi có lệnh phong tỏa, các trạm đo tín hiệu động đất ở Bỉ đã đo được tốt hơn nhiều do không có các rung động nhiễu từ hoạt động của con người.
Ngoài ra ông cũng nói rằng các phát hiện này còn có ý nghĩa về mặt xã hội học nữa. "Mọi cá nhân đều nghĩ rằng mình phải "ở nhà một mình", nhưng cùng với tất cả mọi người, chúng ta đang làm được một việc rất lớn cho "môi trường địa chấn", và chúng ta có thể có được một bài học về bảo vệ các yếu tố khác của môi trường. Lý do khiến chúng ta phải ở nhà quả là đáng sợ, nhưng trong tương lai, có thể một số cá nhân đặc biệt nào đó sẽ thay đổi cách sống và không sử dụng phương pháp di chuyển một chiếc xe chỉ chở một người."
Mặc dù tiến sỹ Lecocq cho rằng không có bằng chứng của việc con người giảm hoạt động thì sẽ giảm được nguy cơ động đất, nhưng nhà địa chấn học ở Washington DC, Mỹ, ông Andy Frassetto nói rằng nếu lệnh phong tỏa còn được áp dụng trong những tháng tới thì các máy đo ở thành phố cần phát hiện ra vị trí của dư chấn động đất. Khi không có tiếng ồn làm nhiễu, chúng ta sẽ đo được tín hiệu tốt hơn và sẽ có thêm thông tin quan trọng.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy ô nhiễm không khí giảm hẳn do không có nhiều hoạt động của con người trong thời gian các nước áp dụng lệnh phong tỏa.
Phạm Hường
Vợ và 3 con chỉ kịp từ biệt chồng mất vì Covid-19 qua điện thoại "Tôi cảm ơn anh ấy vì đã làm người chồng tuyệt vời nhất, khiến tôi cảm thấy được trân trọng và yêu thương mỗi ngày", Lewinger nhớ lại lời từ biệt ít phút trước khi chồng qua đời. Giống như nhiều gia đình trên khắp nước Mỹ hiện nay, Maura Lewinger (sống ở New York) phải nói lời từ biệt với chồng qua...