Có dấu hiệu tiêu cực trong vụ dùng thuốc quá hạn cho bệnh nhân
Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh vừa thông tin công khai về việc xử lý trường hợp sử dụng thuốc hết hạn tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh, gây xôn xao dư luận thời gian qua. Trong đó, phát hiện dấu hiệu tiêu cực tại Khoa Dược.
Trước đó, lúc 19h30 ngày 24-6-2020, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh nhận được phản ánh của thân nhân bệnh nhi Lê Trần Khánh Chi (sinh năm 2016, chẩn đoán suy tủy) về việc người bệnh được cấp phát và sử dụng thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) đã hết hạn sử dụng.
Lọ thuốc hết hạn sử dụng, nhưng lại được chỉ định dùng cho bệnh nhi.
Ngay lập tức, Bệnh viện Truyền máu – Huyết học đã cho dừng y lệnh và kiểm tra lại hạn dùng của thuốc, báo cáo Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin vụ việc từ bệnh viện, Sở Y tế đã chỉ đạo bệnh viện khẩn trương tiến hành rà soát, xử lý vụ việc và có báo cáo nhanh cho Ban Giám đốc Sở.
Qua kiểm tra, phát hiện 2 lọ thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) được cấp phát cho bệnh nhi Lê Trần Khánh Chi có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn là tháng 1-2020 (trong đó 1 lọ đã được sử dụng xong và 1 lọ đã được sử dụng 1/3). Trong khi đó, kiểm tra trên hệ thống phần mềm quản lý thuốc bệnh viện thì 2 lọ thuốc này lại có hạn sử dụng là tháng 11-2021.
Bệnh viện cũng tiến hành theo dõi sát tình trạng người bệnh để có xử lý kịp thời. Hiện tình trạng bệnh nhi vẫn ổn định, sinh hiệu bình thường, đang được bác sĩ điều trị theo dõi sát.
Ngoài ra, bệnh viện cũng đã tổ chức họp khẩn để nghiêm túc rút kinh nghiệm vụ việc và tạm đình chỉ công tác tất cả các cá nhân có liên quan, tiến hành xác minh, làm rõ về nguyên nhân sự cố.
Video đang HOT
Ngày 26-6-2020, Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai các đoàn công tác để tiến hành kiểm tra, xác minh vụ việc tại các đơn vị nhập khẩu, đơn vị phân phối (Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn) và đơn vị sử dụng (Bệnh viện Truyền máu – Huyết học), có sự tham gia của Công an thành phố Hồ Chí Minh.
Qua làm việc, các đoàn công tác ghi nhận bệnh viện đã mua thuốc từ Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn (Công ty Sapharco, có địa chỉ tại 18-20 Nguyễn Trường Tộ, phường 12, quận 4). Tổng số lượng mua thuốc Thymogam 250mg/5ml số lô A05418002, hạn dùng ngày 31-1-2020 là 642 lọ và toàn bộ số thuốc này đã được sử dụng hết vào tháng 4-2019, không tồn kho.
Được biết, đây là thuốc được sử dụng để điều trị suy tủy xương (thiếu máu bất sản) và phòng ngừa điều trị bệnh thải ghép trong ghép cơ quan; được nhập khẩu với số lượng tùy thuộc vào nhu cầu điều trị của từng bệnh viện và Công ty Sapharco đã được Cục Quản lý Dược chấp thuận cho phép nhập khẩu.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra thực tế tại Bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận có dấu hiệu tiêu cực tại Khoa Dược.
Xét thấy vụ việc có tính chất phức tạp, Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện Truyền máu – Huyết học thành phố Hồ Chí Minh chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan cho Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận 1, thụ lý, thực hiện điều tra, xử lý theo thẩm quyền.
Vụ bệnh viện ở TP.HCM bị "tố" truyền hoá chất hết hạn cho bệnh nhi suy tủy: Bộ Y tế vào cuộc
Ngày 26/6, sau khi nhận được thông tin phản ánh của báo chí về việc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM truyền hoá chất hết hạn cho bệnh nhân nhi, Bộ Y tế đã chỉ đạo làm rõ vụ việc.
Cụ thể ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết sau khi nghiên cứu về sự việc, cục đề nghị Giám đốc Sở Y tế TP.HCM khẩn trương xác minh thông tin; Yêu cầu Giám đốc Bệnh viện (BV) Truyền máu Huyết học TP.HCM kiểm tra, xác minh, rà soát, xác minh toàn bộ sự việc liên quan và xử lý sai phạm (nếu có).
Sở Y tế TP.HCM phải công khai thông tin về kết quả xác minh, xử lý cho cơ quan truyền thông được biết.
Bệnh nhi điều trị tại BV Truyền máu Huyết học TP.HCM.
Ngoài ra, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cũng đề nghị Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn quản lý và tiếp tục tăng cường thực hiện, kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện đúng các quy chế, quy định về công tác khoa dược, các quy định về dược lâm sàng trong BV và các quy định liên quan hiện hành của Bộ Y tế.
Kết quả xử lý phải được báo cáo về Cục Quản lý Khám, chữa bệnh trước ngày 3/7.
Trước đó như đã thông tin, vừa qua BV Truyền máu Huyết học TP.HCM nhận được phản ánh của cha một bệnh nhi L.T.K.Ch. (4 tuổi, ngụ quận Thủ Đức, chẩn đoán bệnh suy tủy) về việc bé bị nhân viên y tế cho sử dụng thuốc điều trị đã hết hạn.
Khoa Huyết học Trẻ em, BV Truyền máu Huyết học TP.HCM.
Cụ thể vào tháng 6/2020 sau quá trình điều trị nội khoa không hiệu quả, bé được chỉ định hóa trị.
Phác đồ điều trị được lên cho bé là 14 chai thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg).
Ngày 23/6 bệnh nhi được truyền 3 chai. Đến ngày 24/6, bệnh nhi tiếp tục được truyền thêm 2 chai nữa.
Để kiểm tra thuốc được truyền có tốt hay không, cha bệnh nhi đã ra thùng rác nhặt vỏ thuốc xem thử thì bất ngờ khi phát hiện thuốc có hạn sử dụng đến tháng 1/2020 (tức đã quá hạn khoảng 5 tháng).
Thước Thymogam 250mg. (Ảnh: NNCC)
Sự việc được gia đình tức tốc báo cáo cho bác sĩ trực.
Ngay sau khi nắm thông tin, lãnh đạo BV Truyền máu Huyết học TP.HCM đã dừng ngay lập tức y lệnh và kiểm tra lại hạn dùng của thuốc.
Qua kiểm tra, BV phát hiện 2 lọ thuốc Antithymocyte Globuline (Thymogam 250mg) được cấp phát cho bé Ch. có thời hạn sử dụng ghi trên nhãn là tháng 1/2020 (trong đó có 01 lọ đã sử dụng xong và 1 lọ đã sử dụng 1/3).
Tuy nhiên kiểm tra trên hệ thống phần mềm quản lý thuốc bệnh viện thì 2 lọ thuốc này lại có hạn sử dụng là 11/2021.
TS-DS Huỳnh Hiền Trung nói gì về việc dùng thuốc đặc trị hết hạn? Đối với các loại thuốc đặc trị nếu bị quá hạn sử dụng sẽ là rất nguy hiểm vì sẽ sinh ra một số chất không có lợi, độc chất. TS-DS Huỳnh Hiền Trung, Phó Chủ tịch Hội Dược sĩ bệnh viện TP HCM kiêm Trưởng Khoa Dược Bệnh viện Gia An 115 TP HCM, cho biết theo Luật Dược mới áp dụng,...