Có dấu hiệu này bạn tuyệt đối không nên ăn rau bắp cải, dù ngon nhưng sẽ khiến cơ thể thêm ốm yếu
Bắp cải dễ mua, giá thành rẻ, ăn giòn tan ngon miệng lại có rất nhiều công dụng với cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này.
Vào mùa đông, bắp cải là một trong những loại rau “quốc dân” mọi gia đình đều yêu thích. Thời tiết càng lạnh, bắp cải càng cuộn chặt, ăn càng giòn, ngọt. Không chỉ là một loại rau ăn, bắp cải còn đem nhiều tác dụng với sức khỏe.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, bắp cải cung cấp rất nhiều dinh dưỡng mà một người cần trong ngày để hoạt động, phát triển, nâng cao miễn dịch, đó là: Canxi, phốt pho, sắt, carotene, protein, carbohydrate, vitamin và một lượng lớn chất xơ.
Trong Đông y, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết: Bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hòa huyết, thanh nhiệt, thanh phế, trừ đàm thấp, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu.
Bắp cải vị ngọt, tính hàn, không độc.
Đông y còn sử dụng bắp cải để chữa bệnh giảm đau nhức xương khớp bằng cách uống nước ép bắp cải, dùng bã đắp vào chỗ đau nhức. Chữa ho nhiều đờm bằng cách uống nước sắc từ 80-100 bắp cải, nửa lít nước, thêm mật ong…
Bắp cải dễ mua, giá thành rẻ, ăn giòn tan ngon miệng lại có rất nhiều công dụng với cơ thể là lý do ai cũng rất yêu thích loại rau này trong mùa đông. Tuy nhiên không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này.
Dưới đây là nhóm người cần cân nhắc kỹ trước khi ăn rau bắp cải.
1. Bệnh nhân bướu cổ
Bắp cải là một loại rau chứa nhiều dinh dưỡng, trong đó chứa cả goitrin – một chất có tác dụng chống ôxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Chính vì vậy, lời khuyên của các chuyên gia y tế là người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì nếu không sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra.
Nếu vẫn muốn ăn, nhóm người này chỉ ăn bắp cải số lượng nhỏ. Nên ngâm rửa từng và thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến để goitrin bị phân giải hết.
Video đang HOT
Bắp cải là một loại rau chứa nhiều dinh dưỡng, trong đó chứa cả goitrin.
2. Người tạng hàn
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, rau bắp cải vốn là thực phẩm tính hàn nên nếu những người có thể trạng yếu, thường xuyên cảm thấy lạnh bụng khi ăn đồ lạnh nên hạn chế ăn bắp cải kẻo khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Để khắc phục, có thể luộc hoặc xào bắp cải với một chút gừng để tăng cảm giác ấm.
3. Người hệ tiêu hóa kém
Ưu điểm của bắp cải là chứa nhiều chất xơ, hỗ trợ nhuận tràng, ngừa táo bón… Tuy nhiên người đang tiêu chảy nếu ăn nhiều loại rau này có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng, khó điều trị hơn.
Ngoài ra, rau bắp cải dễ sinh khí, có thể gây đầy bụng nếu ăn sống vì vậy những người bị đau dạ dày, hay bị chướng bụng, đầy hơi nên hạn chế ăn bắp cải sống, tốt nhất nên làm chín trước khi ăn.
4. Người bị dị ứng , xuất huyết dưới kết mạc
Việc sử dụng rau bắp cải nhiều khi đang bị dị ứng, xuất huyết dưới kết mạc có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là dưa cải muối, có thể gây ngứa ngáy, chảy nước mắt, nước mũi.
5. Người bị bệnh thận
Theo nghiên cứu, bắp cải là loại rau chứa khá nhiều axit oxalic. Khi được tiêu thụ quá nhiều, lượng axit oxalic này có thể kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết bên trong cơ thể như canxi, mangiê, sắt, kali… tạo thành các muối oxalat.
Oxalat calci có thể lắng đọng ở thận, có thể làm tăng khả năng hình thành sỏi ở thận, gây ra sỏi thận. Chính vì vậy những người đang bị suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo không nên dùng bắp cải. Người có tiền sử sỏi thận nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng ăn bắp cải phù hợp.
Với người khỏe mạnh, khi ăn bắp cải nên cắt nhỏ và nấu kỹ để giảm thiểu lượng axit oxalic trong loại rau này.
6. Người bị bệnh dạ dày không ăn bắp cải sống
Ăn bắp cải sống, dưa cải muối dễ sinh đầy bụng, đặc biệt có hại đối với những người bị đau dạ dày. Vì vậy, cách tốt nhất đối với người đau dạ dày là phải nấu chín bắp cải trước khi ăn.
Bắp cải "độc" với những người này, thèm đến mấy cũng nên tránh xa
Bắp cải là loại rau dễ ăn, giá rẻ lại giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên có những người nên cẩn trọng khi ăn nếu không muốn ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bắp cải hay cải bắp là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của mỗi gia đình. Không chỉ giòn ngọt, bắp cải còn chứa nhiều vitamin B, C, K, E và khoáng chất như canxi, kẽm, sắt, kali... rất có lợi cho sức khỏe.
Trong thành phần bắp cải có glutamine, một loại axit amin có tác dụng chống viêm, giảm kích ứng, dị ứng và các rối loạn về da. Các chất xơ, vitamin, khoáng chất giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón. Hàm lượng polyphenol cao trong bắp cải giảm nguy cơ bệnh tim mạch do ngăn ngừa tích tụ tiểu cầu và hạ huyết áp.
Đặc biệt bắp cải còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Cụ thể, theo kết quả của một nghiên cứu từng được công bố trên tạp chí Cancer Biomarkers & Prevention của Mỹ, bắp cải chứa hàm lượng glucosinolates tương đối cao có đặc tính chống ung thư. Glucosinolates được cơ thể hấp thụ chuyển thành hợp chất isothiocyanate giúp ngăn ngừa ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư bàng quang và ung thư đại tràng.
Một số công trình nghiên cứu của viện đại học New York cũng cho thấy ăn bắp cải thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa. Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn 1 tuần 1 lần bắp cải giảm 70% xác suất bị ung thư ruột. Nếu 2 tuần 1 lần sẽ giảm được 40%.
Tuy có nhiều lợi ích nhưng không phải ai ăn bắp cải cũng tốt nhất là nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau:
Người bị bệnh tuyến giáp, bướu cổ
Bắp cải giàu chất chống oxy hóa glucosinolate. Tuy nhiên trong một số điều kiện, glucosinolate bị thủy phân chuyển thành isothiocyanate và thiocyanate có thể gây bệnh tuyến giáp.
Bên cạnh đó bắp cải cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin có thể gây bướu cổ. Người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì có thể khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Nếu muốn nên ăn bắp cải với lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa cẩn thận rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến bởi khi đó goitrin sẽ bị phân giải hết.
Người bị bệnh thận
Axit oxalic có trong bắp cải có thể kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (canxi, mangiê, sắt, kali...) tạo thành các muối oxalat, khiến cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết này. Oxalat calci có thể lắng đọng ở thận, lâu ngày tạo thành sỏi thận.
Do đó người có tiền sử sỏi thận hoặc đang mắc các bệnh về thận nên hạn chế ăn bắp cải. Để giảm lượng acid oxalic hấp thu, mọi người nên dùng thực phẩm chứa acid oxalic chung với thực phẩm hoặc thuốc có nhiều canxi, magiê, kali... hoặc sử dụng một số kỹ thuật chế biến thực phẩm giúp giảm lượng acid oxalic có sẵn trong bắp cải bằng cách xay, nghiền, cắt nhỏ hoặc nấu kỹ.
Người mắc bệnh về đường tiêu hóa
Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn bắp cải.
Bắp cải giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, người bị bệnh tiêu chảy không nên ăn loại rau ngày. Ngoài ra ăn bắp cải sống trong các món salad, dưa muối xổi, ... dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng, đặc biệt đối với người bị đau dạ dày. Vì thế nếu mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên thận trọng khi ăn bắp cải và tuyệt đối không nên ăn sống, nếu ăn thì phải nấu chín.
Người tạng hàn
Bắp cải là loại thực phẩm có tính hàn nên những người thể trạng yếu, thường xuyên lạnh bụng khi ăn đồ lạnh nên hạn chế ăn. Để khắc phục, bạn nên chế biến bắp cải với một chút gừng tươi (loại gia vị có tính ấm) để cân bằng lại.
Bên cạnh đó trong quá trình chế biến các bạn cũng nên lưu ý khi sử dụng bắp cải với dưa chuột, gan động vật, táo và măng cụt vì kết hợp cùng nhau sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cả hai loại thực phẩm. Nhất là măng cụt ăn cùng với bắp cải sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa đồng thời gây cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất.
Ăn ngay những thực phẩm này nếu đang bị viêm loét dạ dày Những thực phẩm dưới đây được coi là thần dược trong quá trình chữa viêm loét dạ dày bởi công dụng hỗ trợ cơ thể hấp thụ thuốc và kháng sinh hiệu quả hơn. Không chỉ có khả năng cung cấp dinh dưỡng, nhiều loại thực phẩm có khả năng hạn chế được đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ...