Có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III rồi, xếp lương ra sao?
Khi bạn có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III không có nghĩa bạn sẽ là giáo viên hạng III mà còn phải căn cứ vào nhiều tiêu chuẩn khác nữa.
Bạn đọc có địa chỉ email quynht…ntqt@gmail.com gửi thư về Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam để nhờ tư vấn với nội dung như sau:
” Tôi hiện đang là giáo viên tiểu học trường công lập, tốt nghiệp cử nhân giáo dục tiểu học, bắt đầu đi làm từ tháng 8/2020. Hiện tôi đang hưởng lương bậc 1 của hạng IV với hệ số lương là 1.86 và đang học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III.
Vậy tòa soạn vui lòng cho tôi biết là sau khi tôi có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III rồi thì tôi được xếp lương như thế nào? Sẽ theo hệ số lương mới hay vẫn giữ nguyên hệ số cũ? Rất mong được tòa soạn giải đáp giúp tôi vấn đề này “.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Lã Tiến
Vấn đề bạn hỏi, chúng tôi cung cấp một số quy định liên quan như sau:
Thứ nhất : theo thư trình bày của bạn thì bạn mới được tuyển dụng vào ngành từ tháng 8/2020, điều này cũng đồng nghĩa bạn mới hết tập sự được hơn 2 tháng. Thông thường, những giáo viên có trình độ cử nhân sư phạm hoặc tương đương thì ngay khi được tuyển dụng sẽ được áp dụng hệ số lương 2,34, bậc I.
Tuy nhiên, bạn đã tốt nghiệp cử nhân mà chỉ được hưởng hệ số lương 1.86 (ngang trình độ trung cấp) là một thiệt thòi.
Song, trường hợp của bạn không phải là ngoại lệ vì trong thời qua thì đã có một số địa phương áp dụng tuyển đầu vào là Giáo viên tiểu học hạng IV – Mã số: V.07.03.09 theo Thông tư số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV (áp dụng hệ số lương của viên chức loại B (hệ số từ 1,86 đến 4,06) mà thôi.
Thứ hai : điều bạn đang băn khoăn là: ” sau khi tôi có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III rồi thì tôi được xếp lương như thế nào? Sẽ theo hệ số lương mới hay vẫn giữ nguyên hệ số cũ? “.
Thực ra, khi bạn có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp hạng III không có nghĩa bạn sẽ là giáo viên hạng III mà còn phải căn cứ vào nhiều tiêu chuẩn, cũng như nhu cầu của đơn vị nơi bạn công tác nữa.
Video đang HOT
Vì ngoài tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thì bạn còn phải đáp ứng một số tiêu chuẩn về nhiệm vụ; tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp; Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ (bạn có thể tham khảo thêm hướng dẫn tại Điều 3, Thông tư số 02/2021/TT- BGDĐT ngày 02/2/202).
Khi bạn đạt được các tiêu chuẩn tại Điều 3, Thông tư số 02/2021/TT- BGDĐT thì sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29).
Bởi, theo hướng dẫn tại điểm a, Khoản 1, Điều 7 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT quy định các trường hợp bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học như sau: “Giáo viên tiểu học hạng IV (mã số V.07.03.09) được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (mã số V.07.03.29)”.
Tại điểm a Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương như sau: Giáo viên tiểu học hạng III, mã số V.07.03.29, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98″.
Như vậy, trường hợp bạn nếu đủ tiêu chuẩn sẽ được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Việc hưởng lương mới (hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98) được thực hiện khi bạn được cơ quan chức năng có quyết định về việc bổ nghiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III.
Ngược lại, nếu bạn không đáp ứng được các tiêu chuẩn theo hướng dẫn của tại Điều 3, Thông tư số 02/2021/TT- BGDĐT thì bạn vẫn là Giáo viên tiểu học hạng IV – Mã số: V.07.03.09, áp dụng hệ số lương của viên chức loại B hệ số từ 1,86 đến 4,06.
Những thông tin tư vấn của chúng tôi chỉ mang tính chất tham khảo, cảm ơn bạn đã gửi thư về Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Chúc bạn sớm được bổ nghiệm vào chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III.
Bộ nói bỏ các chứng chỉ nhưng lại đòi minh chứng, giáo viên biết tìm đâu ra?
Đến nay, yêu cầu các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học, chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên gần như vẫn duy trì như cũ.
Khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bốn Thông tư: 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực từ ngày 20/3, nhiều giáo viên đã vui mừng, cảm ơn Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Họ hy vọng 2 vấn đề lớn là lương, thu nhập giáo viên sẽ cải thiện và giải tỏa được áp lực chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học như là những giấy phép con hành giáo viên trong thời gian.
Nhưng sự thật lại không phải như vậy, "niềm vui ngắn chẳng tày gang", gần như đến giai đoạn này vấn đề chuyển xếp lương theo chùm Thông tư mới thì vẫn "giậm chân tại chỗ", các phương án dự định xếp lương mới còn bất hợp lý, Bộ Giáo dục và Đào tạo không lên tiếng cũng không ban hành hướng dẫn cụ thể mà để các địa phương "tự bơi" mỗi nơi mỗi kiểu.
Còn về vấn đề các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học, chức danh nghề nghiệp thì yêu cầu đối với giáo viên vẫn không có gì thay đổi, vì sao?
Chúng chỉ tin học, ngoại ngữ. Ảnh minh họa: TTXVN
Giáo viên vẫn bị "hành" bởi các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học
Tại các Thông tư mới 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT, trong các tiêu chuẩn của các hạng I, II, III giáo viên ở tất cả các cấp học, bậc học đã không còn yêu cầu có chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ như ở chùm Thông tư 21, 21, 22, 23/2015/TTLT-BNV-BGDĐT trước đây.
Giáo viên tưởng được cởi trói các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học trên. Tuy nhiên, khi thực hiện các phương án để bổ nhiệm, xếp lương giáo viên, các địa phương, cơ sở giáo dục vẫn yêu cầu giáo viên vẫn phải có chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học thì mới được bổ nhiệm và xếp lương mới theo các hạng.
Bởi vì ở trong tất cả các tiêu chuẩn ở các hạng thì ở tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đều có quy định: "Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên... hạng... và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao" .
Do đó ở một số địa phương khi yêu cầu để được bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mới bắt buộc phải có chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học, nếu không có minh chứng thì xem như xếp giáo viên chưa đạt chuẩn.
Công văn số: 971/BGDĐT-NGCBQLGD hướng dẫn về việc triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập có quy định: "Việc bổ nhiệm vào các hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên ở từng cơ sở giáo dục phải đúng người đúng việc, bảo đảm đủ các yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ở từng hạng."
Yêu cầu của công văn trên là đủ các tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp mới được bổ nhiệm. Do đó, gần như khi xếp hạng, bổ nhiệm lương mới vẫn có yêu cầu phải có minh chứng là các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học cho việc biết sử dụng Ngoại ngữ, Tin học khiến giáo viên vô cùng bức xúc.
Việc giáo viên học Ngoại ngữ, Tin học từ khi phổ thông lên tới đại học đó là minh chứng cụ thể cho việc giáo viên đã được học, đã biết sử dụng và thực tế là giáo viên hiện nay đa số sử dụng giáo án, bài giảng điện tử, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm,... như vậy cần thêm chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học để minh chứng cho tiêu chuẩn trên là quá vô lý.
Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp vẫn "hành" giáo viên nhiều nhất
Trong chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021 trên, giáo viên ở các hạng gần như phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp, có giáo viên muốn thăng hạng phải có đến 3 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Cụ thể: Giáo viên mầm non đến trung học cơ sở chỉ có giáo viên mầm non, tiểu học (đang giữ hạng IV cũ), giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông là không cần chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên hạng III.
Còn các trường hợp còn lại như giáo viên mầm non, tiểu học đang giữ hạng III cũ muốn chuyển sang hạng III mới phải có chứng chỉ nghề nghiệp hạng III.
100% giáo viên muốn thăng hạng hoặc bổ nhiệm hạng II, I ở tất cả các bậc học phải có chứng chỉ hạng trên.
Chùm Thông tư này gây bức xúc rất lớn về việc quy định các chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên, có giáo viên phải "cõng" đến 3 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp là quá vô lý.
Tuy nhiên, giáo viên tiếp tục hy vọng khi Bộ Nội vụ có Công văn số: 2499/BNV-CCVC gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất cắt giảm các loại chứng chỉ.
Theo đó Bộ Nội vụ sẽ rà soát chứng chỉ bồi dưỡng đối với công chức, viên chức quy định đối với viên chức giáo dục ở mỗi cấp học, bậc học và đề xuất chỉ còn 1 chứng chỉ chức danh nghề nghiệp duy nhất (chưa có quy định cụ thể chức danh loại nào).
Tuy nhiên, sau khi Bộ Nội vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ đến nay giáo viên vẫn chưa nhận được văn bản nào về việc giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nên rất nhiều giáo viên vẫn phải bị "hành" bởi các chứng chỉ trên, làm giàu cho các cơ sở chiêu sinh lớp chứng chỉ chức danh nghề nghiệp trên.
Bộ không lên tiếng giáo viên vẫn bị "hành" dài dài
Cả chùm Thông tư mới và văn bản của Bộ Nội vụ đã quy định không còn yêu cầu các chứng chỉ Ngoại ngữ, Tin học, giảm chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo không lên tiếng cũng như không có văn bản hướng dẫn nên đến nay giáo viên hiện nay vẫn bị "hành" bởi chứng chỉ trên.
Giáo viên đang rất mong chờ từng ngày Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn cụ thể về các "minh chứng": Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên... hạng... và có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao".
Nếu không, giáo viên vẫn cứ phải vất vả chạy ngược chạy xuôi, lo lắng về các giấy phép con trên, vì các địa phương xem các chứng chỉ nói trên là "minh chứng" theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hướng dẫn cụ thể càng chậm thì giáo viên càng hoang mang, lo lắng, tốn kém kinh phí, thời gian rất lớn.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Bộ ra dự thảo thông tư thi/xét thăng hạng giáo viên lúc này có nên? Chưa thực hiện được chuyển xếp lương mới, thời gian hưởng lương mới quá ngắn, việc ban hành dự thảo Thông tư về thi, xét thăng hạng liệu có cần thiết? Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chùm Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ban hành quy định về mã số, tiêu chuẩn xếp lương giáo viên mầm non,...