Cô chủ nuôi heo như con, đeo dây chuyền, xịt nước hoa thơm phức
Không riêng cún hay mèo mà nhiều động vật khác cũng được mọi người cưng nựng, chăm sóc như con cái trong nhà.
Từ chỗ ăn uống, tắm rửa tới ngủ nghỉ, các loài động vật được chủ nhân chăm bẵm kỹ càng với những thứ tốt nhất. Những câu chuyện đáng yêu này vẫn được cập nhật tại Bestie.
Người phụ nữ chăm heo như con. (Ảnh: Tri thức và Cuộc sống)
Heo được chăm như con ruột
Tri thức và Cuộc sống đã đưa tin về câu chuyện của chị Phan Thắm (sinh năm 1985) sống và làm nghề bán cơm, cá viên chiên ở Trảng Bom khi chăm sóc heo như chính con ruột. Vì có khao khát được chăm sóc heo trong nhà đã lâu nên một lần đi chợ, thấy chú heo sữa được mang bán, chị Thắm liền mua về nhà chăm sóc. Chị chia sẻ: “Tôi không có ý định mua con này đâu vì nó nằm ở xa, phía bên trong lận. Tôi chuẩn bị lựa thì nó phóng ra, đưa ánh mắt nhìn tôi giống như muốn thuộc về tôi. Vì thế tôi quyết định chọn nó”.
Chị tắm cho heo rất kỹ. (Ảnh: Tri thức và Cuộc sống)
Khi đưa heo sữa về, chị lấy tên Đen đặt cho nó, thậm chí còn đặt theo họ của mình là Phan Văn Đen. Chị Thắm cho heo ăn uống, chăm sóc có đủ chăn màn, nhà vệ sinh. Chị vui vẻ nói: ” Có lẽ người ta bảo tôi gàn dở khi làm phòng ngủ riêng cho Đen. Song ai nuôi thú cưng sẽ hiểu được cảm giác của tôi, luôn muốn dành điều tốt nhất cho nó. Giống như các bạn nuôi chó mèo vậy, cần có chuồng để chúng ngủ chứ”. Có những hôm, vì quá nhớ Đen nên chị lại xin chồng sang ngủ cùng bé heo. Chị nằm trên giường gỗ còn Đen lại nằm dưới nệm. Nhiều lúc chồng còn đùa, chị Thắm yêu Đen hơn cả ông xã mình.
Thậm chí, bé heo này còn được người phụ nữ trưng diện bằng đủ trang sức cho đẹp, tắm xà bông riêng, xịt nước hoa thơm phức. Riêng về phần ăn uống, chị Thắm cưng chiều bé heo hết mực, nó không phải ăn cám hay rau mà là những món ăn như cơm rưới nước tương, rau củ muối chua, bắp ngô sống… “Nó còn ăn được cả bánh kẹo nữa. Ngày đón về nuôi, nó nặng chừng hơn 1 ký thôi. Giờ mới 8 tháng mà nặng 100 ký rồi. Nó to lớn đến độ tôi ôm một vòng tay không xuể, vì thế lâu lắm rồi có được ôm ấp gì đâu, chỉ dám hôn thôi” – chị nói.
Chú heo được chăm như con trong gia đình. (Ảnh: Tri thức và Cuộc sống)
Từ ngày có bé Đen, những thói quen như ăn thịt gà, thịt heo cũng được chị từ bỏ. Chị cho biết: “Xưa tôi vẫn ăn thịt heo đó! Song từ lúc nuôi nó, tôi không ăn nữa vì cảm giác nếu ăn sẽ thấy tội lỗi, giống như ăn thịt của chính con mình. Giờ tôi chỉ ăn rau quả và cá thôi. Hôm bữa tôi tâm sự với nó rằng con hãy giúp mẹ có tiền mua mảnh đất. Chắc mọi người sẽ thắc mắc vì sao tôi muốn mua đất nhỉ? Vì tôi muốn sau này nó ra đi, chôn ở đó rồi xây ngôi mộ, có tấm bia hẳn hoi”.
Những người yêu thương động vật đều trọng tình nghĩa như vậy. Họ xem con vật mình nuôi như chính con cái, thành viên trong gia đình.
Nhiều hôm cô còn sang ngủ cùng chú heo vì nhớ. (Ảnh: Tri thức Cuộc sống)
Cô vịt hiểu 3 thứ tiếng được cưng như con gái ruột
Trước đây, Độc Lạ Bình Dương từng chia sẻ về câu chuyện của cô vịt tên Mickey hiểu 3 thứ tiếng và được chủ yêu thương, chăm bẵm. Từ nhỏ, chủ Mickey đã cho cô vịt ngủ chung giường và có điều hòa phục vụ. Ngoài ra, Mickey cũng được tắm rửa sạch sẽ, có quần áo đẹp và ăn uống không thiếu thứ gì.
Cô vịt được chăm như con trong gia đình. (Ảnh: Độc Lạ Bình Dương)
Cô chủ cho vịt ăn mặc đẹp. (Ảnh: Độc Lạ Bình Dương)
Không chỉ nhí nhảnh, hiểu chuyển, cô vịt này còn mang tới nhiều bất ngờ khi hiểu được tới 3 thứ tiếng. Khi chủ nhân nói: “Cảm ơn mẹ đi con”, Mickey liền hiểu và sẽ ngoan ngoãn cúi đầu xuống. Đồng thời, cô vịt cũng sẽ hiểu khi thỉnh thoảng, người phụ nữ dùng tiếng Hàn hay tiếng Anh giao tiếp với nó.
Cô vịt hầu như không thiếu thứ gì. (Ảnh: Độc Lạ Bình Dương)
Được cưng chiều hết mực. (Ảnh: Độc Lạ Bình Dương)
Chính sự chăm bẵm hàng ngày từ những điều nhỏ nhặt nhất đã nuôi dưỡng nên tình yêu thương của chủ nhân dành cho vật nuôi. Họ sẵn sàng làm tất cả để con vật mình yêu thương có cuộc sống tốt nhất.
Xác định vật chủ trung gian lây bệnh đậu mùa khỉ
Các nhà khoa học lo ngại một số động vật có thể là trung gian truyền bệnh.
Người dân ở châu Âu có thể lây virus cho vật nuôi trong nhà khiến những vật nuôi này trở thành trung gian truyền bệnh cho những người khác
Có thể phải tiêu hủy vật nuôi trong nhà
Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC), về lý thuyết, người dân ở châu Âu có thể lây virus cho vật nuôi trong nhà khiến những vật nuôi này trở thành trung gian truyền bệnh cho những người khác. Tình trạng này nếu xảy ra sẽ dẫn đến virus lây lan trong môi trường hoang dã và có nguy cơ trở thành bệnh đặc hữu lây lan từ động vật sang người tại châu lục này.
Do đó, theo hướng dẫn từ ECDC, những vật nuôi trong nhà họ chuột như hamster và chuột lang sẽ bị tiêu hủy nếu cần để ngăn chặn bùng phát bệnh đậu mùa khỉ. Trang dailymail.co.uk đưa tin Chính phủ Anh được cho là cũng đang cân nhắc ban hành những hướng dẫn tương tự. Hiện Anh ghi nhận khoảng 70 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Tuy nhiên, ECDC đánh giá nguy cơ lây chéo từ người sang vật nuôi ở mức rất thấp, đồng thời nêu rõ hiện chưa thể đánh giá cụ thể nguy cơ vật nuôi là vật chủ trung gian lây truyền virus gây bệnh đậu mùa khỉ ở châu Âu.
ECDC lưu ý giới chức y tế các quốc gia nên phối hợp với các chuyên gia thú y để đảm bảo năng lực xét nghiệm và cách ly vật nuôi từng tiếp xúc với nguồn bệnh. ECDC khuyến nghị cách ly những vật nuôi họ chuột ở các cơ sở cách ly riêng, trong khi những thú nuôi như chó và mèo có thể cách ly tại nhà, ở nơi có không gian ngoài trời thoáng đãng và được bác sĩ thú y thăm khám định kỳ.
Mối đe dọa mới
Bệnh đậu mùa khỉ vốn chỉ xuất hiện ở Tây và Trung Phi mới đây đã lan ra khoảng 20 quốc gia ngoài khu vực này với khoảng 200 ca bệnh được ghi nhận.
Theo chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm Seth Blumberg, từ Đại học California, San Francisco (Mỹ), về cơ bản bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa do các virus cùng chủng gây ra. Do đó, vaccine phòng bệnh đậu mùa cũng có hiệu quả bảo vệ trước bệnh đậu mùa khỉ. Các dấu hiệu khi mắc bệnh cũng khá tương đồng như sốt, phát ban, choáng váng và sưng hạch bạch huyết. Điều may mắn là so với bệnh đậu mùa thì bệnh đậu mùa khỉ ít gây biến dạng và tỷ lệ tử vong thấp hơn bệnh đậu mùa.
Chuyên gia Blumberg nói rằng cơ hội để kiểm soát đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ cao hơn so với COVID-19. Dựa trên lịch sử dịch tễ trong nhiều thập kỷ qua và từ những diễn biến đợt bùng phát mới thời gian vừa qua, bệnh đậu mùa khỉ chưa bùng phát đến mức gây đe dọa như đại dịch COVID-19. Do đó, chuyên gia Blumberg cho rằng có thể lạc quan một cách thận trọng rằng đợt bùng phát này có thể kiểm soát được.
Cảnh giác nguy cơ dịch bệnh
Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc Chương trình dịch bệnh khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), bà Maria Van Kerkhove, cho biết tình hình bệnh đậu mùa khỉ hiện đang trong tầm kiểm soát. Ở giai đoạn hiện nay, các biện pháp y tế cộng đồng như phát hiện sớm, cách ly ca bệnh có thể giúp ngăn chặn bệnh lây từ người sang người. Theo bà, bệnh lây lan do tiếp xúc gần về thân thể như tiếp xúc da, hầu hết các ca mắc đến nay đều ở thể nhẹ.
Trong khi đó, Cố vấn dịch bệnh hàng đầu từ Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh (UKHSA), Susan Hopkins, cho rằng người dân cần đề phòng nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ khi kỳ nghỉ lễ tới gần, cho dù nguy cơ chung trong cộng đồng hiện rất thấp.
Tiến sĩ Rosamund Lewis, phụ trách các bệnh đậu mùa trong chương trình khẩn cấp của WHO cho biết hiện chưa đánh giá được nguy cơ virus biến đổi để lây lan nhanh hơn, nhưng thông thường, virus thuộc chi Orthopoxvirus có xu hướng ổn định, không biến đổi. Theo Tiến sĩ Lewis, các nhà virus học đang nghiên cứu phân tích chuỗi gene đầu tiên của virus này và đến nay chưa có bằng chứng cho thấy virus biến đổi.
Bệnh đậu mùa khỉ không dễ chẩn đoán chính xác, các quốc gia chuẩn bị vaccine đối phó
Đến nhà bạn trai của con gái, ông bố nhất quyết bế "mèo cưng" đi khoe Đối với nhiều gia đình, thú cưng không chỉ đơn thuần là vật nuôi, mà còn là một thành viên không thể thiếu trong nhà. Mới đây, khoảnh khắc một ông bố ở Trung Quốc sang chơi nhà bạn trai của con gái nhưng không quên đưa hai bé mèo cưng đi cùng đã lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Câu...