Có chồng hay uống rượu, gan nhiễm độc nặng, cho dùng vị thuốc này
Nếu ông xã bạn là người hay uống rượu bia, lâu ngày gan có biểu hiện nhiễm độc nặng, hãy dùng các bài thuốc từ cà gai leo để nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan.
Cà gai leo còn có tên khác là cà gai dây, cà quạnh, cà quýnh, gai cườm, chẻ nan (Tày), b’rongoon (Ba Na). Cây nhỏ sống nhiều năm, mọc leo hay bò dài. Thân hoá gỗ, nhẵn, phân cành nhiều; cành phủ lông hình sao và rất nhiều gai. Lá mọc so le, hình bầu dục hay thuôn, xẻ thuỳ không đều, mặt trên có gai, mặt dưới có lông mềm hình sao màu trắng. Cụm hoa hình xim ở nách lá, hoa màu tím nhạt. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu đỏ. Hạt hình thận dẹt, màu vàng. Cây mọc hoang ở khắp nơi cũng có khi được trồng làm hàng rào.
Bộ phận dùng làm thuốc là rễ, thân cành thu hái quanh năm. Rễ rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô. Thân cành cắt ngắn từng đoạn 2cm. Phơi khô hay sao vàng. Có khi dùng tươi. Có thể dùng dược liệu nấu cao nước, cao mềm hay cao khô.
Theo nghiên cứu, toàn cây nhất là rễ, chứa saponin steroid. Khi thủy phân cho diosgenin, solasodinon, solasodin, flavonoid có tác dụng chống viêm và chống xơ hóa rất tốt. Còn theo Đông y, cà gai leo hơi the, tính ấm, có tác dụng tán phong thấp, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu. Dùng giải rượu, chữa viêm lợi, viêm quanh răng, thấp khớp, làm mát gan…
Cà gai leo. Ảnh: KH
Giải rượu: Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100g cà gai leo khô sắc với 400ml nước còn 150ml, uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Hoặc 50g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước. Dùng đến khi tỉnh rượu. Các bài thuốc trên sẽ nhanh chóng giúp tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan.
Chữa nhức, sưng đau do viêm khớp: Rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, dây mấu, rễ tầm xuân, mỗi vị 25g, sắc với 3 bát nước còn 1 bát. Chia uống 2 lần trong ngày. Uống vào buổi sáng và trưa sau bữa ăn. Mỗi liệu trình điều trị dùng trong 20 ngày (theo chỉ định của bác sĩ).
Chữa ho do viêm họng: Rễ cà gai leo 15g, lá chanh 30g, sắc uống làm 2 lần trong ngày. Uống khi thuốc còn ấm. Dùng trong 5-7 ngày.
Video đang HOT
Chữa viêm lợi, viêm quanh răng: 3g hạt cà gai leo, tán nhỏ, cho vào trong dụng cụ đựng bằng đồng với một ít sáp ong, đốt lấy khói xông vào chân răng. Ngày làm 2-3 lần. Dùng trong 3-5 ngày. Hoặc ngày ngậm 10-20ml cao lỏng chiết xuất từ cà gai leo, ngậm sau bữa ăn sáng và tối.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…): 35g rễ cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày. Hoặc có thể sử dụng dược phẩm cà gai leo được chiết xuất dạng viên, cao khô hay trong các sản ph ẩm thực phẩm chức năng… sẽ giúp hạ men gan, giải độc gan rất tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng về liều lượng, thời gian cần theo chỉ định của bác sĩ.
Theo Trí Thức Trẻ
6 dấu hiệu gan bị quá tải độc tố cần giải độc ngay
Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, đồng thời khử độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Vì mang chức năng đặc biệt này nên gan cũng dễ bị nhiễm độc.
Chỉ nặng khoảng hơn 1 kg nhưng gan được ví như tổ hợp các nhà máy chuyển hóa phức tạp của cơ thể. Gan tham gia vào quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng, đồng thời khử độc và loại trừ độc tố ra ngoài cơ thể. Vì mang chức năng đặc biệt này nên gan cũng dễ bị nhiễm độc.
Dưới đây là một số triệu chứng của tổn thương gan mà bạn không nên "ngó lơ"
Ảnh: flickr.com
Khi gan phải làm việc quá tải do tiếp xúc với nhiều chất độc (bia, rượu, hóa chất...) trong thời gian dài, hệ thống khử độc của tế bào gan bị tổn thương thì lúc đó gan có nguy cơ bị nhiễm độc rất cao.
Làn da đổi màu vàng tái, nhợt nhạt: Là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất cho thấy gan đang gặp "sự cố". Bởi lẽ, khi gan không có khả năng thải các độc tố ra ngoài cơ thể, độc tố sẽ bám lại và tích tụ dưới da, làm cho da có màu sắc bất thường.
Ảnh: flickr.com
Phân và nước tiểu có màu bất thường: Cũng là dấu hiệu rất rõ ràng khi gan gặp vấn đề. Màu nước tiểu có thể trở nên tối, sậm hơn bình thường, còn trong phân có thể xuất hiện các đốm máu...Nếu bạn đảm bảo uống nhiều nước mỗi ngày mà chất bài tiết vẫn có sự bất thường thì gan đang gặp vấn đề.
Hơi thở "có mùi": Đây là một trong những dấu hiệu của tổn thương gan. Ở những người bị suy giảm chức năng gan, khả năng giải độc của gan kém khiến một số độc tố, chất cặn bã được bài tiết qua phổi và hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Ảnh: flickr.com
Đắng miệng: Hay nói rõ hơn là trong miệng có vị đắng thường gặp trong các chứng viêm cấp tính như viêm gan, viêm mật do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa dịch mật. Người có cảm giác đắng trong miệng thường kèm theo chứng đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tính tình nóng nảy, dễ cáu giận, đại tiện táo bón, tiểu tiện đỏ vàng...
Ảnh: flickr.com
Nóng trong người, mụn nhọt, mẩn ngứa: Theo Đông y, mụn nhọt do huyết nhiệt và nhiệt độc gây nên. Nguồn gốc của bệnh là do gan yếu, khả năng giải độc của gan kém khiến các độc tố bị tích tụ trong cơ thể. Khi chất độc tích tụ lâu ngày sẽ phát tán qua da và gây nên các triệu chứng như nổi mề đay, mẩn ngứa... đặc biệt là mụn nhọt.
Ảnh: flickr.com
Táo bón, mệt mỏi, chán ăn: Gan là bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, tham gia tích cực vào quá trình tiêu hóa thức ăn. Suy giảm chức năng gan làm giảm khả năng chuyển hóa và giảm tiết mật gây rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện như chán ăn, mệt mỏi, ăn không tiêu, dễ bị táo bón. Do đó, khi mắc bệnh về gan, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý giúp giảm tải công việc cho gan và tăng cường chức năng gan.
Ảnh: flickr.com
Những dấu hiệu trên dù không gây nguy hiểm nhưng đó là tín hiệu cho thấy gan của bạn đang có nguy cơ bị nhiễm độc. Nếu không có biện pháp giải độc gan kịp thời, gan có nguy cơ bị tổn thương và dễ mắc các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan, ung thư gan... Do đó, bạn cần chú ý điều chỉnh ngay chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Trí Thức Trẻ
Lá bàng biển trị hen phế quản Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng ngịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản. Bàng biển (bông bông, bòng bòng, cây lá hen, nam tỳ bà...) là một loại cây mọc hoang, lá thường được lấy quanh năm để chữa bệnh....