Cơ chế gây ung thư ở những người thừa quá nhiều mỡ?
Người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường túyp 2… và đặc biệt là một số loại ung thư gồm ung thư vú, đại trực tràng, thực quản, tuyến tiền liệt.
Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây béo phì như lối sống, thói quen ăn uống sinh hoạt, bệnh lý rối loạn hormon, yếu tố di truyền, yếu tố kinh tế…
Béo phì là nguyên nhân thứ 2 gây ung thư sau hút thuốc. Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Mỹ, béo phì là nguyên nhân thứ 2 gây ung thư sau hút thuốc lá và được các chuyên gia dự đoán sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu trong thập kỷ tới. Hàng năm có khoảng 1,7 triệu người Mỹ được chẩn đoán ung thư, trong số đó có 40% trường hợp có liên quan với các dấu hiệu thừa cân, béo phì.
Tại Anh, cứ 20 người được chẩn đoán ung thư thì có 1 người bị béo phì. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh (Cancer Research UK), béo phì là nguyên nhân gây ra 18.100 ca ung thư mỗi năm và có xu hướng tăng lên 670.000 ca trong 20 năm tới.
Theo BSCKI Trần Thu Hạnh, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), chất béo trong cơ thể có hai chức năng chính: dự trữ năng lượng và liên tục lan truyền thông tin và chỉ dẫn đến phần còn lại của cơ thể. Những thông tin này có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng tế bào, phản ứng hóa học trong tế bào và chu kỳ sinh sản của cơ thể. Khi có quá nhiều chất béo trong cơ thể, những tín hiệu được truyền đi xung quanh cơ thể có thể gây ra các rối loạn, là nguồn gốc gây ung thư.
Các nghiên cứu cho đến nay đã xác định được khá nhiều cơ chế gây ra ung thư do béo phì, trong đó có 3 cơ chế chính bao gồm:
- Quá trình viêm: Khi có nhiều tế bào mỡ trong cơ thể, các tế bào miễn dịch chuyên biệt tăng tiết cytokine, từ đó thúc đẩy quá trình viêm mạn tính, làm cho các tế bào phân chia nhanh hơn, khi xảy ra trong một thời gian dài có thể gây ra tổn thương DNA dẫn đến ung thư. Ví dụ: viêm cục bộ mạn tính gây ra bởi bệnh trào ngược dạ dày thực quản có khả năng gây ung thư biểu mô tuyến thực quản. Béo phì là một yếu tố nguy cơ sỏi mật, đặc trưng bởi tình trạng viêm túi mật mãn tính, có nguy cơ gây ung thư túi mật.
- Hormone tăng trưởng: Quá nhiều chất béo trong cơ thể có thể làm tăng lượng insulin và các yếu tố tăng trưởng khác giống như insulin-1 (IGF-1). Mức độ cao insulin và IGF-1 làm cho các tế bào phân chia thường xuyên hơn. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư đại tràng, thận, tuyến tiền liệt và nội mạc tử cung.
- Hormon giới tính – sau thời kỳ mãn kinh: Mô mỡ trong cơ thể tạo ra lượng estrogen dư thừa. Estrogen do tế bào mỡ tạo ra có thể làm cho tế bào phân chia nhanh hơn ở vú và nội mạc tử cung (hai loại ung thư liên quan chặt chẽ nhất với béo phì), làm tăng nguy cơ gây đột biến các tế bào và ung thư.
- Ngoài ra, các tế bào mỡ tạo ra Adipokine, hormon có thể kích thích hoặc ức chế sự phát triển tế bào. Tế bào mỡ cũng có thể có tác động trực tiếp và gián tiếp lên các chất điều hòa tăng trưởng tế bào khác, bao gồm mTOR và AMP-activated protein kinase.
Những bộ phận trên cơ thể bị ngứa nên đi khám sớm, cẩn thận có thể là ung thư
Ngứa là tình trạng ai cũng gặp và thường không phải dấu hiệu nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu bạn thấy ngứa ở những khu vực này kèm theo các biểu hiện bất thường, nên đi kiểm tra sớm vì rất có thể sức khỏe đang gặp vấn đề.
Video đang HOT
Cơ thể không chỉ có đầy đủ các mạch máu mà còn có một hệ thống thần kinh phức tạp, các dây thần kinh ngoại vi có nhiệm vụ nhận các phản ứng bất thường từ các mô khác nhau của cơ thể, sau đó thu thập các tín hiệu này và truyền đến não.
Ví dụ, cơ thể đột ngột bị ngứa thực chất là một tín hiệu do dây thần kinh gửi đến não, cho thấy một bộ phận nào đó trên cơ thể bạn có vấn đề hoặc bị kích ứng.
Nhiều người đã gặp phải các triệu chứng ngứa nhưng phản ứng đầu tiên của hầu hết mọi người là dùng tay gãi hoặc rửa bằng nước nóng, miễn là có thể giảm ngứa thì họ sẽ không quá chú ý đến. Tuy nhiên có một số người ngoài bị ngứa còn thấy đau rát, gãi đến rách da nhưng tình trạng ngứa vẫn không thuyên giảm.
Nếu vậy, bạn nên chú ý tới những nguyên nhân dưới đây và chú ý tới những bộ phận nào đang bị ngứa. Đó có thể là lời cảnh báo một cơ quan nào đó gặp vấn đề.
1. Ngứa "vùng kín"
Khi trong kỳ kinh nguyệt: Nhiều phụ nữ cảm thấy ngứa âm hộ khi hành kinh, thậm chí có ban đỏ và sẩn trên âm hộ, đây là dấu hiệu chính của bệnh viêm da tiếp xúc.
Thông thường nó liên quan đến chất liệu băng vệ sinh kém và không được thay băng vệ sinh kịp thời, viêm da tiếp xúc là một trong những bệnh da dị ứng, thường thì các triệu chứng sẽ thuyên giảm khi hết kinh nguyệt của phụ nữ.
Khi không trong kỳ kinh: Ngứa bộ phận sinh dục không do kinh nguyệt là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa. Đồng thời, triệu chứng ra máu và đau vùng bụng dưới là biểu hiện điển hình của bệnh phụ khoa, thường liên quan đến các yếu tố như viêm âm đạo, nhiễm trichomonas, nhiễm nấm mốc.
2. Ngứa da
Ngứa da và vàng da: Nếu tình trạng vàng da không thể giải thích được đột ngột xuất hiện trong thời gian gần đây, thì đây là một chứng vàng da điển hình trên lâm sàng, thường liên quan đến các bệnh lý về gan và túi mật. Do gan có nhiệm vụ tiết mật, còn túi mật có nhiệm vụ dự trữ và cô đặc dịch mật nên khi quá trình chuyển hóa dịch mật diễn ra bất thường, chất bilirubin sẽ tràn vào máu gây vàng da.
Đồng thời, muối mật sẽ tiếp tục tích tụ trên da, kích thích các dây thần kinh ngoại vi sinh ra hiện tượng ngứa ngáy.
Ngứa da và có khối u hoặc đau: Thông thường ngứa da sẽ hay liên quan tới bệnh ngoài da. Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đó là tổn thương mô da khi ung thư đến. Nếu bạn luôn cảm thấy ngứa ở vùng da đó thì có thể là bệnh ung thư sắp đến.
Đặc biệt sau khi xuất hiện ung thư da, trên bề mặt da có thể xuất hiện một số thay đổi bất thường, có thể có u, thậm chí có thể bị đau và ngứa ở bộ phận bị ung thư. Nếu bạn nhận thấy da luôn ngứa trong thời gian dài mà không có biểu hiện của các bệnh ngoài da thì bạn cần chú ý, đó có thể là bệnh ung thư sắp đến.
3. Ngứa cổ
Nhiều người thường cảm thấy ngứa ngáy trên cổ. Nếu gặp trường hợp này thì bạn cũng nên chú ý, vì cổ có hệ thống giải độc và hệ bạch huyết, khi bị ngứa có thể do tổn thương hệ bạch huyết. Nếu bị ung thư hạch, cũng có thể có ngứa rên cổ. Nếu điều này xảy ra thường xuyên, bạn nên kiểm tra kịp thời để xem liệu hệ thống bạch huyết có bị ảnh hưởng hay không. Nếu bạn đã bị ung thư hạch, bạn cần tiến hành điều trị kịp thời. Nếu không, ngứa cục bộ sẽ rõ ràng hơn, thậm chí gây ra các triệu chứng bất lợi nghiêm trọng khác.
4. Ngứa mũi
Nếu bạn thường xuyên cảm thấy ngứa mũi, ngoài việc cảnh giác với bệnh viêm mũi dị ứng, bạn cũng nên chú ý đến sự xuất hiện của ung thư vòm họng. Khi thời tiết thay đổi, vào mùa đông nhiệt độ giảm, độ ẩm cao sẽ dễ bị bệnh này. Những người mắc bệnh về khoang mũi rất dễ bị ngứa mũi, hắt hơi và sổ mũi thường xuyên.
Tuy nhiên, ngứa mũi cũng có thể là dấu hiệu ung thư biểu mô vòm họng là một bệnh rất thường gặp trên lâm sàng. Trong quá trình phát triển bệnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng bất lợi như chảy máu cam, đau đầu, khó thở, khàn tiếng,... đều liên quan đến ung thư vòm họng.
5. Ngứa bụng
Phần bụng này là nơi sinh ra chứng béo phì của con người. Nếu tình trạng ngứa bụng thường xuyên xảy ra và bạn không thể xác định vị trí ngứa, bạn cũng nên nghi ngờ rằng lượng đường trong máu của bạn đang tăng cao. Chắc chắn bụng bị ngứa không phải là điều tốt, bạn nên kiểm tra lượng đường huyết càng sớm càng tốt.
6. Ngứa lòng bàn tay, lòng bàn chân
Bỗng dưng lòng bàn chân, bàn tay cứ ngứa râm ran, càng gãi càng ngứa... Hầu hết nguyên nhân ngứa là do "nước ăn" chân hoặc mắc các bệnh về da.
Tuy nhiên, lòng bàn tay, bàn chân bị ngứa nhiều nơi, ngứa không xác định rõ vị trí, đi kèm với một vài dấu hiệu như vàng da vàng mắt, nước tiểu vàng, mệt mỏi, ăn kém, chảy máu răng, chảy máu cam... có thể là biểu hiện của một số bệnh về gan.
7. Ngứa lỗ tai
Ngứa lỗ tai có thể là biểu hiện của bệnh viêm tai giữa hoặc viêm tai ngoài cấp tính do nước bị mắc kẹt trong tai tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
Đôi khi ngứa lỗ tai có thể là do bạn vệ sinh tai quá nhiều khiến tai bị khô hoặc có thể do ráy tai tích tụ bên trong nhiều.
8. Ngứa toàn thân
Trên lâm sàng, 10%-40% bệnh nhân đái tháo đường có triệu chứng ngứa da toàn thân. Điều này là do bệnh tiểu đường không chỉ đơn giản là đường huyết cao, đường huyết tăng cao còn có thể kích thích hệ thần kinh, dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên, gây rối loạn thần kinh và gây ngứa da không thể giải thích được.
Hơn nữa, khi nồng độ đường trong máu quá cao, vi khuẩn dễ dàng phát triển trên da, đây cũng là nguyên nhân chính gây ngứa.
Muốn trẻ lâu, khỏe mạnh và ngừa ung thư hiệu quả, chị em nên ưu tiên sử dụng 5 thực phẩm "kiềm hóa" rẻ bèo này Ăn nhiều 5 thực phẩm kiềm hóa này sẽ làm giảm gánh nặng của cơ thể khi trung hòa axit, giúp dinh dưỡng được hấp thu tối đa và làm đẹp từ trong ra ngoài. Có lẽ chị em hay ăn kiêng đã nghe nhiều về các chế độ keto, low-carb, dukan... nhưng tuyệt nhiên rất lạ lẫm với cụm từ "kiềm hóa"...