“Cô Chang sống tại Malaysia nhưng trái tim cô ở Việt Nam”
Đó là nhận xét của đồng nghiệp về chị Trần Thị Chang người phụ nữ đôn hậu, tâm huyết trong hoạt động đoàn kết, hỗ trợ cộng đồng người Việt tại Malaysia.
Chị Trần Thị Chang – nhân viên phòng mổ của Bệnh viện Tim quốc gia Malaysia; Chủ nhiệm Câu lạc bộ phụ nữ, Phó Trưởng Ban liên lạc người Việt Nam tại Malaysia được cộng đồng người Việt Nam tại Malaysia yêu mến, coi chị như một người chị cả.
Chị luôn tâm niệm, người Việt dù sống ở đâu cũng phải giữ truyền thống văn hóa Việt; đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và hướng về quê hương.
“Gặp được chị Chang là điều tuyệt vời”
Chị Trần Thị Chang hiện đang công tác tại Bệnh viện Tim quốc gia Malaysia và là người Việt duy nhất trong tổng số hơn 1.700 nhân viên của bệnh viện.
20 năm công tác tại đây, không chỉ khẳng định được về mặt chuyên môn, với tấm lòng thương người bệnh, gắn bó với quê hương, chị luôn được đồng nghiệp và cộng đồng người Việt quý mến và nhắc đến bằng tình cảm trân trọng.
Chị Chang và đồng nghiệp tại Bệnh viện Tim quốc gia Malaysia
Với chuyên môn thành thạo và là trợ lý cho ông Tổng Giám đốc chuyên về mổ tim nên chị Chang từng tham gia vào rất nhiều ca mổ quan trọng. Không những thế, chị Chang nhiệt còn biết đến là “cầu nối” giữa ngành tim mạch hai nước, từng cùng các chuyên gia của Bệnh viện về Việt Nam mổ từ thiện, tham dự hội thảo tư vấn về sức khỏe và tim mạch.
Với những người từ Việt Nam qua Bệnh viện tim Quốc gia Malaysia điều trị, khó khăn lớn nhất chính là sự khác biệt về ngôn ngữ và ẩm thực. Để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân yên tâm điều trị, chị Chang là người thường xuyên gần gũi, giúp đỡ từ phiên dịch đến nấu đồ ăn Việt và thậm chí mời bệnh nhân về nhà mình nghỉ ngơi.
Video đang HOT
Một bệnh nhân người Việt đang chữa trị tại đây chia sẻ: “Người Việt ra nước ngoài gặp khó khăn về khẩu vị ăn uống, ngôn ngữ nhưng đến đây chị Chang trực tiếp phiên dịch, tìm bác sĩ tốt nhất cho mình, thậm chí hàng ngày chị còn nấu cơm cho ăn. Ở nơi đất khách quê nhà được gặp chị là điều mình thấy quá tuyệt vời!”.
Là một phụ nữ đôn hậu, có tinh thần trách nhiệm và giàu tình thương người, chị Trần Thị Chang được các bạn bè, đồng nghiệp tại Malaysia rất yêu mến, quí trọng.
“Qua 20 năm công tác cùng chị Chang tại bệnh viện, tôi thấy chị Chang rất tốt, hòa đồng, trợ giúp mọi người và đồng nghiệp. Tôi rất ấn tượng về kỹ năng của chị. Đặc biệt, khi có các bệnh nhân Việt Nam thì chị rất quan tâm và còn nấu ăn cho họ nữa”, Chị Hayate mohd Tahir, Phó Phòng điều dưỡng của Bệnh viện nói về chị Chang.
Nói về chị Chang, Bác sĩ SivaKumar- Giám đốc Trung tâm Nhi khoa của Bệnh viện nói: “Ấn tượng về chị Chang tôi có thể tóm tắt trong một câu là chị ấy cực kỳ nhiệt tình, tốt bụng. Chị còn là người truyền cảm hứng cho mọi người, truyền lửa nhiệt tình, làm cho chúng tôi thêm tinh thần hăng say, yêu công việc nhiều hơn”.
Nói về những việc làm của mình, chị Chang tâm niệm: “Là người Việt Nam nên dù ở đâu đi chăng nữa mình cố gắng giúp đỡ nhau. Tôi thấy vui và hạnh phúc vì việc làm của mình có thể giúp bệnh nhân về tư tưởng để họ điều trị có kết quả tốt”.
Nhắc tên chị Chang, người Việt ở Malaysia ai cũng biết
Chị Trần Thị Chang còn được biết đến là người tâm huyết với công tác cộng đồng. Hiện chị là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Phụ nữ, Phó Ban Liên lạc người Việt Nam tại Malaysia.
Khi gặp khó khăn, nhiều người Việt tại Malaysia luôn tìm đến chị chị Chang
Đánh giá về chị Chang, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Phạm Cao Phong cho biết: “Cộng đồng người Việt tại Malaysia ai cũng biết chị. Dưới sự lãnh đạo của Đại sứ quán và trên cương vị phụ trách, chị góp phần tập hợp bà con để tạo thành tập thể bền vững ngày càng phát triển như hiện nay, vận động bà con hướng về quê hương đất nước, liên kết với các hội đoàn người Việt Nam ở các nơi trên thế giới. Chị đóng một vai trò quan trọng trong việc trợ giúp những hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là về y tế”.
Số lượng người Việt ở Malaysia ngày càng tăng. Đa phần là công nhân lao động với mức lương còn thấp nên cuộc sống còn gặp khó khăn. Do vậy, trên cương vị lãnh đạo Ban liên lạc và Câu lạc bộ Phụ nữ, chị Chang cùng tập thể tổ chức nhiều hoạt động để mọi người có điều kiện liên lạc, giúp đỡ lẫn nhau, duy trì các hoạt động của người Việt như: Tổ chức ngày Tết cộng đồng dịp Tết cổ truyền, Giỗ tổ Hùng Vương, Quốc tế phụ nữ 8/3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và Tết Trung thu cho các cháu.
Trăn trở làm cách nào để xây dựng cộng đồng người Việt giúp đỡ lẫn nhau, hướng về quê hương, chị Trần Thị Chang luôn là người làm gương, đi đầu trong các hoạt động. Biết chị làm ngành y và sẵn sàng giúp đỡ nên nhiều người không ngần ngại gọi điện mỗi khi cần tư vấn hoặc trợ giúp.
Có trường hợp sang đây rồi sinh con nhưng gặp khó khăn, chính chị gọi điện cho bệnh viện nhờ giải quyết. Hay có người gặp tai nạn, chị cũng sẵn sàng giúp đỡ hết mình, có năm chị đưa người về vào ngày 30 Tết.
“Dù trường hợp khó khăn nào cũng huy động giúp đỡ với tinh thần “lá lành đùm lá rách”. Hơn nữa qua những việc như thế, mọi người đoàn kết hơn để vươn lên ở nước sở tại”, chị Chang chia sẻ.
Để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, CLB Phụ nữ người Việt tại Malaysia dưới sự hỗ trợ của Đại sứ quán cũng thường tổ chức các hoạt động để chị em có cơ hội giao lưu, gặp gỡ.
Mâm cơm tất niên ấm cúng dịp Tết cổ truyền của dân tộc được tổ chức tại nhà chị Trần Thị Chang
Chị Chang cho biết, dự định năm 2016 sẽ mở một lớp học tiếng Việt để thế hệ sau biết được nguồn gốc, giữ được tiếng mẹ đẻ và tự hào là người Việt Nam; tư vấn cho các bà mẹ về nhà nói tiếng Việt để cho con học theo.
Chị tâm sự: “Người Việt dù ở đâu cũng hướng về quê hương đất nước và giúp đỡ lẫn nhau khi xa quê hương. Tôi muốn giúp đỡ tất cả mọi người, nhất là những người khó khăn để trở thành cầu nối giữa người ở nước sở tại và trong nước”.
Và có lẽ cũng chính từ những suy nghĩ và hành động của chị trong nhiều năm qua mà một bác sĩ đồng nghiệp tại Bệnh viện Tim quốc gia Malaysia đã nói: “Cô Chang ở Malaysia nhưng trái tim cô ấy ở Việt Nam”./.
Nhóm phóng viên VOV (tác nghiệp tại Malaysia)
Theo_VOV
Trung Quốc vật lộn với động cơ máy bay chiến đấu
Trung Quốc đã xây dựng một lực lượng quân sự mạnh nhất trong vòng 30 năm qua nhưng hiện tại quốc gia này đang gặp khó khăn trong việc nâng cấp động cơ của máy bay chiến đấu để không bị lép vế trước phương Tây.
Công nghệ động cơ của quốc gia này tụt hậu so với công nghệ của các tập đoàn như United Technologies (UTX.N), Pratt & Whitney, General Electric (GE.N) và Rolls-Royce (RR.L), dẫn lời Douglas Barrie, thành viên cao cấp của ngành hàng không quân sự tại Viện Quốc tế Nghiên cứu chiến lược ở London.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết có một "khoảng cách nhất định" giữa công nghệ quân sự của Trung Quốc và một số nước phát triển, đồng thời khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng vũ trang. Phương Tây hạn chế xuất khẩu vũ khí sang Trung Quốc vì e ngại mục đích quân sự, buộc Trung Quốc phải sử dụng các thiết kế cây nhà lá vườn và các động cơ mua từ Nga. "Các nhà sản xuất động cơ của Trung Quốc phải đối mặt với vô số vấn đề" - Michael Raska, phó giáo sư thực hiện chương trình Biến đổi quân sự của Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam tại Singapore, cho biết.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 và J-31 của Trung Quốc bị các đối thủ gần đây nhất là máy bay F-22 và F-35k của Lockheed Martin (LMT.N) vượt mặt vì không thể bay hành trình siêu âm, hoặc bay ở tốc độ siêu thanh nếu không sử dụng buồng đốt sau. Một bất lợi khác là buồng đốt sau sẽ loại bỏ công nghệ tàng hình khiến máy bay bị phát hiện từ radar.
Du khách nước ngoài đứng bên cạnh mô hình của máy bay chiến đấu tàng hình J-31 tại gian hàng của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC) tại hội chợ triển lãm hàng không Trung Quốc năm 2015 tại Bắc Kinh, Trung Quốc.
Công nghệ động cơ kém đặt Trung Quốc vào thế bất lợi khi phải đọ sức với máy bay chiến đấu của Mỹ hoặc đồng minh Nhật Bản ở châu Á.
Trong các cuộc chiến, Trung Quốc có thể sẽ dựa dẫm hoàn toàn vào các chiến đấu cơ và các tên lửa phức tạp được phóng từ tàu chiến hoặc mặt đất. Gallon - nhà cung cấp các dịch vụ tư vấn cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ, ước tính trong vòng 20 năm tiếp theo, Bắc Kinh sẽ chi 300 tỉ USD vào chương trình động cơ máy bay dân sự và quân sự. Cũng theo quản lý biên tập Greg Waldron của ấn phẩm công nghiệp Flightglobal, khoảng 20-30 năm tới, Trung Quốc cần phải có một động cơ quân sự đủ sức cạnh tranh với các quốc gia phát triển. Một số nguồn tin chưa được xác thực cho biết Trung Quốc đã thuê một số kỹ sư nước ngoài và nhân viên lực lượng không quân trước đây về làm việc. Bộ Quốc phòng Trung Quốc từ chối bình luận về điều này.
Mai Khanh (Theo Reuters)
Theo_PLO
Nga tinh giản chính phủ do ngân sách gặp khó khăn Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ngày 21/12 đã ký nghị định cắt giảm 10% số nhân viên chính phủ từ ngày 1/1/2016.Quyết định này được ông Medvedev công bố trong cuộc họp với các Phó Thủ tướng chính phủ. Ông Medvedev giải thích rằng trong điều kiện tình hình toàn cầu và ngân sách khó khăn, Moskva cần đảm bảo bộ máy nhà...