Cố CEO của Apple – Steve Jobs luôn đổi xe mỗi 6 tháng và đây là lí do tại sao
Trong suốt 4 năm ở thung lũng Silicon, Steve Jobs luôn đuổi xe mỗi 6 tháng một lần. Tuy nhiên, lý do mà vị cố CEO của Apple luôn đổi xe không như những gì mà chúng ta thường nghĩ.
Trong suốt 4 năm ở thung lũng Silicon, cố CEO của Apple – Steve Jobs luôn thay mới ô tô mỗi 6 tháng một lần. Mặc dù, không ai biết rõ nguyên nhân cho điều kỳ lạ này nhưng đã có nhiều đồn thổi rằng Steve Jobs luôn thay xe mới mỗi khi xe hơi của mình có một vết xước dù là nhỏ. Cộng với sự kỹ tính của mình, lời đồn đại này rõ ràng là có cơ sở để mọi người tin tưởng.
Theo luật pháp California, nơi Steve Jobs sinh sống, làm việc và qua đời, bất kỳ ai muốn sở hữu một chiếc xe mới cũng phải đăng ký gắn biển số trong vòng 6 tháng.
Cụ thể, các đại lý xe thường phải tốn 30 ngày để nộp các loại hồ sơ đăng ký cần thiết, lên cơ quan quản lý phương tiện giao thông mỗi khi có ai mua xe mới hoặc xe đã qua sử dụng. Sau đó, việc cấp biển số có thể tốn gần 4 đến 6 tuần để bàn giao cho chủ xe. Trong suốt thời gian đó, chủ xe phải treo hoặc gắn một biển đăng ký tạm thời phía cửa sổ bên người lái. Và Steve Jobs đã tận dụng triệt để điều luật này để tránh không phải gắn biển cho chiếc xe của ông.
Được biết, cố CEO của Apple đã ký một thỏa thuận với công ty cho thuê xe. Theo đó, ông sẽ luôn thay xe mới xe trong khoảng thời gian 6 tháng bằng một chiếc xe Mercedes SL55 AMG màu bạc khác giống y hệt như chiếc ban đầu. Do đó, lúc nào Jobs cũng lái một chiếc xe có thời hạn sử dụng ít hơn 6 tháng, và vì thế không phải gắn biển cho bất kỳ chiếc xe nào mình sử dụng.
Video đang HOT
Một giả định nữa cũng được đưa ra là do Steve Jobs muốn giữ sự riêng tư và không muốn bị chú ý. Tuy nhiên, ở một bang nơi mà những chiếc SL55 khá phổ biến thì đây không phải là một cách hay để tránh sự tò mò.
Theo Tri Thuc Tre
Apple hiện đang là công ty đổi mới sáng tạo hay chỉ là cỗ máy in tiền?
Câu nói của Jony Ive về sự tái sinh của Apple vào thập niên 90 có thể góp phần trả lời câu hỏi này.
Một ngày sau khi Apple trở thành công ty nghìn tỷ đô la, một vấn đề mà đã được tranh luận từ rất lâu đột nhiên xuất hiện trở lại: Liệu Apple có còn đáng để gửi gắm niềm tin hay liệu họ chỉ là một cỗ máy tin tiền?
Quả thực, từ lâu những màn ra mắt sản phẩm mới của Apple đã mất đi phép màu mà họ vốn có. Những sự đổi mới ngày càng trở nên hiếm hơn. Cái mà chúng ta nghe thấy nhiều hơn trong những ngày này là Apple kiếm được ngần này tiền từ dịch vụ, rằng họ đang tiết kiệm được ngần này thuế, hay họ đang có khả năng sẽ mua lại công ty truyền thông, trả tiền lại cho cổ đông, mua lại cổ phiếu, v.v...
Ngày nay, Apple là một cỗ máy kiếm tiền, nhưng đó không hẳn là bức tranh toàn cảnh. Cái quan trọng nhất, cốt lõi nhất của công ty chính là việc họ tạo ra những sản phẩm phần cứng tuyệt đẹp với trải nghiệm người dùng đơn giản và sạch sẽ. Điều này có thể thấy được thông qua lịch sử của công ty.
Công ty đã gần như phá sản vào những năm 90, trước khi Steve Jobs quay trở lại công ty. Chuyên gia thiết kế của Apple, ông Jony Ive nhấn mạnh rằng công ty phải chú trọng nhiều hơn vào sản phẩm, thay vì là vào dòng tiền.
Ông đã từng nói: " Công việc của chúng ta không phải là kiếm tiền cho Apple. Công việc của chúng ta là cố gắng tạo ra những sản phẩm tốt nhất mà chúng ta có thể làm."
Hiện tại, Apple vẫn tiếp tục phát triển nhiều sản phẩm. Apple có nhiều tiền mặt, và đồng thời, khi mà họ đang mua lại cổ phiếu và trả cổ tức cho cổ đông, họ cũng đang tiêu tốn khá nhiều tiền mỗi quý cho nghiên cứu và phát triển.
"Lí do vì sao Apple đáng giá 1 nghìn tỷ USD"
Nhà phân tích Neil Cybart từ Above Avalon chia sẻ: " Tôi không thấy bằng chứng nào cho thấy Apple đang mất đi nhiệm vụ sáng tạo của mình." Công ty đang di chuyển nhanh chóng sang mảng thiết bị đeo ngoài và đẩy mạnh đầu tư vào học máy và các hệ thống tự động.
Sau khi đạt được giá trị vốn hoá thị trường 1 nghìn tỷ USD, Tim Cook cũng đã gửi thư cho nhân viên, nhắc nhở họ về nhiệm vụ thực sự của họ tại Apple:
"Gửi đội,
Hôm nay Apple đã vượt qua được một cột mốc quan trọng. Tại phiên đóng cửa, giá cổ phiếu đạt 207,39 USD, và thị trường chứng khoán giờ đây đánh giá Apple ở mức hơn 1 nghìn tỷ USD. Mặc dù chúng ta có thể cảm thấy tự hào vì thành tự này, đây không phải là thước đo quan trọng nhất của sự thành công của chúng ta. Các kết quả tài chính chỉ đơn giản là kết quả của những sáng tạo của Apple, đặt sản phẩm và khách hàng của chúng ta lên đầu, và luôn luôn tuân theo những giá trị của chúng ta."
Thư Tim Cook gửi cho nhân viên sau khi Apple đạt cột mốc 1 nghìn tỷ USD
Cybart nói thêm: " Apple cũng đã bắt tay vào chiến lược đầy tham vọng để kiểm soát những công nghệ cốt lõi mà đang hỗ trợ cho các thiết bị của họ. Tất cả những nỗ lực này sẽ giúp Apple có được những lợi thế cạnh tranh trong thế giới thiết bị đeo ngoài, đồng thời thiết lập công ty để đóng một số vai trò trong giao thông vận tải."
Nếu fan của Apple dạo gần đây thường chỉ nghe những câu chuyện về tiền nong của Apple và không được nghe nhiều về các câu chuyện sản phẩm, đó cũng là điều dễ hiểu. Nhưng hiện vẫn còn quá sớm để từ bỏ niềm tin: Khi mà thời đại của iPhone bắt đầu mờ nhạt, Apple sẽ phải tái tạo lại chính mình một lần nữa. Đó sẽ là một thứ đáng xem, kể cả với những người trong số chúng ta mà đang chẳng nắm giữ tí cổ phiếu nào của Apple.
Tham khảo Fast Company
Những cột mốc của Apple trên đường trở thành "bá chủ" thế giới Mới đây, Apple đã trở thành hãng công nghệ đầu tiên cán mốc giá trị 1 nghìn tỷ USD, chính thức vượt qua Amazon và Alphabet (Google) trong "cuộc đua tam mã". Cùng nhìn lại những mốc thời gian đáng chú ý trên chặng đường tạo nên lịch sử của Apple. Cột mốc "nghìn tỷ" mà Apple đặt được càng thêm phần ấn...