Cơ cấu quyền lực của Triều Tiên sắp được hé lộ
Tuần này, Triều Tiên triệu tập phiên họp quốc hội quan trọng đầu tiên trong năm. Các phiên họp này có thể hé lộ đôi chút về việc nắm giữ quyền lực của ban lãnh đạo và sự ổn định của chế độ.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong – un đến thanh tra cục Hải quân 164 của Quân đội nhân dân Triều Tiên
Phiên họp thứ ba của Hội nghị Nhân dân Tối cao thứ 13 của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên sẽ quy tụ 687 đại biểu.
Thực ra người ta biết rất ít về cách thức thực quyền được áp dụng và các quyết định được thực hiện như thế nào bên trong chế độ khép kín này. Song các chuyên gia phân tích và các cơ quan tình báo nước ngoài thường nghiên cứu những phiên họp công khai để đánh giá ai có thể giành thế lực, họ có thể tác động ra sao đến các chính sách kinh tế và an ninh.
Không có khả năng để theo đuổi cải cách?
Ông Ahn Chan-il, một người Triều Tiên đào tẩu và là người đứng đầu Học viện Thế giới về Nghiên cứu Triều Tiên, cho rằng những người vừa được ông Kim Jong-un bổ nhiệm là các nhà lãnh đạo đảng và quân đội lớn tuổi có liên hệ chặt chẽ với các chính sách ủng hộ phát triển hạt nhân của thân phụ ông. Ông Ahn nói các quyết định này cho thấy ông Kim không có khả năng theo đuổi những cải cách mà ban đầu có thể ông đã mong muốn.
Ông Ahn nói trong việc xây dựng và phát triển vũ khí hạt nhân, củng cố một cách thiếu đồng bộ quyền lực và tổ chức quân đội chiến lược, chế độ Kim Jong-un có thể đang tìm cách đi ra khỏi chính sách đặt quân đội lên hàng đầu. Nhưng ông Kim không thể thoát ra được và vẫn còn luẩn quẩn ở nguyên một chỗ.
Ông Jang Jin-seong, cũng là một người Triều Tiên đào tẩu và là giáo sư tại trường Đại học Leiden ở Hà Lan, tin rằng ông Kim Jong-un bị kẹt trong cơ chế quyền lực do cha ông thiết lập.
Ông Jang nói sự khác biệt giữa ông Kim Jong-il và ông Kim Jong-un là ông Kim Jong-il là một nhà lãnh đạo tự lập, trong khi ông Kim Jong-un là một người thừa kế. Đây là một sự khác biệt lớn.
Video đang HOT
Biết ít thì không nên suy diễn quá nhiều
Những sự kiện như Hội nghị Nhân dân nằm trong khuôn khổ các nỗ lực tuyên truyền ráo riết nhằm nuôi dưỡng việc tôn thờ cá nhân quanh gia đình Kim. Ông Jang Jin-seong nói càng ngày càng có nhiều người không coi nhà lãnh đạo thế hệ thứ ba là toàn năng.
Xác định công chúng và các giới chức cấp cao nhất thực sự nghĩ gì về một vấn đề gần như là điều không thể làm được trong quốc gia khép kín này.
Ông Andrei Lankov, một giáo sư về lịch sử Triều Tiên tại trường đại học Kookmin ở Seoul, cảnh báo rằng việc đồn đoán về cách thức thực hiện các quyết định trong chế độ khép kín này thường là không tin cậy được.
“Một trong các bí mật được bảo vệ chặt chẽ nhất là nội bộ bên trong và hình thức mà ta có thể nói là hoàng gia của nước này. Chúng ta biết rất ít”- ông Lankov nói.
Rất ít người bên ngoài được phép thăm Triều Tiên và gần như không có cơ hội nào để người nước ngoài có thể thảo luận không chính thức về những đề tài chính trị với các quan chức Triều Tiên.
Trong khi Hội nghị Nhân dân có thể đem lại một cái nhìn hiếm hoi nhưng bị kiểm soát về hình thái và phương hướng của chính phủ Kim Jong-un, ông Lankov cho rằng không nên suy diễn quá nhiều từ đó.
Theo G.M/VOA
Lao Động
Báo Trung Quốc tiết lộ chuyện 2 đại biểu quốc hội bị bắt ngay tại khách sạn
Hai đại biểu quốc hội Trung Quốc đã bị bắt giữ tại khách sạn ở thủ đô Bắc Kinh trong khuôn khổ các cuộc điều tra tham nhũng ngay sau khi kỳ họp quốc hội kết thúc hôm qua 15/3.
Ông Cừu Hoa (Ảnh: Gokunming)
Trang web Caixin đưa tin, chưa đầy một giờ sau khi quốc hội Trung Quốc kết thúc với một cuộc họp báo do Thủ tướng Lý Khắc Cường chủ trì, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI) thông báo trên trang web rằng ông Cừu Hòa, Phó bí thư tỉnh ủy Vân Nam và là một đại biểu quốc hội, đã trở thành đối tượng của một cuộc điều tra về "các vi phạm luật pháp và kỷ luật nghiêm trọng".
Ông Cừu Hòa đã bị bắt giữ sau khi tham dự phiên họp bế mạc của quốc hội hôm qua và trở về khách sạn ở trung tâm Bắc Kinh, nơi ông và các đại biểu quốc hội khác từ Vân Nam nghỉ lại, một nguồn tin thân cận với vụ việc cho hay.
Cuộc điều tra được cho là có liên quan tới thỏa thuận đất đai và các dự án xây dựng tại Côn Minh, thủ phủ tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc.
Một số đại biểu quốc hội đã tỏ ra ngạc nhiên khi ông Hòa bị giải đi, nhưng những người khác nói đã xuất hiện những đồn đoán rằng ông này gặp rắc rối từ cuối tháng 2.
Ông Hòa làm bí thư tỉnh ủy Vân Nam từ tháng 11/2011. Ông này từng là bí thư thành phố Nam Kinh từ 2007-2011. Trước đó, ông này phần lớn công tác tại tỉnh Giang Tô và từng giữ chức phó chủ tịch tỉnh. Ông này cũng là một thành viên dự huyết của Ủy ban trung ương.
Ông Hòa trở nên nổi tiếng nhờ các chính sách mà ông thực thi tại Giang Tô và Vân Nam, trong đó có quy định công khai số điện thoại của tất cả các quan chức địa phương nhằm tăng cường sự minh bạch, và các biện pháp kêu gọi đầu tư từ bên ngoài và khuyến khích tư nhân hóa giáo dục và các tổ chức y tế.
Ông Xu Jianyi, chủ tịch Tập đoàn First Automobile Works (FAW) (Ảnh:Lemonde)
Trong một tuyên bố riêng rẽ không lâu sau vụ bắt giữ ông Hòa, CCDI cho hay ông Xu Jianyi, chủ tịch Tập đoàn First Automobile Works (FAW) thuộc sở hữu của nhà nước, một đối tác của các hãng sản xuất ô tô hàng đầu thế giới là Toyota Motor và Volkswagen AG, cũng trở thành đối tượng của một cuộc điều tra tham nhũng.
Ông Xu đã bị bắt tại khách sạn sau khi trở về từ phiên họp quốc hội ngày 15/3. Ông Xu là đại biểu quốc hội tới từ tỉnh Cát Lâm.
Ông Xu trở thành lãnh đạo thứ 2 của một công ty quốc doanh bị điều tra kể từ kỳ họp quốc hội khóa 18 hồi cuối năm 2012, khi ông Tập Cận Bình được bầu làm tổng bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc. Ông Song Lin, cựu chủ tịch Tập đoàn Khoáng Sản Trung Quốc, bị bắt giữ hồi tháng 4/2014.
Một nguồn tin riêng rẽ thân cận với cuộc điều tra nhằm vào ông Xu cho hay các công ty quốc doanh sẽ trở thành các mục tiêu chính của cuộc truy quét tham nhũng, vốn được đẩy mạnh kể từ ông Tập lên nắm quyền. Chính phủ trung ương đã điều 13 tổ công tác đặc biệt tới 26 công ty để kiểm tra các hoạt động và việc điều hành tại các công ty này.
Ông Xu, 62 tuổi, đã công tác tại FAW trong 36 năm và trở thành người lãnh đạo công ty này từ năm 2007. Ông này cũng từng là thị trưởng thành phố Cát Lâm và sau đó là phó chủ tịch tỉnh Cát Lâm từ 2003-2012.
Vào tháng 8 năm ngoái, CCDI cho biết một cuộc điều tra đã được phát động nhằm vào một quan chức của FAW.
Không rõ tại sao ông Xu bị điều tra, nhưng một nguồn tin cho biết "có quá khiều khía cạnh trong công việc kinh doanh của công ty này có vấn đề".
Hồi cuối tháng 1, CCDI đã ra một tuyên bố chỉ trích FAW vì chi hàng triệu nhân dân tệ mua đất và xây biệt thự tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, nơi công ty đặt trụ sở.
Được thành lập năm 1953, FAW là một trong những hãng chế tạo ô tô lớn nhất Trung Quốc. Hãng này có gần 50 công ty con và doanh thu năm 2013 lên tới 72 tỷ USD.
An Bình
Theo Dantri
Chính trị gia Trung Quốc bị "ném đá" vì mải quảng cáo công ty tại nghị trường Nhiều đại biểu quốc hội và thành viên Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc đang phải chịu chỉ trích, khi tranh thủ các bài phát biểu tại các phiên họp để quảng cáo cho công ty hoặc ngành của mình. Tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Li Hejun và nhiều đại biểu tỷ phú khác quá mải mê quảng...