Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng triển khai thực hiện Đề án “ Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025″ (Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng).
Khách hàng giao dịch tại Phòng giao dịch VietinBank Cửa Nam, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, mục đích của Kế hoạch hành động nhằm triển khai chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước đến các đơn vị thuộc ngành ngân hàng trong việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về công tác cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 được quy định tại Quyết định số 689/QĐ-TTg ngày 08/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025″ (Quyết định số 689/QĐ-TTg) và các nội dung tại Đề án.
Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng tập trung vào hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu trên cơ sở tuân thủ đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, theo thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Bên cạnh đó là các giải pháp hỗ trợ về điều hành chính sách tiền tệ; tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngành ngân hàng; nâng cao năng lực, chất lượng đội ngũ thanh tra, giám sát ngân hàng; tăng cường công tác truyền thông.
Video đang HOT
Về giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng đã đề ra các nội dung cụ thể về nâng cao năng lực tài chính, chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động, quản trị kinh doanh, tính minh bạch trong hoạt động của tổ chức tín dụng; hiện đại hóa ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh; phát triển mô hình ngân hàng số, triển khai có hiệu quả Kế hoạch chuyển đổi số ngành ngân hàng; phát triển thanh toán không dùng tiền mặt; phát triển mạng lưới các tổ chức tín dụng; nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn vốn tín dụng…
Đặc biệt, Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng đã quy định cụ thể về xử lý nợ xấu, bao gồm các nội dung xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng đối với các chức tín dụng.
Xử lý nợ xấu bị ảnh hưởng do dịch COVID-19
Công ty quản lý tài sản (VAMC) cho biết, trong 3 năm gần đây, kết quả xử lý thu hồi nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC có chiều hướng giảm và năm sau giảm so với năm trước khoảng 24%.
Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN
Theo đó, với hoạt động xử lý nợ xấu từ các khoản nợ mua bằng trái phiếu đặc biệt, dư nợ gốc xử lý được từ ngày 1/1 đến ngày 15/11 là 19.634 tỷ đồng, đạt 65,45% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 phân bổ.
VAMC cho biết, hoạt động thu giữ, nhận bàn giao, xử lý tài sản bảo đảm của các khoản nợ đã mua bằng trái phiếu, đặc biệt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được VAMC dự kiến tập trung thực hiện. Tuy nhiên, do dịch kéo dài nên VAMC đã không thể thực hiện làm việc với các tổ chức tín dụng, khách hàng, chủ tài sản, khảo sát tài sản...
Bên cạnh đó, dịch đã có các tác động tới hoạt động xử lý nợ xấu từ các khoản nợ mua theo giá trị thị trường. Theo đó, dư nợ gốc xử lý được từ ngày 1/1 đến ngày 15/11 là 1.634 tỷ đồng, đạt 48,03% chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 phân bổ.
Theo VAMC, việc đôn đốc khách hàng chỉ thực hiện gián tiếp qua gọi điện và gửi email, không tiếp xúc trực tiếp nên kết quả thu hồi nợ bị hạn chế. Dịch cũng khiến tài sản đấu giá khó thu hồi tiền bán do khách hàng gặp khó khăn tài chính, bàn giao tài sản và hoàn tất thủ tục sau đấu giá bị đình trệ. Việc tổ chức đấu giá tài sản không thể thực hiện do giãn cách xã hội... Do nguồn thu bị ảnh hưởng nên khách hàng được VAMC cơ cấu lại nợ không có khả năng trả nợ theo phương án đã được phê duyệt.
Đại diện Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản BIDV (BAMC) cho hay, tính đến ngày 30/10, BAMC chỉ xử lý được 60% kế hoạch xử lý thu hồi nợ năm 2021. BAMC đã áp dụng nhiều biện pháp để thu hồi nợ, nhưng do dịch bệnh kéo dài gây đình trệ sản xuất, đứt gãy chuỗi cung ứng, doanh nghiệp suy giảm doanh thu, lợi nhuận, ảnh hưởng lớn đến nguồn trả nợ của các khách hàng, liên tục gây ra tình trạng trả nợ không đúng hạn.
Ngoài ra, dịch cũng ảnh hưởng đến việc tiếp xúc, trao đổi, đôn đốc khách hàng trả nợ cũng như làm việc với các cơ quan tòa án, thi hành án, chính quyền để xử lý nợ.
Theo đại diện Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng MB (MBAMC), kết quả thu hồi nợ qua các tháng bị giảm, đặc biệt là ở các tháng dịch bùng phát mạnh tại Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Đặc biệt, việc xử lý nợ qua khởi kiện và thi hành án bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng như: tòa án, thi hành án vẫn mang tâm lý ngại tiếp xúc với đương sự. Ở các địa bàn áp dụng chỉ thị giãn cách thì việc gặp và làm việc với thẩm phán, chấp hành viên thúc đẩy giải quyết vụ việc là rất khó khăn dẫn đến các vụ việc đã khởi kiện, yêu cầu thi hành án bị đình trệ không có tiến triển trong thời gian dài.
Để thúc đẩy việc xử lý nợ, VAMC đề xuất xây dựng phương án đấu giá trực tuyến đối với một số tài sản phù hợp để đảm bảo hoạt động đấu giá không bị gián đoạn quá lâu trong trường hợp dịch bệnh phức tạp kéo dài.
VAMC tập trung đấu giá tại trụ sở VAMC ở Hà Nội nhằm tận dụng cơ sở vật chất và nguồn nhân lực; tổ chức đấu giá theo thủ tục rút gọn để rút ngắn thời gian thực hiện đấu giá, nhất là trong tình hình dịch bệnh diến tiến phức tạp. Đồng thời, đôn đốc nhắc nhở khách hàng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán sau đấu giá thành và hoàn tất bàn giao hồ sơ tài sản cho khách hàng.
VAMC cho rằng, cần vận hành Sàn giao dịch nợ VAMC nhằm quản lý, khai thác thông tin về khoản nợ, tài sản bảo đảm; chú trọng tổ chức thực hiện các hoạt động của sàn trên nền tảng online và ứng dụng công nghệ thông tin; thực hiện công khai hoạt động mua, bán và xử lý nợ xấu...
Sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về xử lý nợ xấu Dịch bệnh COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp đã dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng vay suy giảm. Nợ xấu của các tổ chức tín dụng có khả năng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, cản trở sự phát triển của cả nền kinh tế. Khách hàng giao dịch tại Hội sở chính Vietcombank, Hà Nội. Ảnh...