Có cần thiết phải tắt máy khi đổ xăng?
Hầu hết tài xế Việt Nam để máy nổ trong khi đổ xăng, trong một số điều kiện, đây có thể là nguyên nhân dẫn tới rủi ro cháy nổ.
Ở Việt Nam, khi đến cây xăng mới chỉ có biển cấm cho tài xế là cấm hút thuốc và cấm sử dụng điện thoại di động. Nhưng nếu ở Mỹ cùng một số nước phát triển, trong trạm đổ xăng luôn có hướng dẫn việc cần làm đầu tiên là tắt máy, nếu không có thể bị quy trách nhiệm về mặt pháp luật. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều người không tuân theo quy định này. Điều đó có gì nguy hiểm?
Thực tế, những vụ tai nạn cháy nổ tại cây xăng do tài xế để động cơ nổ máy rất hiếm, do đó nhiều người cho rằng việc làm này là vô hại và tiếp tục thói quen. Nhưng về lý thuyết là hoàn toàn có thể xảy ra rủi ro, theo khẳng định của Viện dầu khí Mỹ API (American Petroleum Institute).
Khi vào trạm xăng, lượng xăng từ vòi sẽ chiếm chỗ phần hơi xăng trong bình do đó hơi xăng có thể ra ngoài không khí, đặc biệt là trong những ngày thời tiết khô, hanh. Nếu để máy xe nổ liên tục trong quá trình đổ xăng khiến nhiệt độ động cơ, hệ thống truyền động nóng lên, kết hợp với tia lửa điện khi máy đang hoạt động dẫn tới cháy nổ.
Theo khuyến cáo của Viện dầu khí Mỹ API, tài xế cần nhớ rõ 3 quy tắc khi vào trạm xăng là tắt máy, không hút thuốc hoặc sử dụng tia lửa sống và không được vào xe nếu đã bước ra ngoài cho tới khi tiếp nhiên liệu xong.
Video đang HOT
Lý giải cho điều này, bên cạnh nguy cơ cháy nổ khi để động cơ hoạt động như ở trên, API cho biết cơ thể có thể tích điện khi người lái trở lại vào xe rồi bước ra cầm vào vòi phun xăng, dẫn tới xăng bắt và cháy nổ.
Điều này cũng tương tự cho những người ngồi trên xe, không nên ra ngoài suốt quá trình đổ xăng, nếu cần thiết phải ra hãy chạy tay vào bộ phận kim loại nào đó của xe rồi mới mở cửa bước ra ngoài.
Bên cạnh đó, nhiều người lại cho rằng chính việc tắt máy mới nguy hiểm, bên cạnh đó lại gây phiền toái. Ví như vào những ngày trời nóng, tắt máy đồng nghĩa tắt hệ thống điều hòa khiến người ngồi trên xe khó chịu, đề máy trở lại gây tốn nhiều xăng hơn và phát ra tia lửa điển mạnh hơn so với cứ để máy nổ bình thường.
Lý giải cho suy nghĩ này, các chuyên gia khẳng định, thời gian đổ xăng 4-5 phút sẽ chưa đủ để xe hạ nhiệt độ quá nhanh, nên mức nhiệt trong xe vẫn dễ chịu cho hành khách.
Khi quá trình đổ xăng kết thúc cũng là lúc vòi xăng cắm trở lại cây bơm xăng, nắp bình xăng đóng kín, không còn xăng vương vãi ra ngoài, tia lửa điện cũng không thoát ra ngoài được nên không thể gây cháy nổ.
Thực tế đã chứng minh, mọi xe máy đều phải khởi động trở lại khi đổ xăng xong. Lượng xăng tiêu tốn khi để máy chờ và khởi động lại là tương đương nhau.
Như vậy, việc đổ xăng tắt máy hay không tắt máy phần lớn phụ thuộc thói quen tài xế. Nguy cơ bắt cháy nổ khi để xe nổ máy là rất khó, nhưng không phải không thể xảy ra. Do đó, khuyến cáo an toàn nhất mà hãng xe cũng như các cơ quan quản lý an toàn đưa ra là tắt máy rồi mới xuống xe đổ xăng.
Theo Minh Hy
VnExpress
Tử hình kẻ tẩm xăng thiêu sống người yêu
Nghi ngờ cô gái 24 tuổi có mối tình khác, Phú rút dao chém nhiều nhát rồi đổ xăng đốt nạn nhân.
Ngày 5/7, TAND TP Đà Nẵng xét xử lưu động và tuyên phạt Trần Trọng Phú (27 tuổi, ở quận Thanh Khê, Đà Nẵng) tử hình về tội giết người.
Theo cáo trạng, Phú và Trần Thị Triều Tiên (24 tuổi, ở quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) có quan hệ yêu đương từ năm 2011. Nghi ngờ, Tiên có người khác nên Phú nổi cơn ghen và nảy sinh ý định giết chết Tiên.
Ngày 19/12/2013 Phú chuẩn bị một con dao và mua sẵn xăng rồi đến tìm Tiên. Tới nơi, thấy Phú cầm dao và xăng Tiên bỏ chạy nhưng bị Phú đuổi theo chém nhiều nhát vào người khiến Tiên ngã gục. Không dừng lại tại đó, Phú tiếp tục đổ xăng vào người Tiên, Tiên vùng dậy chạy nhưng bị Phú ôm lại rồi dùng bật lửa đốt. Người Tiên bùng cháy, mọi người xung quanh tìm cách dập lửa rồi đem Tiên tới bệnh viện, nhưng do bỏng quá nặng nên Tiên bị tử vong.
Bị cáo Phú tại phiên toà.
Tại tòa, Phú cho rằng vì quá yêu Tiên nên không chấp nhận việc Tiên đòi chia tay. Phú tỏ ra ăn năn hối cải và gửi lời xin lỗi vì đã đem đến cái chết bất hạnh, gây đau thương mất mát cho gia đình nạn nhân. HĐXX cho rằng, hành vi của bị cáo là hết sức nguy hiểm, phạm tội có sự chuẩn bị từ trước, dù bị hại đã bỏ chạy nhưng bị cáo cố tình đuổi theo là cố tình thực hiện hành vi phạm tội tới cùng.
Xét Phú đã không còn cải tạo được, nên cần tách ly bị cáo vĩnh viễn khỏi xã hội. HĐXX tuyên phạt Phú mức án tử hình.
Theo Zing News
Kẻ đổ xăng đốt, chém người tình nhận án tử Do cuồng yêu và bị nói lời chia tay nên Trần Trọng Phú đã đổ xăng đốt và dùng dao chém xối xả vào người yêu đến chết... Trưa 5/7, HĐXX Tòa án nhân dân TP Đà Nẵng đã đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt mức án tử hình đối với bị cáo Trần Trọng Phú về tội "giết người"....