Có cần cho trẻ uống oresol khi bị sốt?
Bé nhà tôi 28 tháng, cháu đi nhà trẻ nên hay bị lây ốm, sốt. Tôi nghe nói sốt cao sẽ bị mất nước nhiều, nên bổ sung oresol cho cháu. Nhưng cháu chỉ đòi uống nước lọc, nhất định không chịu uống oresol, nếu tôi ép uống thì cháu sẽ nôn. Xin cho biết có nhất thiết phải cho trẻ uống oresol khi bị sốt không?
Trần Thị Thoa (Bắc Ninh)
Trên thực tế, rất nhiều phụ huynh ép con uống oresol khi bị sốt, dù sốt vì bất kỳ lý do gì. Tuy nhiên đây không phải là việc làm đúng đắn, bởi trẻ sốt có rất nhiều nguyên nhân. Đúng là khi sốt cao sẽ bị mất nước, nhưng tùy vào mức độ mất nước và các bệnh khác kèm theo mà bác sĩ sẽ quyết định trẻ có cần dùng oresol hay không. Có những lý do để không cần dùng oresol khi trẻ bị sốt:
Một là oresol khó uống vì vị rất ngang, lờ lợ, mằn mặn. Hầu hết trẻ em (kể cả người lớn) thấy oresol khó uống và không muốn uống nếu không ở trong tình trạng mất nước và điện giải nhiều.
Hai là vì oresol khó uống nên trẻ dễ nôn, mà nôn lại gây mất nước, điện giải nên khiến trẻ càng mệt thêm.
Không nhất thiết phải uống oserol khi trẻ bị sốt.
Ba là khi trẻ bị sốt sẽ bị mất nước nhiều hơn mất điện giải (chủ yếu mất nước qua mồ hôi và hơi thở), hay còn gọi là mất nước ưu trương. Khi bù nước cho trẻ cần bù theo những gì trẻ mất đi nghĩa là cần bù nước nhiều hơn bù điện giải. Mà oresol là dung dịch đẳng trương, vậy nên cho trẻ uống là không phù hợp.
Bốn là, hiện tại y khoa chưa có hướng dẫn nào về việc dùng oresol cho trẻ bị sốt. Có thể việc sử dụng oresol để bù nước và điện giải bắt nguồn từ việc điều trị tiêu chảy, nên nhiều phụ huynh cũng áp dụng để bù mất nước trong sốt, nhưng đây là việc áp dụng hoàn toàn không đúng.
Video đang HOT
Sẽ là rất cần thiết phải uống oresol khi bị sốt kèm theo tiêu chảy. Còn với một trẻ bình thường không chịu uống oresol, mà khi sốt lại thích uống dung dịch này thì có khả năng là đang mất nước nhiều, cần đưa trẻ đi khám sớm.
Chuột rút khi đạp xe: Nguyên nhân và cách phòng ngừa
Chuột rút khi đạp xe sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, mất sức và khó phục hồi được dễ dàng. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì và cách phòng ngừa như thế nào?
Chuột rút là một cơn đau khá dữ dội ở cơ bắp. Các sợi cơ tự nhiên bị co lại khiến cơ không thể thư giãn. Hầu hết những người mới đi xe đạp thường bị chuột rút, gây ra suy nhược cơ thể và rất khó để phục hồi lại tốc độ ban đầu. Dưới đây là những nguyên nhân và cách phòng ngừa tình trạng chuột rút khi đạp xe mà có thể bạn chưa biết.
1. Nguyên nhân gây ra chuột rút khi đạp xe ?
Nguyên nhân của tình trạng chuột rút khi đạp xe có thể do rất nhiều yếu tố. Tuy nhiên việc xem xét kỹ những nguyên nhân này có thể giúp bạn phòng tránh và vượt qua chúng được dễ dàng.
1.1 Cơ thể mệt mỏi do luyện tập quá mức
Khi đạp xe, cơ bắp co lại và thư giãn để giúp di chuyển. Chuột rút xảy ra khi các cơ không thể thư giãn. Việc này xảy ra với tần suất lớn hơn khi chúng ta mệt mỏi, đặc biệt khi luyện tập quá mức. Ví dụ các cầu thủ, vận động viên thường bị chuột rút nhiều hơn do phải thi đấu ở cường độ cao hơn bình thường.
Luyện tập quá sức là nguyên nhân dẫn đến chuột rút (Ảnh: Internet)
Khi bạn luyện tập quá sức chịu đựng của cơ thể, acid lactic sẽ được tiết ra nhiều hơn so với bình thường. Acid lactic có thể làm tan các enzym kiểm soát sự co cơ và thư giãn, dẫn đến tình trạng chuột rút xảy ra.
1.2 Mất nước và các chất điện giải
Cơ thể mất nước cũng có nhiều khả năng gây ra chuột rút. Nước là phương tiện vận chuyển của cơ thể. Do vậy khi mất nước, cơ thể không thể duy trì được sự cân bằng khoáng chất làm ảnh hưởng đến sự co và thư giãn của cơ bắp.
Ngoài ra, mất nước cũng có những ảnh hưởng đến cân bằng điện giải trong cơ thể. Các chất điện giải giúp duy trì sự cân bằng. Cung cấp đủ chất điện giải sẽ không làm giảm nồng độ natri, ngăn ngừa chuột rút xảy ra. Electrolytes cũng đóng một vai trò quan trọng trong kiểm soát chức năng thần kinh, cơ và tim.
1.3 Đang gặp các chấn thương khác
Nếu như cơ thể không mệt mỏi hay mất nước và các chất điện giải nhưng vẫn bị chuột rút, hãy xem có một chấn thương nào đó trên cơ thể gây ra chuột rút hay không. Ví dụ chấn thương mắt cá chân và cổ hạn chế phạm vi di chuyển ở khớp, khiến cho chân bạn dễ bị chuột rút hơn.
2. Phòng ngừa chuột rút như thế nào?
Nếu như bạn bị chuột rút trong quá trình đạp xe, cơ thể sẽ khó hồi phục và bạn khó có thể trở lại vận tốc ban đầu. Chính vì vây, việc làm theo những điều sau đây để phòng ngừa chuột rút khi đạp xe là vô cùng quan trọng:
- Uống nước đầy đủ. Bổ sung thêm nước uống điện giải để có thể duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.
Bổ sung nước và các chất điện giải trong khi đạp xe (Ảnh: Internet)
- Tập luyện đúng cường độ, thời gian phù hợp với cơ thể của mình.
- Điều chỉnh xe đạp cho thật chuẩn với cơ thể, đi thử vài lần trước khi bắt đầu luyện tập sao cho cảm thấy thoải mái nhất.
- Nếu đang có các chấn thương khác trên cơ thể, hãy yêu cầu sự trợ giúp y tế để điều trị thật tốt và nhanh chóng.
3. Phương pháp xử lý chuột rút
Nếu như đã thực hiện các biện pháp nhưng vẫn không thể ngăn tình trạng chuột rút xảy ra, hãy ghi nhớ những mẹo sau đây để có thể xử lý chuột rút kịp thời:
- Nếu tình trạng chuột rút khi đạp xe không quá nặng và bạn vẫn có thể đạp tiếp, hãy thử thay đổi tốc độ, đạp chậm lại một chút và thay đổi vị trí ngồi. Hãy chuyển từ ngồi sang đứng hay trượt lên phía trước hoặc trở lại trên yên xe.
- Nếu chuột rút nặng và bạn cần phải dừng lại. Đừng ngồi yên và cố gắng duỗi phần cơ bị chuột rút. Điều này chỉ khiến cho cơ bắp thắt chặt hơn. Hãy thả lỏng cơ thể và đi bộ một chút khi cơn đau bắt đầu giảm bớt. Ghi nhớ tiếp tục sử dụng đồ uống điện giải trong thời gian này.
Nắng nóng nên uống nước như thế nào? Mùa nóng không nên để cơ thể khát nước mà cần bổ sung thường xuyên, uống từ từ từng ngụm, không nên uống nước đá lạnh, ăn kem để giải tỏa cơn khát. Ảnh minh họa Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết của cơ thể. Nước chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể, ở trẻ em tỷ...