Có cần ăn thịt bò hằng ngày để bổ máu và bổ sung sắt?
Nếu thể trạng cơ thể bình thường thì không nhất thiết phải ăn thịt bò mỗi ngày để mong muốn được bổ máu và bổ sung sắt.
Hiện nay không ít người dân có quan niệm ăn thịt bò mỗi ngày để bổ máu và bổ sung sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng, việc dùng thịt bò sai cách không những gây thiếu chất mà còn có thể gây bệnh cho cơ thể.
Đơn cử như thịt bò nhiều đạm sẽ không phải là thực phẩm tốt cho người mắc bệnh gout, cao huyết áp, tim mạch, sỏi thận… Chưa kể việc lạm dụng thịt bò còn có thể dẫn tới quá tải sắt, gây hại cho sức khỏe.
Không nhất thiết phải ăn thịt bò mỗi ngày để bổ sung sắt và bổ máu. Ảnh: HẠ QUYÊN
Vậy ăn bao nhiêu thịt bò là đủ?
Theo Thạc sĩ Bác sĩ Đặng Ngọc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Tư vấn Dinh dưỡng (NRECI), nếu không ăn chay trường, thì với chế độ ăn uống bình thường, một tuần chúng ta chỉ nên ăn 2 ngày thịt đỏ (thịt heo, thịt bò…) đã đủ hàm lượng sắt. Điều này có nghĩa là trung bình một ngày chúng ta ăn khoảng 2 lạng thịt đỏ, một tuần khoảng 4-5 lạng là đủ.
“Bên cạnh đó, có rất nhiều loại thực phẩm giàu sắt khác mà chúng ta có thể sử dụng như rau xanh, đậu, hoặc lâu lâu ăn huyết, gan… Với chế độ ăn như vậy, chúng ta sẽ không sợ thiếu sắt và cũng không nhất thiết phải ăn thịt bò mỗi ngày để bổ sung sắt” – BS Hùng nói.
Cũng theo BS Hùng, trong trường hợp được bác sĩ xác định là thiếu máu, thiếu sắt thì người dân có thể tăng lượng thịt đỏ ăn trong bữa, nhưng cũng chỉ nên ăn 2 bữa/tuần và ăn đa dạng thực phẩm giàu sắt khác, hoặc uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thời điểm không nên ăn thịt bò
Thịt bò là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn những tác hại nếu tiêu thụ không đúng cách.
100 g thịt bò cung cấp bao nhiêu protein?
12 g
Video đang HOT
22 g
32 g
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trọng Hưng, khoa Khám và Tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, cho biết thịt bò có chứa nhiều vitamin B6, protein và sắt cao, vitamin B12 cùng nhiều khoáng chất khác... Lượng protein và vitamin B6 trong thịt bò khá cao, ước tính 100 g thịt bò có thể sản xuất 22 g protein. Đây là những chất giúp tăng cường năng lượng và tạo máu cho cơ thể, tăng trưởng cơ bắp.
Thịt bò tốt nhưng ai nên hạn chế ăn?
Người bị bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp
Người béo phì, bệnh gout
Bệnh nhân da liễu, tiêu hóa, cơ xương khớp, huyết áp, tim mạch, tiều đường, sỏi thận
Tất cả đáp án trên
Thịt bò cũng hạn chế với nhiều người. Ví dụ, người bị bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tăng huyết áp, béo phì, gout. Đặc biệt, trường hợp giai đoạn bệnh có nguy cơ tiến triển nặng chỉ nên ăn thanh đạm, giảm lượng protein động vật, tăng lượng protein thực vật. Một số trường hợp cũng nên sử dụng với liều lượng phù hợp như bệnh nhân da liễu, tiêu hóa, cơ xương khớp, huyết áp, tim mạch, tiều đường, sỏi thận hoặc sau phẫu thuật.
Bạn không nên ăn vượt quá lượng thịt bò này mỗi tuần:
100 g
250 g
500 g
Mỗi người nên tiêu thụ không quá 3 lần thịt đỏ mỗi tuần. Tổng lượng thịt đỏ trong một tuần vào khoảng 350-500 g sau chế biến (tương đương tối đa khoảng 700 g thịt sống và không bao gồm trọng lượng của xương). Nếu tính theo ngày thì lượng thịt đỏ không nên vượt quá 70 g/ngày (thịt đã chế biến chín), tương đương khoảng 100 g/ngày thịt sống không bao gồm phần xương.
Lý do bạn không nên ăn thịt bò vào buổi tối:
Dễ gây đầy bụng, khó tiêu
Tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp
Không tốt cho tim mạch, hình thành sỏi thận
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Nguyên giảng viên khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, thịt bò nhiều protein, rất khó tiêu. Người dân không nên ăn vào buổi tối vì vận động ít, khả năng tiêu hóa chậm, dễ bị đầy bụng, ợ chua, bí bách dễ gây bệnh.
Ăn thịt bò tái sống, bạn có nguy cơ:
Nhiễm sán lá gan
Tăng cholesterol
Giảm cơ hội hấp thu protein
Ăn thịt bò tái hoặc sống có thể mắc bệnh sán lá gan. Loại sán này thường ký sinh ở gan và đường mật của những động vật ăn cỏ như trâu, bò, dê...
Cách nhận biết thịt bò nhiễm giun sán:
Thớ thịt xuất hiện các đốm trắng li ti hoặc cụm nhỏ màu trắng nổi lên như mụn nước
Thịt màu đỏ sẫm, có nhiều mỡ, nhiều dường dây màu trắng hoặc trong suốt
Thịt có màu đỏ nhạt, chảy nhiều nước, phần da mỏng, có mùi khó chịu
Thịt xuất hiện các đốm trắng li ti hoặc các cụm nhỏ màu trắng nổi lên như mụn nước thì rất có thể đã nhiễm giun sán. Thớ thịt có những hình sợi hay hình bầu dục lớn bằng hạt gạo, có màu trắng, xám cũng là dấu hiệu có chứa giun sán, tuyệt đối không ăn. Thịt bò tái hoặc chín, màu sắc có thể thay đổi, thậm chí con sán rất dễ bị nhầm lẫn với gân hoặc mỡ bò khi đã tiếp xúc nhiệt.
Thịt bò không nên nấu chín ở nhiệt độ nào?
70 độ C
100 độ C
200 độ C
Khi chế biến ở nhiệt độ cao trên 200 độ C, thịt bò sẽ sinh ra các chất có hại. Ngay cả lượng khói được thải ra trong quá trình chế biến đôi khi cũng làm ảnh hưởng cơ thể phần nào.
Vì vậy, bạn lưu ý không chế biến ở nhiệt độ cao và tuyệt đối không nên ăn thịt bò bị cháy hay khét.
Nhiều lợi ích của bông cải xanh Bông cải xanh được cho là có tác dụng giảm viêm, tăng cường sức khỏe tim mạch, sức khỏe xương, hệ tiêu hóa... Bông cải xanh là loại rau củ phổ biến và dễ tìm mua. Trong bông cải xanh có chứa chất béo, carbohydrate, chất đạm, canxi, sắt, phốt pho, kali, vitamin A, B6, E, K, folate,... Dưới đây là một số...