‘Cô bé’ viêm nhiễm tái đi tái lại, bác sĩ chỉ ra thủ phạm là thói quen của vợ hoặc chồng
Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh rất thường gặp ở phụ nữ. Vì nhiều lý do, khách quan cũng như chủ quan mà nhiều khi bệnh đã được điều trị nhưng vẫn tái đi tái lại.
Mệt mỏi vì viêm nhiễm vùng kín
Chị Lê Thị Duyên – 41 tuổi, thành phố Thái Bình tâm sự chị bị viêm vùng kín hơn 2 năm nay và đã đi khám, đặt thuốc rất nhiều lần nhưng chỉ được 2, 3 tháng là lại tái phát lại.
Vì viêm nhiễm tái đi tái lại khiến chị Duyên rơi vào stress. Chi nhiều lần cất công lên Hà Nội điều trị nhưng bênh không khoi dưt điêm. Chị Duyên lên mạng tìm hiểu đủ các bác sĩ từ mẹo cho đến các viên đặt phụ khoa khác nhau. Có lần, chị Duyên mua thuốc đặt thấy xổ ra dịch như bã đậu rất nhiều chị cứ tưởng sau đó sẽ khỏi nhưng tháng sau vùng kín lại râm ran ngứa và xuất hiện dịch.
Chán nản, chị Duyên đành sống chung với viêm nhiễm. Gần đây nhất, chị đọc thông tin viêm nhiễm lâu có thể gây ung thư nên chị lại đến tìm bác sĩ thêm lần nữa. Sau khi khám bác sĩ cho biết chị Duyên bị viêm vùng kín, viêm lộ tuyến tử cung. Tìm hiểu thói quen hàng ngày, bác sĩ mới phát hiện trước đó chị Duyên rất sạch sẽ, ngày rửa vùng kín 2,3 lần với xà phòng bánh. Điều này khiến vùng kín mất độ cân bằng Ph dẫn tới vi khuẩn xâm nhập và gây viêm.
Sau khi bị viêm nhiều lần, chị Duyên lại tư đặt thuốc khi thấy ngứa, thấy viêm mà không theo đơn của bác sĩ.
Thủ phạm viêm vùng kín
Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Hiếu – chuyên khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa An Việt, các dấu hiệu phổ biến khi bị viêm nhiễm phụ khoa, đó là huyết trắng ra nhiều, ra suốt cả tháng; huyết trắng mùi hôi, có màu và tính chất bất thường như dạng bột trắng bã đậu, dạng trắng đục và đặc như mủ, màu vàng xanh,….; vùng kín đau, ngứa, rát nhất là khi quan hệ tình dục, ra máu bất thường. Nặng hơn, có thể gây đau lưng, đau tức vùng bụng dưới, tiểu buốt, tiểu giắt, tiểu ra máu.
BS Hiếu cho biết viêm vùng kín do cấu tạo mở của hệ sinh dục nữ, nên vùng kín rất dễ bị tác động, tấn công và gây bệnh. Bởi vậy, chỉ cần sơ ý trong vệ sinh, sinh hoạt hoặc cách bảo vệ không đúng, vùng kín sẽ bị tác động dẫn tới viêm nhiễm.
Sơ ý thường gặp nhất, bác sĩ Hiếu cho rằng yếu tố vệ sinh kém dẫn đến vi khuẩn tấn công làm nhiễm trùng âm hộ, âm đạo. Ngược lại, nhiều chị em cũng có thói quen vệ sinh quá kỹ cũng khiến “cô bé” bị viêm nhiễm. Rất nhiều chị em, sau khi điều trị viêm nhiễm xong, bệnh lại quay về nhanh chóng chỉ vì các nguyên nhân chủ quan, họ đã hiểu sai là chỉ cần đặt thuốc, uống thuốc là đủ rồi, không cần giữ gìn gì thêm nữa.
Ngoài ra, bạn tình cũng là nguyên nhân gây viêm phụ khoa ở phụ nữ. BS Hiếu cho rằng rất nhiều trường hợp, dù người vợ đã tuân thủ rất đúng các nguyên tắc vệ sinh vùng kín, mà không biết, thủ phạm khiến bệnh viêm nhiễm phụ khoa không thể khỏi được là do người chồng. Hoặc người chồng không vệ sinh sạch sẽ hoặc họ đang nhiễm một tác nhân gây viêm nhiễm nào đó.
Đối với nam giới, biểu hiện bệnh viêm nhiễm bởi các tác nhân thường gây viêm nhiễm phụ khoa rất ít được biểu lộ rõ. Các tác nhân vi khuẩn, virus này ẩn nấp trong cơ quan sinh dục của chồng và khi quan hệ tình dục với vợ, quý ông đã “hồn nhiên” truyền bệnh cho vợ mà không hay biết.
Video đang HOT
Việc mất cân bằng PH âm đạo và suy giảm lợi khuẩn cũng là thủ phạm khiến vùng kín viêm đi viêm lại. Có thể do việc sử dụng thuốc đặt phụ khoa, dùng kháng sinh kéo dài, sử dụng nước vệ sinh hoặc cách vệ sinh vùng kín không đúng cách,… khi tiêu diệt vi khuẩn có hại thì tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng pH âm đạo. Một số yếu tố tác động khác cũng ảnh hưởng tới PH âm đạo như mất cân bằng nội tiết tố nữ, stress,…
Khi có dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín, bác sĩ Hiếu khuyến cáo chị em nên đi khám chuyên khoa phụ sản tìm nguyên nhân trị dứt điểm. Ngoài ra, chị em không nên tự mua kháng sinh về đặt theo mách bảo hoặc theo đơn thuốc lần trước, việc này có thể khiến chị em bị kháng thuốc mà bệnh lại càng dễ tái đi tái lại.
Hoa thiên lý có tác dụng gì và lưu ý khi sử dụng
Hoa thiên lý thường được sử dụng như một loại rau, rất phổ biến tại Việt Nam, không chỉ ngon miệng mà còn còn đem đến rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Vậy hoa thiên lý có tác dụng gì?
Cây thiên lý là một loại cây leo được trồng phổ biến tại Việt Nam. Cây thiên lý còn có tên khác là dạ lài hương, cây hoa lý..., tên tiếng Anh là Pergularia minor Andr.
Cây thiên lý là một loại cây thân thảo, dây leo, không có tua cuốn, thân dài từ 1-10 m, có màu lục ánh vàng. Lá thiên lý có hình tim, phiến lá dài 4-12 cm, rộng 3-10 cm, lông trải đều trên gân lá. Hoa thiên lý mọc thành chùm dưới nách lá, thường có màu vàng. Mỗi bông hoa thiên lý thường có 5 cánh, cuống hoa dài 0,5-1,5 cm.
Hoa thiên lý thường ra vào khoảng tháng 5 đến tháng 10, sau đó kết quả từ tháng 10 đến tháng 12. Tuy nhiên hiện nay, do điều kiện địa lý và thời tiết, nhiều vùng trồng được cây thiên lý nên tiêu thụ trên thị trường quanh năm.
Trên cây thiên lý, cả lá và hoa thiên lý đều sử dụng để ăn được, tuy nhiên hoa thiên lý được bán phổ biến hơn cả. Mặc dù gọi là hoa nhưng hoa thiên lý thường được chế biến như một loại rau. Hoa thiên lý có vị hơi ngọt, hơi hăng và có mùi thơm đặc trưng.
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình, giải nhiệt, có tác dụng an thần, làm ngủ ngon giấc, giảm tiểu đêm, đỡ mệt mỏi, đau lưng, có tính chống viêm... Còn theo nghiên cứu y học hiện đại, thành phần dinh dưỡng có trong cây thiên lý bao gồm: chất xơ 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao...
Tác dụng chung của cây thiên lý
Tác dụng của lá thiên lý:
- Giảm đau nhức xương khớp, hỗ trợ giảm cân hiệu quả
- Sát trùng, kháng viêm, chống lở loét, kích thích mọc da non
- Chữa trĩ ngoại và sa dạ con
- Chữa viêm giác mạc, viêm kết mạc do sởi, mắt mờ do màng mộng.
Tác dụng của rễ thiên lý:
- Thanh nhiệt, giải độc cơ thể
- Tăng cường sức đề kháng
- Chống rôm sảy ở trẻ em.
Ngoài ra, rễ cây thiên lý còn có thể được sử dụng để chữa chứng tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu ra máu...
Hoa thiên lý có tác dụng gì?
1. Giúp an thần, điều trị chứng mất ngủ
Hoa thiên lý có tác dụng an thần, chữa mất ngủ vô cùng hiệu quả. Bạn có thể dùng hoa thiên lý nấu canh, nấu với thịt băm, hoa thiên lý xào thịt bò... Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng bài thuốc bao gồm hoa thiên lý, tâm sen và hoa nhài, đem rửa sạch rồi nấu lấy nước uống hàng ngày, dần dần tình trạng mất ngủ sẽ được cải thiện.
2. Điều trị bệnh trĩ
Để chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý, cần chuẩn bị 100 g hoa hoặc lá thiên lý non, đem rửa sạch, sau đó giã nát cùng với một ít muối hạt. Thêm một ít nước lọc rồi chắt lấy nước. Sau đó, dùng bông gòn tẩm vào nước này, chấm trực tiếp lên búi trĩ, cuối cùng là rửa sạch lại bằng dung dịch nước muối loãng.
3. Tốt cho người vô sinh
Những người vô sinh do tiếp xúc nhiều với chì có thể sử dụng hoa thiên lý để cải thiện tình hình. Hãy chế biến hoa thiên lý thành các món ăn hàng ngày, chất kẽm trong hoa thiên lý sẽ đẩy chì ra khỏi cơ thể, từ đó giúp cải thiện tình trạng vô sinh.
4. Điều trị đau nhức xương khớp
Những bệnh nhân mắc các bệnh về xương khớp, đặc biệt là người già khiến xương khớp yếu đi, có thể sử dụng hoa thiên lý như một cách điều trị hiệu quả. Có thể đem hoa thiên lý nấu canh hoặc xào thịt bò.
5. Hỗ trợ giảm cân
Do hoa thiên lý có chứa nhiều chất diệp lục và chất xơ nhưng lại rất ít calo, do đó nó có tác dụng giảm cân rất tốt. Các chất dinh dưỡng trong hoa thiên lý sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm hấp thụ chất béo, đốt cháy mỡ thừa, vừa giúp tăng cảm giác no lâu, từ đó giảm lượng thức ăn nạp vào cơ thể. Chỉ cần kết hợp với một chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ tập luyện thường xuyên, bạn có thể giảm cân nhanh chóng.
6. Ngừa rôm sảy cho trẻ em
Rôm sảy thường xuất hiện ở trẻ em do thời tiết nóng nực, cơ thể bị nhiệt, mồ hôi không thoát ra ngoài được gây bí tắc ở da. Do hoa thiên lý có tính bình, vị mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc nên có thể dùng để ngừa rôm sảy cho trẻ em. Với trẻ nhỏ, có thể nghiền nát hoa thiên lý rồi nấu bột hoặc nấu cháo. Với trẻ đã lớn và ăn được cơm, có thể chế biến thành món ăn như người lớn.
7. Tẩy giun kim
Trẻ bị giun kim sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Để điều trị giun kim cho trẻ nhỏ, có thể sử dụng hoa thiên lý kết hợp với rau sam và đinh lăng, rửa sạch, sao khô rồi đem nấu nước uống, hoặc có thể nấu canh cho trẻ ăn, duy trì liên tục khoảng 10 ngày sẽ khỏi.
Lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý
Hoa thiên lý có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, kết hợp được với nhiều loại thực phẩm mà hầu như không gây dị ứng, phản ứng hay tác hại nào. Tuy nhiên, có một số lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý bạn nên biết:
- Không nên kết hợp hoa thiên lý với những thực phẩm giàu chất sắt như thịt heo, gan và nội tạng, một số động vật có vỏ như ốc, sò... vì nó sẽ làm giảm tác dụng của hoa thiên lý.
- Không nên nấu hoa thiên lý quá kỹ, chỉ cần vừa chín tới là được.
Để bạn gái "mát-xa" bằng miệng, nam sinh viêm đường tiết niệu nặng Sau một lần quan hệ với bạn gái qua đường miệng nhưng không áp dụng biện pháp an toàn, nam sinh viên năm cuối tại Hà Nội nhận cái kết đắng. Mới đây, khoa Nam học và Y học Giới tính, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận một nam sinh viên năm cuối của một trường đại học trên...