Cô bé dậy thì từ năm 4 tuổi
Emily Dover ở Australia có kỳ kinh nguyệt đầu tiên vào năm 4 tuổi và trải qua thời kỳ mãn kinh lúc 7 tuổi.
Emily Dover chào đời nặng 3,6 kg, mọi thứ đều bình thường cho đến khi được 4 tuần tuổi đột nhiên tăng trưởng nhanh khác lạ. Bé cao thêm 4 cm chỉ sau 7 ngày. Mẹ là Tam Dover cho biết lúc bé 4 tháng tuổi đã phải dùng đến quần áo cho bé từ 12 đến 18 tháng tuổi.
Lên 2 tuổi, Emily bắt đầu có dấu hiệu phát triển ngực, có nụ vú và mụn trứng cá, đồng thời mùi cơ thể rất rõ rệt. Mẹ Tam Dover rất sốc khi nhận thấy những dấu hiệu tăng trưởng lạ này của con gái, đưa đến gặp nhiều chuyên gia để tìm nguyên nhân. Các bác sĩ đều chẩn đoán tình trạng này có thể do di truyền hoặc chế độ ăn uống, không ai phát hiện ra sự bất ổn.
Hai năm sau, 4 tuổi, cô bé đi tiểu có máu, gia đình phát hiện hóa ra bé có kinh nguyệt. Lông bắt đầu mọc rất nhanh ở phần lưng và vùng kín của bé. Khám ở những bệnh viện nhi lớn hơn, cuối cùng bác sĩ chẩn đoán em bị mắc bệnh Addison – một rối loạn do cơ thể không thể sản xuất đủ một số hormone nhất định dẫn đến việc cô bé bị dậy thì sớm và gặp một loạt vấn đề như tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, rối loạn tự kỷ, lo âu… Các triệu chứng rất phức tạp khiến bác sĩ không chẩn đoán sớm được bệnh, việc điều trị trở nên khó khăn.
Emily Dover đang trải qua thời kỳ mãn kinh do dậy thì sớm.
Bác sĩ chỉ định Emily dùng liệu pháp thay thế hormone để ngăn chặn sự phát triển sớm. Quá trình điều trị khiến cơ thể bé trải qua sự thay đổi về thể chất và tinh thần, có dấu hiệu mãn kinh khi mới 5 tuổi.
Hiện tại Emily 7 tuổi nhưng nhìn như cô gái 23 tuổi, cân nặng 65 kg và vẫn trong thời kỳ mãn kinh. Em không dùng bất kỳ loại thuốc nào, chỉ điều trị thường xuyên bằng xét nghiệm DNA và di truyền. Các bác sĩ không biết khi nào cô bé sẽ trở lại cuộc sống bình thường.
Video đang HOT
Theo các bác sĩ, dậy thì được coi là sớm nếu khởi phát trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Tuy nhiên độ tuổi chính xác vẫn còn là vấn đề tranh cãi, một số chuyên gia cho rằng cần hạ độ tuổi này xuống. Phần lớn trường hợp dậy thì sớm đơn thuần là sự trưởng thành trước thời hạn. Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân gây biến đổi như u nang buồng trứng, u não, các bệnh tuyến giáp, gia tăng lượng estrogen đưa vào cơ thể từ bên ngoài qua thức ăn, đồ nhựa…
Trẻ bị dậy thì sớm đối mặt với nguy cơ thay đổi cơ thể khi còn quá nhỏ, dẫn đến sự thay đổi cảm xúc. Tỷ lệ dậy thì sớm xuất hiện ở các bé gái nhiều hơn 10 lần so với các bé trai.
Thúy Quỳnh
Theo The Sun/VNE
Bí quyết ngăn chặn đổ mồ hôi nhiều dưới cánh tay vào những ngày hè quá nóng bức
Dẫu không ảnh hưởng tới sức khỏe, đổ mồ hôi nhiều dưới cánh tay thực sự là vấn đề lớn nếu bạn sắp sửa tham gia cuộc họp hoặc thuyết trình nơi đông người.
Allison Arthur, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Orlando, Florida cho biết, cơ thể chúng ta kiểm soát nhiệt độ và làm mát thông qua quá trình đổ mồ hôi.
Không phải tất cả mọi người đều đổ mồ hôi như nhau. Một số người chỉ có thể đổ nhiều nhất 1 lít mỗi ngày, trong khi những người khác đến vài lít. Tất cả điều này phụ thuộc vào cơ thể, di truyền, khí hậu nơi bạn sống và cường độ hoạt động. Tuy nhiên, nếu thực sự cảm thấy khu vực này đổ mồ hôi nhiều bất thường, bạn có thể đang mắc phải hội chứng tăng tiết mồ hôi.
Tăng tiết mồ hôi là gì?
Theo ước tính của Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ (AAD), khoảng 3% người Mỹ đang phải vật lộn với tình trạng này. Người bị tăng tiết mồ hôi sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn mức cần thiết, ngay cả khi cơ thể họ không cần hạ nhiệt.
Theo AAD, tăng tiết mồ hôi không rõ nguyên nhân thường xảy ra ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Trong khi đó, loại có nguyên nhân lại hay xuất hiện ở người mắc bệnh tiểu đường, đã qua thời kỳ mãn kinh hoặc gặp phải tình trạng cường giáp.
Trong hầu hết các trường hợp, hội chứng tăng tiết mồ hôi chỉ xảy ra ở một hoặc hai khu vực trên cơ thể. Vì vậy, bạn có thể thấy rất nhiều mồ hôi dưới cánh tay và trên trán, trong khi các bộ phận khác lại không có hoặc ra rất ít.
Trên thực tế, đổ mồ hôi nhiều quá mức có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang bị đe dọa nghiêm trọng. Không những vậy, tình trạng này còn khiến bạn xấu hổ và ngại ngùng mỗi khi tiếp xúc với người khác. Theo ghi nhận của AAD, rất ít người tới khám bác sĩ dù tăng tiết mồ hôi đem lại cảm giác vô cùng khó chịu. Trên thực tế, họ cảm thấy quá xấu hổ khi nhắc đến bộ phận dưới cánh tay và chấp nhận sống chung với tình trạng này.
Đây là việc làm hoàn toàn sai lầm vì bác sĩ có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân và cách ngăn chặn ra mồ hôi quá mức.
Đổ bao nhiêu mồ hôi là bình thường?
Theo chuyên gia Arthur, mồ hôi là một trong những thứ có thể dễ dàng khiến chúng ta hoảng sợ. Không ít người cảm thấy vô cùng lo lắng dù trên thực tế lượng mồ hôi họ tiết ra là hoàn toàn bình thường.
Một người khỏe mạnh sẽ không ra mồ hôi dưới cánh tay, lưng hoặc các bộ phận khác nếu chỉ ngồi trong môi trường khoảng 25 độ C. Trường hợp mồ hôi chảy liên tục hoặc thường xuyên thấm qua áo sơ mi lúc bạn nghỉ ngơi, đó có thể là dấu hiệu đổ mồ hôi quá nhiều. Nếu vẫn không chắc chắn, bạn nên đến khám bác sĩ da liễu để họ xác định nguyên nhân và đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
Không ít người cảm thấy vô cùng lo lắng dù trên thực tế lượng mồ hôi họ tiết ra là hoàn toàn bình thường.
Điều trị tăng tiết mồ hôi như thế nào?
Bác sĩ sẽ hỏi về dấu hiệu đổ mồ hôi nhằm xác định bạn đang mắc phải dạng tăng tiết mồ hôi nào. Nếu tình trạng này bắt nguồn từ nguyên nhân cụ thể như bệnh tuyến giáp hay thời kỳ mãn kinh, họ sẽ đưa ra cách điều trị hiệu quả nhất.
Chris Adigun, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Chapel Hill, North Carolina cho biết, nếu không rõ nguyên nhân mắc phải hội chứng này, bạn hãy thử sử dụng một số sản phẩm chống mồ hôi do chúng chứa hoạt chất aluminum chloride có tác dụng hạn chế hoạt động của các tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, nếu bạn có làn da nhạy cảm, thuốc này có thể gây phát ban hoặc kích ứng vùng da dưới cánh tay.
Các biện pháp điều trị lâu dài hoặc vĩnh viễn nhắm vào các tuyến mồ hôi cụ thể ở nách, mặt, tay hoặc chân không thể ngăn chặn mồ hôi toàn diện trên cơ thể. Vì vậy, ngay cả khi bạn tiến hành loại bỏ tuyến mồ hôi ở nách, bạn vẫn sẽ đổ mồ hôi trên trán, lưng và các bộ phận cơ thể khác.
(Nguồn: Womenshealthmag)
Theo Helino
Liều lĩnh dùng dụng cụ tự chế để hút và kết thúc sớm kỳ kinh nguyệt, 2 phụ nữ nhập viện trong tình trạng tai biến vùng kín kinh hoàng Gần đây, một phương pháp kết thúc kỳ kinh nguyệt sớm được gọi là hút điều hòa kinh nguyệt đã xuất hiện lan tràn trên mạng xã hội và làm không ít chị em băn khoăn về tính hiệu quả lẫn độ an toàn của chúng. Một y tá tại Seattle, Washington cho biết, 2 người phụ nữ trẻ đã phải nhập viện...