Cô bé 4 tuổi nhập viện vì ‘chết đuối khô’ khiếu nhiều phụ huynh lo lắng
Elianna Grace (4 tuổi, ở Sarasota, Florida, Mỹ) gần đây đã nhập viện vì sắp “chết đuối khô”, đã dấy lên nỗi sợ hãi cho các ba mẹ về sự an toàn của trẻ khi chơi trong nước.
Elianna Grace đang phải cần sự trợ giúp từ máy thở tại Bệnh viện Tưởng niệm Sarasota (Mỹ) sau khi uống nước hồ bơi.
ẢNH CHỤP MÀN HÌNH FOX NEWS
Theo Fox News ngày 24.4, Grace đang phải cần sự trợ giúp từ máy thở tại Bệnh viện Tưởng niệm Sarasota (Mỹ) sau khi uống nước hồ bơi vào ngày 14.4.2018.
Ngay sau khi bị uống nước, cô bé chẳng có một dấu hiệu nào khó chịu. Cho đến hai ngày sau, cô bé bị sốt cao.
Lúc đầu, mẹ cô bé nghĩ trẻ con sốt là chuyện bình thường, không có gì quan trọng. Tuy nhiên, vài ngày sau đó, cô bé đã được đưa thẳng vào phòng cấp cứu.
Ở đó, các bác sĩ chẩn đoán cô bé bị viêm phổi và phải thở máy. Gia đình cô bé đang cầu mong cô bé nhanh hồi phục khỏe mạnh.
Năm ngoái, bệnh viện ở Texas cũng ghi nhận một cậu bé 4 tuổi tử vong vì “chết đuối khô”.
“Chết đuối khô” là gì?
David J. Kim, sinh viên năm cuối chuyên ngành cấp cứu của Đại học California, nói với ABC News: “Chết đuối khô” hay còn gọi là chết đuối thứ cấp được sử dụng để miêu tả một số hiện tượng không có bất cứ một dấu hiệu ngay tức thời mà sau đó nhiều giờ hay nhiều ngày mới có những dấu hiệu phổi tràn dịch và suy hô hấp.
May mắn, chết đuối thứ cấp rất hiếm. Theo ước tính của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), trong gần 4.000 trường hợp chết đuối và gần như chết đuối ở Mỹ mỗi năm, có khoảng 1% đến 5% là “chết đuối khô”.
Những dấu hiệu chính của “chết đuối khô” là ho và khó thở vì dịch và protein tràn vào phổi, Kim cho biết thêm.
Những trẻ nhỏ có thể không biết diễn tả cho ba mẹ chúng biết chúng đang thở rất nhanh so với bình thường. Nôn ói cũng có thể đi kèm như trường hợp của cậu bé 4 tuổi ở Texas.
Ngoài ra, trẻ có thể cảm thấy đau đầu vì ô xy không đủ cung cấp cho não. Trẻ cũng có thể có những cư xử lạ và ngủ nhiều hơn vì CO2 trong máu nhiều.
Video đang HOT
Tiêu chảy cũng là triệu chứng thường xuyên của chết đuối thứ cấp, theo ABC News.
Theo thanhnien.vn
8 trường hợp tắm con là hại chết con, mẹ bắt buộc phải biết!
Tắm không chỉ giúp cơ thể bé sạch sẽ mỗi ngày mà đây còn là liệu pháp thư giãn tuyệt vời cho bé, giúp bé ngủ ngon, giảm đau đớn và dễ chịu hơn.
Không nên tắm cho trẻ sau khi tiêm phòng
Hơn nữa, thông qua những động tác vuốt ve của mẹ, sẽ giúp máu huyết của bé lưu thông tốt hơn. Điều này rất tốt cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Tuy nhiên, những trường hợp dưới đây mẹ không nên cho bé tắm ngay vì có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
1. Sau khi tiêm chủng
Sau khi tiêm phòng vắc xin trên da em bé sẽ có một lỗ nhỏ, nếu cho bé tiếp xúc với nước ngay vi khuẩn có trong nguồn nước sẽ xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng, lở loét hoặc sưng tấy cho vùng tiêm. Khi xuất hiện phản ứng sưng tấy rất khó phân biệt do nguyên nhân gì gây ra.
Điều này không tốt cho em bé. Vì thế, mẹ cần lưu ý sau khi tiêm phòng cần cho bé nghỉ ngơi vài tiếng đồng hồ, hoặc dùng khăn lau người cho bé thay vì tắm để tránh nước bắn vào chỗ tiêm.
2. Trẻ bị sốt cao
Nhiều bà mẹ nghĩ rằng, tắm sẽ giúp thân nhiệt của bé hạ thấp, nên có tác dụng hạ sốt. Tuy nhiên, đây là cách làm phản khoa học, khi trẻ bị sốt cao trên 37 độ C nếu tắm cho bé, trẻ dễ bị ớn lạnh, các lỗ chân lông sẽ co lại khiến nhiệt độ của bé càng tăng cao hơn.
Nguy hiểm hơn trẻ có thể bị co giật. Vì lúc này các cơ quan như huyết quản, mao mạch da toàn thân nở ra, gây xung huyết, máu không đủ cung cấp cho các cơ quan nội tạng của bé nên rất nguy hiểm cho trẻ.
Các bác sĩ khuyến cáo phải đợi sau 48 giờ bé hạ sốt mới được tắm cho trẻ. Vì nếu tắm sớm trẻ dễ bị nhiễm phong hàn, cơn sốt có thể tái phát lại.
Để hạ sốt an toàn cho bé các bác sĩ khuyên mẹ nên dùng khăn nhúng nước ấm rồi chườm nóng cho trẻ, kèm theo uống thuốc hạ sốt và dung dịch bù điện giải nếu cần thiết để chống mất nước và kiệt sức cho bé.
Ngoài ra, sau khi sốt, sức đề kháng rất kém, nếu tắm ngay dễ bị phong hàn dẫn đến sốt tái phát hoặc sốt nặng hơn. Chính vì vậy trẻ đỡ sốt sau 48 tiếng mới cho tắm.
Em bé bị sốt cao không nên tắm ngay trẻ dễ bị ớn lạnh
3. Sau bữa ăn
Sau bữa ăn, lúc này dạ dày của bé đang co bóp, nhào trộn để tiêu hóa thức ăn. Nếu tắm ngay trẻ dễ bị nôn ói, gây hại cho dạ dày.
Chưa kể đến, sau khi ăn nếu tắm liền các mạch máu sẽ giãn nở, làm máu dồn ứ về vùng da nhiều hơn trong khi đó máu lưu thông đến hệ tiêu hóa lại giảm đi khiến cho việc hấp thu dinh dưỡng gặp khó khăn.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên, thời điểm lý tưởng để tắm cho bé là từ 1-2 giờ sau bữa ăn.
Sau bữa ăn không nên tắm cho bé ngay vì sẽ gây hại dạ dày của trẻ
4. Trẻ bị nôn ói, tiêu chảy
Khi trẻ bị nôn ói, cha mẹ chỉ nên cho bé nằm yên một chỗ, hạn chế di chuyển và vận động. Nếu mẹ mang bé đi tắm cho sạch sẽ như thế sẽ khiến bé bị nôn ói nhiều hơn khi trẻ bị dịch chuyển liên tục. Điều này vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
Việc tắm cho con khi bé đang nôn mửa liên tục không phải là ý hay. Do đó khi trẻ nôn chớ, ỉa chảy cha, mẹ nên cho trẻ nằm yên một chỗ nghỉ ngơi, chăm sóc, hết nôn toàn toàn mới tắm.
5. Da bị tổn thương
Khi trẻ bị tổn thương dưới da như viêm loét, rách da, vết thương hở, lở loét... mẹ nên hạn chế tắm cho bé. Vì khi tắm vi khuẩn có trong nước sẽ xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng và làm vùng lở loét lan rộng ra.
Cách tốt nhất mẹ chỉ nên dùng nước lau người cho bé, hạn chế tắm. Hoặc khi tắm dùng dụng cụ băng bó vết thương để tránh nước bắn vào.
Khi trẻ bị tổn thương ngoài da mẹ nên hạn chế tắm cho bé
6. Tắm ngay sau khi cho con ăn
Tắm ngay lập tức sau khi ăn làm các mạch máu giãn nở, lưu lượng máu đổ vào da nhiều hơn, đồng thời máu cung cấp cho hệ tiêu hóa giảm, ảnh hưởng đến việc hấp thụ dinh dưỡng của trẻ.
Ngoài ra, sau khi ăn dạ dày của bé đã được mở rộng, đi tăm ngay lập tức có thể dễ dàng dẫn đến nôn mửa. Vì vậy, việc tắm rửa thường được thực hiện trong vòng 1 -2 giờ sau khi cho con ăn là thích hợp nhất
7. Tắm cho bé khi đói
Các nhà nghiên cứu cho biết, khi đang đói bạn không nên tắm cho con ngay vì trong phòng tắm nhiệt độ tương đối cao.
Khi tắm nước nóng, mạch máu ở da căng lên, cộng với mồ hôi ra nhiều làm lượng tản nhiệt lớn, năng lượng tiêu hao nhiều dễ làm lượng đường trong máu thấp xuống gây chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh, tay run, thậm chí có hạ huyết áp và gây đột quỵ.
8. Khi tắm cho trẻ sinh non, nhẹ cân phải hết sức cẩn thận
Những em bé sinh non, hoặc có trọng lượng dưới 2,5kg mẹ cần phải cẩn thận khi cho em bé tắm. Nên hạn chế tắm cho bé vì chất béo dưới da của trẻ rất mỏng, chức năng điều hòa thân nhiệt của bé không được tốt nên rất nhạy cảm với những biến đổi về nhiệt độ của môi trường sống xung quanh.
Với những em bé này, mẹ chỉ nên dùng nước ấm và khăn mềm lau nhẹ nhàng để vệ sinh cho bé sẽ tốt hơn. Chú ý khi tắm hoặc vệ sinh cho bé, không nên đặt bé ở những nơi có nhiều cửa, gió lùa vào mà hãy tắm cho bé ở trong phòng kín.
Em bé sinh non mẹ cần phải cẩn thận khi tắm cho bé
Theo phunugiadinh
Bé trai bị nhiễm khuẩn tụ cầu vàng sau cú ngã xe đạp Bé 11 tuổi được bác sĩ kịp thời mổ tháo các ổ mủ do nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng. Bé ở Bạc Liêu ngã xe đạp bị dập đầu gối, xây xát da chân trái. Chân bé sau đó sưng to dần, đi lại khó khăn, không duỗi được. Bé sốt cao liên tục, gia đình đưa tới bệnh viện địa phương...