Cơ bắp robot sinh học được tạo ra giống hệt con người
Các nhà khoa học tại đại học Illinois đang phát triển một dự án chế tạo robot sinh học với cơ bắp được mô phỏng theo cấu trúc của con người, điều khiển bằng xung điện.
Các nhà khoa học tại phòng nghiên cứu thuộc đại học Illinois đã phát triển một dạng cơ bắp robotsinh học hoàn toàn mới, được gọi là bio-bot với cấu trúc tương tự cơ bắp con người và được kích thích bằng xung điện. Dự án nghiên cứu này đã tạo ra một bước đột phá mới trong việc phát triển lĩnh vực robot sinh học (bio-robot), giúp những robot càng ngày càng có hình dạng và cấu trúc giống con người.
Sự kết hợp giữa công nghệ robot và các thành phần sinh học sống như tế bào, mô sống cho phép máy móc có khả năng cảm nhận và đáp ứng những kích thích từ môi trường bên ngoài. Để tạo ra những cấu trúc sinh học cho robot, các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ in 3D với các tế bào sống.
Video đang HOT
Giáo sư Rashid Bashir, người đứng đầu dự án nghiên cứu này cho biết “Chúng tôi đã thử nghiệm với việc tạo ra một robot sinh học từ những tế bào tim sống của chuột. Sau đó, chúng tôi sử dụng những xung điện để mô phỏng tín hiệu điều khiển của não bộ, nhằm ra lệnh cho các cơ chuyển động giống như thật”.
Tuy nhiên để có thể tạo nên các kết cấu cơ lớn hơn và có thể vận động mạnh, các nhà khoa học đã thử nghiệm với tế bào cơ gắn kết xương, một trong những tế bào cơ khỏe nhất trong cơ thể.
Trước tiên, một cánh tay robot sinh học sẽ được tạo phần kết cấu xương bằng máy in 3D. Sau đó, họ tiếp túc tạo ra những bó cơ robot sinh học để mô phỏng lại cấu trúc của một cánh tay con người. Các bó cơ này cũng được tạo ra nhờ máy in 3D với nguyên liệu chính là các mô tế bào cơ gắn kết xương. Sau đó, bằng cách kích thích xung điện các nhà khoa học có thể điều khiển hoạt động của các bó cơ khiến cho cánh tay cử động. Bên cạnh đó bằng việc điều chỉnh tần số của các xung điện, các nhà khoa học có thể điều chỉnh tốc độ cử động của cánh tay.
Giáo sư Rashid cho biết thêm: “Đây là một dự án quan trọng, đi tiên phong trong lĩnh vực robot sinh học và hứa hẹn sẽ tạo bước đột phá lớn trong việc chế tạo những robot mô phỏng giống con người. Với những robot sinh học có cấu trúc giống con người, chúng ta không chỉ có thể ứng dụng trong lĩnh vực robot, mà còn có thể sử dụng chúng để tiến hành các thử nghiệm sinh học, y học trên cơ thể người mà không cần những người tình nguyện như trước đây”.
Giai đoạn tiếp theo của dự án các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu để có thể kiểm soát tốt hơn cử động của các cơ bắp. Bên cạnh đó, các nhà khoa học sẽ tiến hành thử nghiệm các tế bào thần kinh hoặc cảm nhận để những cánh tay robot này có khả năng cảm nhận những điều kiện môi trường bên ngoài, từ đó làm cho robot có khả năng tự cảm nhận và đưa ra quyết định như một người bình thường.
Tham khảo: iflscience
Pin làm từ đường thân thiện với môi trường
Không lâu nữa, loại pin đường có thể phân hủy sinh học do các nhà khoa học tại Đại học Bách khoa Virginia (Mỹ) phát triển sẽ được dùng để cung cấp năng lượng cho điện thoại di động, máy tính bảng, máy trò chơi điện tử và nhiều thiết bị điện khác.
Giáo sư Zhang (phải), người dẫn đầu dự án chế tạo pin đường.Ảnh: Times of India
Giống như tất cả pin nhiên liệu khác, pin đường kết hợp loại nhiên liệu gọi là maltodextrin với không khí để tạo ra dòng điện, và nước là phụ phẩm chủ yếu. Ưu điểm của loại pin mới là dung dịch đường sử dụng cho pin không có nguy cơ gây cháy nổ nhưng lại có mật độ tích trữ năng lượng cao hơn. Đặc biệt, các enzym và nhiên liệu dùng chế tạo pin đều có thể phân hủy sinh học, nghĩa là nó tự tan rã mà không gây hại đến môi trường.
Để sạc pin, bạn chỉ cần đổ đầy đường vào bên trong, không chỉ giúp tiết kiệm điện mà còn tiết kiệm thời gian (bạn chỉ mất vài giây để sạc đầy pin). Tuy công nghệ sản xuất pin đường đang trong giai đoạn phát triển, nhưng nhóm nghiên cứu đang tràn trề hy vọng sản phẩm sẽ được thương mại hóa trong vòng 3-4 năm tới. Loại pin rẻ tiền và có thể sạc lại này còn hứa hẹn giúp giảm hàng triệu tấn rác thải từ pin lithium, loại pin được dùng trong các thiết bị điện tử và di động có hại cho môi trường do khó phân hủy. Giáo sư YH Percival Zhang - trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết: "Đường là hợp chất tích trữ năng lượng hoàn hảo trong tự nhiên. Vì vậy, nó chỉ hợp lý khi chúng ta cố gắng khai thác sức mạnh tự nhiên này theo một cách thân thiện với môi trường để sản xuất pin".
Theo VNE
Cơ rô bốt nâng vật nặng gấp 50 lần trọng lượng nó Giới chuyên gia Mỹ vừa công bố phát minh mới gọi là 'cơ' rô bốt, mạnh hơn gấp 1.000 lần so với cơ bắp của con người và có thể nâng vật nặng gấp 50 lần trọng lượng của chính nó. Mẩu cơ rô bốt kích thước 50 micromét - Ảnh: LBNL Sau khi nhiều bộ phim Hollywood vẽ nên viễn cảnh chiến...