Cô bạn thân “bỗng dưng” có con và sự thật đau đớn khi biết được bố đứa bé chính là chồng mình
Sau hơn 10 năm là bạn thân thiết chia sẻ ngọt bùi, Hồng bỗng nhận ra Thanh – cô bạn thân từ thời đại học là một kẻ đã có dã tâm cướp chồng, phá hoại gia đình mình.
Hồng và Thanh là hai cô gái tỉnh lẻ lên Hà Nội học cùng lớp đại học, trong suốt 4 năm học đại học và đến lúc ra trường, hai cô bạn tri kỷ luôn chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn cho nhau, coi nhau như ruột thịt.
Hồng đang làm kế toán cho một doanh nghiệp lớn, còn chồng là chủ một nhà hàng. Hai vợ chồng đã có nhà phố, xe hơi, con cái đề huề. Còn Thanh, dù vật chất đầy đủ, nhưng chỉ sau vài năm kết hôn đã li hôn, sống cảnh mẹ đơn thân với con gái.
Biết bạn buồn chuyện gia đình, vợ chồng Hồng và Thanh thường tổ chức đi chơi với nhau để chia sẻ, động viên bạn. Những lần như vậy, bạn bè chung thường trêu “chúng mày chung chồng à?”. Cả Thanh và Hồng đều hồn nhiên trả lời: “ừ, có vui cùng sẻ, có chồng cùng chia”, rồi nhìn nhau cười sảng khoái. Chuyện đáng lẽ đẹp “như mơ” về tình bạn, nếu như bí mật động trời không bị lộ tẩy.
Cách đây gần 2 năm, Thanh “bỗng dưng” có bầu và nói với người thân là tiếp tục làm mẹ đơn thân. Ngày Thanh sinh nở, cả hai vợ chồng Hồng gửi con cái, thu xếp công việc cả mấy ngày để qua chăm sóc bạn ở bệnh viện.
Bất ngờ và đau khổ khi biết người thứ 3 lại chính là cô bạn thân từ hồi đại học. Ảnh minh họa
Đến buổi tiệc đầy tháng của bé Bông (con gái Thanh), thấy chồng sốt sắng chuẩn bị mọi thứ, Hồng mới để ý chồng cả buổi tiệc không tập trung ăn uống mà thỉnh thoảng nhìn về phía hai mẹ con. Hồng bắt đầu quan sát bé Bông có một số điểm giống với chồng ở đôi mắt và cái miệng, và có chút giống với con gái mình lúc nhỏ.
Đêm đó, hình ảnh bé Bông và thái độ khác lạ của chồng khiến Hồng trằn trọc không ngủ được, có điều gì đó bất thường trong mối quan hệ của chồng với bạn thân? Hồng nghĩ lại khoảng thời gian Thanh có bầu, cũng là lúc chồng mình có nhiều thay đổi, ít quan tâm đến vợ con, hay về muộn, bỏ bê nhà hàng…
Như có linh tính, Hồng dậy lén xem điện thoại của chồng, điều mà chưa bao giờ Hồng làm vì luôn tin tưởng. Nhật ký cuộc gọi giữa chồng và Thanh có cuộc kéo dài cả chục phút. Điều bất ngờ hơn đó là tin nhắn của Thanh mới gửi: “Hôm nay, hai mẹ con rất vui, cám ơn anh nhiều nhé”. Đáng lẽ, phải gửi cho mình, tại sao lại gửi cho chồng?
Video đang HOT
Mở một ứng dụng liên lạc trên điện thoại và xem phần tin nhắn, Hồng như chết điếng khi bắt gặp những dòng tin mùi mẫn qua lại giữa chồng và một nickname có ảnh đại diện là Thanh. Những đoạn tin nhắn xưng vợ – chồng, yêu đương như cặp đôi thủa đôi mươi. Không tin nổi vào mắt mình khi trong đó là một số bức ảnh chồng ôm ấp Thanh và bé Bông tại nhà Thanh.
Sáng hôm sau, Hồng gọi điện cho Thanh để làm cho ra nhẽ, nhưng Hồng cảm thấy sốc khi Thanh không hề xin xỏ mà lên giọng thách thức: “Chúng tôi yêu nhau lâu rồi, bé Bông cũng cần có bố, tôi sẽ làm mọi thứ để con tôi có bố”. Kể từ sau cuộc gọi này, Thanh đăng hàng loạt ảnh trên trang cá nhân chụp chồng Hồng và bé Bông như một gia đình hạnh phúc, công khai mối quan hệ ngang trái.
Bạn bè tới tấp nhắn tin, gọi điện hỏi han khiến Hồng suy sụp. Chưa dừng lại ở đó, Thanh còn bế bé Bông đến gặp bà nội để hai bà cháu nhận nhau. Ra yêu cầu trách nhiệm của nhà nội với chăm sóc, nuôi dưỡng cháu hiện tại và sau này.
Về phía chồng của Hồng, khi vợ đề cập đến ly hôn, anh ta cuống quýt xin lỗi, mong vợ tha thứ, không muốn gia đình tan vỡ. Anh ta một mực cho rằng đó là cảm xúc nhất thời, bị Thanh chủ động tất cả mọi chuyện. Dù nhiều lần muốn dừng lại, nhưng Thanh không chịu và “dọa dẫm” nếu vô tình cắt đứt sẽ làm lớn chuyện lên.
Chồng Hồng đã có động thái tích cực trong việc “ăn năn hối lỗi” là nhờ người chuyển tiền chu cấp cho bé Bông theo năm, thay số điện thoại, xóa những tài khoản ứng dụng có thể liên lạc với Thanh như trước đây. Đồng thời cũng chuộc lỗi bằng cách chăm chỉ hơn trong công việc kinh doanh, chăm lo cho vợ con, thường xuyên tặng hoa, quà để xin lỗi vợ.
Bình tâm sau một thời gian sóng gió và cảm nhận được sự “ăn năn hối lỗi” của chồng, đồng thời không muốn ly hôn để cô bạn thân đạt được ý đồ cướp chồng của mình, Hồng tha thứ cho chồng. Về phía Thanh, sau một thời gian làm lớn chuyện, công khai “tranh giành” chồng với bạn thân, cuối cùng cũng phải chấp nhận thực trạng là người thứ 3, bất lực nhìn gia đình bạn thân vẫn yên ấm.
Điền Tâm
Theo giadinh.net.vn
Mẹ chồng đòi trả 5 triệu/tháng khi con dâu nhờ chăm cháu giúp để đi làm, con dâu vui vẻ hỏi lại ngắn gọn thế này mà bà ngượng chín mặt
Không thể nhẫn nhịn được hơn, Nhung mỉm cười đáp lại mẹ chồng: "Dạ, tất nhiên người ngoài không thể bằng người thân ruột thịt nên vợ chồng con mới nhờ bà trông cháu".
Vẫn biết mẹ chồng tính toán so đo, nhưng Nhung không thể tin nổi đến trông cháu giúp con dâu bà cũng muốn quy thành tiền. Bức xúc dồn nén bao lâu như nổ bùng trong khoảnh khắc ấy, không nhẫn nhịn được hơn, cô quyết định phản bác lại mẹ chồng. Ai ngờ cục diện lại được thay đổi từ đó.
Nhung kể, sau khi kết hôn dù đủ điều kiện mua nhà ra ở riêng nhưng Phong - chồng cô vẫn cố thuyết phục vợ để 2 người ở chung với gia đình nhà chồng cho tình cảm. Bởi bố mẹ anh chỉ có 2 người con, em gái Phong đã định cư bên nước ngoài, thi thoảng mới về thăm gia đình vài ngày lại đi ngay. Nếu giờ vợ chồng cô cũng ra ở riêng nữa thì bố mẹ anh phải ở một mình trong căn nhà 5 tầng sẽ rất trống trải.
Hiểu cho suy nghĩ của chồng, Nhung đành vui vẻ chấp nhận sống chung với mẹ chồng, mặc dù trong lòng cô không hề muốn.
Bố mẹ Phong đều là cán bộ nghỉ hưu. Bố anh vui tính, sống hòa đồng. Ngược lại mẹ Phong là người tính toán chi li. Ở với vợ chồng Nhung, ông bà hầu như không phải bỏ ra bất cứ một khoản chi tiêu nào mặc dù lương hưu của hai người cộng lại cũng hơn 10 triệu. Đấy là còn chưa kể, thi thoảng em gái Phong lại gửi vào tài khoản biếu bố mẹ vài ba chục triệu.
Ảnh minh họa
Tiền ông bà có sẵn như vậy, nhưng khi vợ chồng cô nâng cấp lại đồ nội thất trong nhà bị thiếu mất hơn trăm triệu, bí quá chưa xoay được tiền 2 người đành lên hỏi vay tạm mẹ chồng vài tháng. Thế mà bà lắc đầu xua tay bảo luôn: "Nhà anh chị sửa anh chị ở, chúng tôi già rồi, ở được mấy nữa mà đòi tiền chúng tôi. Vay biết khi nào trả được".
Bà nhất định không cho các con vay, sau Nhung phải về ngoại lấy tiền của bố mẹ để bù vào.
Thời gian đầu chưa quen, Nhung thấy chạnh lòng trước cách hành xử "lạ" của mẹ chồng lắm. Sau Nhung nghĩ thôi thì mỗi người một tính một nết, miễn cô cứ sống hết lòng, còn bà cư xử ra sao cô cũng kệ.
Rồi Nhung sinh con đầu lòng, vì thằng nhỏ sinh non, sức đề kháng kém nên cô phải nghỉ việc không lương tròn 1 năm để chăm cho nó cứng cáp mới dám đi làm trở lại.
Ban đầu Nhung tính thuê giúp việc nhưng Phong gàn vì anh không yên tâm giao con cho người ngoài. Anh bàn với cô xuống nhờ mẹ chăm hộ, bà nghỉ hưu rảnh rỗi chắc sẽ giúp. Tối đó cho con ngủ xong, vợ chồng Nhung dẫn nhau xuống phòng bố mẹ nói chuyện. Nghe con dâu nói, mẹ Phong ngồi gật gù. Nhung đoán bà sẽ đồng ý giúp thôi vì thường ngày bà cũng tỏ ra quấn cháu lắm.
Ai ngờ, con dâu vừa nói xong, bà liền bảo: "Để mẹ trông con Hĩn cũng được. Nhưng hàng tháng các con phải trả mẹ 5 triệu tiền trông cháu theo đúng giá thị trường. Mẹ đang nhàn chân nhàn tay, tự do đi lại khắp nơi. Giờ trông nó coi như mẹ bị cùm chân một chỗ thì đổi lại mẹ phải nhận được tiền công. Giá như thế là con rẻ, chứ thuê người ngoài có khi đắt hơn mà còn chẳng yên tâm được".
Nhung kể, nghe mẹ chồng nói mà cô choáng hẳn. Thật sự cô không thể hiểu vì sao bà lại có thể tính toán chi li, hơn thiệt như vậy với chính con đẻ, cháu ruột của mình. Lúc trước cô sinh bà đã không đỡ đần gì mấy, giờ nhờ trông cháu bà lại quy ra tiền. Mà có phải bà túng thiếu gì cho cam.
Ảnh minh họa
Không thể nhẫn nhịn được hơn, Nhung mỉm cười đáp lại mẹ chồng: "Dạ, tất nhiên người ngoài không thể bằng người thân ruột thịt nên vợ chồng con mới nhờ bà trông cháu. Việc trả mẹ 5 triệu một tháng chúng con không ngại, có điều làm như vậy con thật sự thấy tình cảm gia đình có vẻ xa cách quá.
Người ta bảo 'trẻ cậy cha, già cậy con', giờ mẹ còn khỏe vợ chồng con mới nhờ chăm cháu giúp để chúng con yên tâm đi làm mà mẹ lại bảo phải tính công như người ngoài. Vậy sau này mẹ về già ốm đau nằm đấy, đương nhiên trách nhiệm chăm sóc bố mẹ là của chúng con. Mẹ nghĩ sao nếu lúc ấy con cũng bảo mẹ trả công con như trả người ngoài?".
Mẹ Phong nghe con dâu nói thế đỏ mặt không nói gì. Bố Phong ngồi bên gằn giọng: "Con dâu nói đúng đó. Bà đừng có kiểu tính toán với cả các con mình như vậy. Chăm cháu mình chứ chăm ai mà bà đòi tiền công. Bà nói thế không sợ người ngoài nghe thấy người ta cười cho mất mặt hả?".
Đến đây thì mẹ chồng Nhung mới vỡ lẽ, tuy bà không nói thêm với con dâu lời nào nữa nhưng hôm sau biết Nhung chuẩn bị đi làm, bà chủ động lên phòng sớm đón cháu đi chơi để con bé đỡ khóc theo mẹ. Đó cũng chỉ là lần mà Nhung chính thức lên tiếng, chứ tất nhiên cô không để bà thiệt. Chẳng đưa đủ 5 triệu/ tháng thì cũng 3, 4 triệu kèm quà cáp không kể hết. Cái cô muốn là bà biết con dâu đối xử với mẹ chồng thế nào mà bà bớt thành kiến với Nhung hơn.
Nhung kể, từ bận ấy mẹ Phong nghe vẻ cũng đỡ tính toán với các con hơn, quan hệ mẹ chồng nàng dâu từ đó được cải thiện, tình cảm gia đình vì thế cũng ấm cúng hơn rất nhiều.
Hải Hương
Theo Helino
Cái giá quá đắt khi chi số tiền lớn để chồng kiếm 'con nối dõi' bên ngoài Vợ chồng tôi kết hôn 8 năm nhưng chưa có con. Gánh nặng tâm lý đè lên chúng tôi suốt thời gian dài. Chúng tôi đã tìm đủ mọi cách nhưng chưa một lần nào may mắn mỉm cười. Thậm chí đã ba lần vợ chồng tôi làm IVF (thụ tinh nhân tạo), tốn kém không biết bao nhiêu tiền nhưng rồi cuối...