Có 74 tỷ USD, ông chủ Binance vẫn không tin mình giàu
“Từ một nhà khởi nghiệp, mọi người đột nhiên gọi tôi là tỷ phú sở hữu hàng tỷ USD”, ông tâm sự.
Là một trong những tỷ phú giàu có nhất thế giới, Changpeng Zhao hiện sở hữu sàn giao dịch tiền mã hóa được định giá lên đến 300 tỷ USD, gấp 6 lần đối thủ Coinbase tại thị trường Mỹ.
Chỉ trong vòng 5 năm thành lập Binance, vị doanh nhân 44 tuổi sắp sửa bắt kịp các tài phiệt công nghệ giàu nhất như Mark Zuckerberg. Ông là tỷ phú crypto giàu nhất hành tinh, đồng thời đứng thứ 15 trong danh sách tỷ phú giàu nhất toàn cầu, theo Chỉ số Tỷ phú của Bloomberg.
Theo ước tính của Bloomberg, giá trị tài sản ròng của Zhao từng chạm ngưỡng 96 tỷ USD. Tuy nhiên, vì tình hình biến động gần đây trên thị trường tiền mã hóa, ông hiện sở hữu 74 tỷ USD, giữ vững vị trí trong hàng ngũ tỷ phú giàu nhất thế giới.
Tuổi thơ nghèo khó
Tuy nhiên, chia sẻ với Fortune, CZ cho biết ông vốn lớn lên trong hoàn cảnh nghèo khó. Ông trưởng thành tại một ngôi làng heo hút giữa tỉnh Giang Tô, Trung Quốc.
Sau đó, gia đình ông xuất ngoại và định cư tại vùng Vancouver, Canada. Đây chính là bước ngoặt lớn, đưa CZ lần đầu bước vào một nền giáo dục mới, tiên tiến hơn. “Thời cấp 3 của tôi rất tuyệt vời”, ông bộc bạch.
Lúc bấy giờ, ông làm thêm tại McDonald, làm trọng tài tại các trận đấu bóng chuyền và làm ca đêm tại trạm xăng để kiếm thêm thu nhập. Tiếp đến, ông tham gia một vài khóa học lập trình và niềm đam mê cũng bắt đầu chớm nở từ đây. Ông đã dành hàng năm trời để thực tập tại công ty lập trình Nhật Bản và New York trước khi thành lập Binance.
“Cha đẻ” Binance hiện sở hữu tài sản tiền số lớn nhất thế giới.
Sau đó, ông quyết định trở về Trung Quốc và nghe được thông tin về Bitcoin vào năm 2013. Nghe theo lời giới thiệu của bạn bè, CZ đã bán căn hộ tại Thượng Hải và đầu tư 1 triệu USD vào tiền số. “Chẳng ai hiểu cậu ấy đang làm gì nhưng trông cậu ấy rất kiên định”, Daming Zhu, bạn của CZ lúc bấy giờ, đồng thời cũng là nhà đầu tư mạo hiểm, nhớ lại thời điểm ông bắt đầu thành lập Binance.
Thời đó, giao dịch Bitcoin tốn vài ngày, thậm chí là vài tuần để hoàn tất. “Chúng tôi muốn rút ngắn khoảng thời gian thừa này lại, tốt nhất là còn chỉ trong 1 giờ”, Zhao cho biết. Các nhà đầu tư rất hưởng ứng kế hoạch này và sau đó lượng truy cập của Binance tăng mạnh theo giá tiền mã hóa.
Phất lên sau một đêm
Đề rồi giờ đây, chỉ sau một đêm, CZ lọt top một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới, nắm giữ sàn tiền số hùng mạnh bậc nhất thị trường. Ông thành lập Binance từ năm 2017, tự tay gây dựng từ con số 0 và cùng đội ngũ của mình phát triển nó trở thành sàn giao dịch lớn nhất thế giới với hơn 100 triệu người dùng cho đến ngày nay. Binance cũng sở hữu tổng khối lượng giao dịch khổng lồ ở mức 34,1 nghìn tỷ giao dịch trong năm 2021.
Chia sẻ với Fortune, CZ cho biết bước chuyển từ nhà khởi nghiệp trở thành tay to trong mảng tiền số đến rất bất ngờ với ông. Danh xưng tỷ phú đến quá nhanh, khiến ông không thể tin vào thực tại. “Từ một nhà khởi nghiệp, mọi người đột nhiên gọi tôi là tỷ phú sở hữu hàng tỷ USD”, ông tâm sự.
Tuy là doanh nhân thành đạt nhưng ông không thích diện những bộ trang phục hào nhoáng. CZ vốn được nhớ đến với chiếc hoodies in logo Binance và chiếc áo thun đơn giản của mình. Nếu vô tình gặp CZ ngoài đời, người khác sẽ khó lòng nhận ra đây là CEO của Binance, sàn giao dịch tiền số lớn nhất thế giới. Thậm chí, lúc trả lời phỏng vấn với Fortune, Zhao mặc bộ âu phục mua từ 4 năm trước, có giá 300 USD và 1 chiếc Apple Watch thông thường.
Video đang HOT
Vị tỷ phú blockchain vẫn chưa thể tin vào sự giàu có sau một đêm của mình.
Tuy nhiên, ông nhận thức rõ sự giàu có của mình chỉ nằm trên những mặt báo. “Những gì người khác nhìn nhận về khối tài sản của tôi chỉ là suy nghĩ của riêng họ. Chúng chỉ là những con số không thực”, ông bộc bạch.
Ngoài tiền mã hóa, Zhao tỏ ra bối rối với các trào lưu dựa trên công nghệ blockchain khác. Ông cho hay mình gặp trở ngại với những loại hình tài sản số đắt đỏ khác, đặc biệt là NFT.
Theo ông, các nhà đầu tư dường như đã mất trí khi đổ hàng triệu USD vào các tác phẩm nghệ thuật ảo.
Thách thức của Binance
Ngày càng nhiều tay đua tham gia vào cuộc đua tiền mã hóa, từ những doanh nghiệp tài chính truyền thống cho đến những công ty khởi nghiệp chỉ vừa mới được thành lập. Mặt khác, tiền số dần trở nên phổ biến trong mọi đối tượng người dùng. Chính 2 yếu tố trên sẽ đặt Binance trước nhiều áp lực vì phải giữ vững ưu thế của mình trong loại hình tài sản gây sốt này.
“Mọi người đang đầu tư vào tiền số vì thấy chúng còn mới và rất hay ho. Nhưng thị trường này hiện cũng giống với Internet cách đây 20 năm: chậm phát triển, không có mạng xã hội, cũng không có thương mại điện tử”, CZ nhận định. Tuy nhiên, ông cho rằng tiền mã hóa sẽ nhanh chóng chuyển thành các ngành công nghiệp khác trong tương lai. Trong đó, Binance sẽ giữ vai trò tiên phong trong sự phát triển này.
Trước đó, vào tháng 2, Binance đã đầu tư 200 triệu USD vào hãng thông tấn hơn 100 năm tuổi Forbes nhằm huy động thêm vốn đầu tư. “Chúng tôi dự tính phát triển trên mọi lĩnh vực: từ game, mạng xã hội đến thương mại điện tử. Bởi bất cứ lĩnh vực nào khi sáp nhập với tiền mã hóa đều sẽ huy động được nhiều tiềm lực tài chính hơn”, ông nhận định.
Binance sẽ trở thành cổ đông chủ chốt của Forbes sau khi đổ 200 triệu USD vào hãng thông tấn này.
Đặc biệt là giữa đại dịch Covid-19, mọi người liên tục tìm đến nhiều loại hình đầu tư khác nhau với hy vọng làm giàu khối tài sản của mình. Trong đó, tiền mã hóa trở thành cơn sốt, thu hút nhiều người quan tâm đầu tư. Các tổ chức tài chính truyền thống cũng nhanh chóng nhập cuộc. Cụ thể, tháng 5/2021, PayPal chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Hay mới đây, Visa vừa cho ra mắt thẻ tín dụng liên kết với tiền mã hóa.
Thành công của tiền mã hóa đã vượt xa những quy luật tài chính thông thường. Nó tạo ra vùng xám giúp các công ty khởi nghiệp có cơ hội phát triển. Do đó, Zhao cho biết thuở thành lập, Binance vốn là một “siêu thị” tiền mã hóa cho dân thường, đồng nghĩa với việc dù có 10 USD hay 10 triệu USD, người dùng vẫn có thể đầu tư vào thị trường này.
5 năm sau, Binance niêm yết 482 loại coin và token, trong đó có BNB, tiền mã hóa của riêng nền tảng này, đồng thời cho phép các nhà đầu tư quy đổi sang 82 đồng tiền pháp định khác nhau hoặc ngược lại.
Sàn giao dịch cũng sở hữu 1,6 triệu người dùng, thu về 5,5 tỷ USD trong năm 2020 và 20 tỷ USD trong năm 2021. “Thành công của họ không đến một cách ngẫu nhiên. Họ sở hữu công nghệ hiện đại nhất, nền tảng tốt nhất và đội ngũ marketing tuyệt vời nhất”, Chris Brendler, nhà phân tích của DA Davidson & Co. khẳng định.
Điều gì sẽ xảy ra với tiền mã hóa khi chủ nhân qua đời?
Những nhà đầu tư có thể qua đời và để lại một khối tài sản "chết" trên thị trường tiền mã hóa nếu không chuẩn bị từ trước.
Sau khi rời vị trí phó chủ tịch Amazon Web Service, Sandy Carter bắt đầu tìm hiểu và tham gia vào thị trường tiền mã hóa. Bà bị thu hút bởi các loại tiền số và NFT khác nhau. Carter thậm chí chi hàng nghìn USD để sở hữu bộ sưu tập NFT Lazy Lion.
Tuy nhiên, bà quan ngại liệu khối tài sản tiền mã hóa sẽ đi về đâu khi bà chết.
"Làm sao tôi có thể định trước kế hoạch tương lai, khi khối tài sản ấy chỉ là những con số trên chuỗi blockchain và hoàn toàn bất biến", Carter chia sẻ với Vox.
Nhu cầu hợp thức hóa thừa kế tiền mã hóa
Sandy Carter không phải là người duy nhất lo lắng về điều này. Theo Recode, ước tính có đến 16% người trưởng thành tại Mỹ đầu tư vào tiền số. Tài sản số dường như có mặt ở mọi nơi, từ chiến dịch quảng cáo của Super Bowl đến những lời kêu gọi đầu tư của người nổi tiếng trên Instagram.
Tuy nhiên, tại Mỹ hiện vẫn chưa có cách nào lập di chúc hay để lại tài sản tiền số cho người thân. Người sở hữu tiền mã hóa có thể qua đời và để lại một khối tài sản khổng lồ trên thị trường ảo mà không ai có thể truy cập được.
Chính bản chất của tiền số đã gây khó khăn trong việc chuyển nhượng tài sản khi nhà đầu tư qua đời.
Nhiều gia đình đã để mất khối tài sản khổng lồ vì không tìm được mã khóa người thân để lại. Một người đàn ông tên Michael Moody đã không thể mở khóa ví Bitcoin của người con Matthew Moody mất trong vụ tai nạn máy bay ở California. Trước đó, Matthew Moody là một thợ đào Bitcoin lâu năm. Điều này đồng nghĩa với việc lượng tiền mã hóa mà anh sở hữu sẽ rất có giá trị ở thời điểm hiện tại.
Câu chuyện tương tự xảy ra với Matthew Mellon, một doanh nhân người Mỹ sở hữu 193 triệu USD đồng XRP. Tuy nhiên, nhóm luật sư của ông không thể truy cập vào khối tài sản này vì mã khóa đã bị thất lạc ở Mỹ lúc Matthew còn sống. Tình cờ nền tảng quản lý XRP lại sẵn lòng mở khóa từng chút một cho Matthew Mellon nên nhóm luật sư sau đó đã lấy lại được khối tài sản này. Tuy nhiên, điều này sẽ không thể áp dụng với các nền tảng khác như Bitcoin hay Ethereum.
Theo Recode, về bản chất, tiền số không phải là loại hình tài sản có thể thừa kế. Được lưu trữ trên công nghệ blockchain, tiền mã hóa như một cuốn sổ cái kỹ thuật số lưu trữ tất cả các giao dịch của người dùng cùng với mật mã công khai (public key) hoặc riêng tư (private key). Trong đó, khóa riêng tư hoạt động tương tự như mật khẩu, bao gồm những ký tự dài, khác biệt, giúp mở khóa ví điện tử của người dùng.
Pháp luật không thể can thiệp nếu người dùng không truy cập được vào ví tiền điện tử
Luật sư thừa kế Pamela Morgan
Tuy nhiên, điểm khác biệt của khóa riêng tư so với mật khẩu thông thường là không thể khôi phục nếu người dùng quên hoặc làm mất. Điều này đồng nghĩa với việc người thừa kế sẽ không thể hưởng số tiền này nếu không có khóa riêng tư của tiền số.
"Những loại hình tài sản thông thường như nhà cửa, xe cộ hay quần áo đều sẽ được pháp luật quản lý. Tuy nhiên với tiền mã hóa, pháp luật dường như không thể can thiệp nếu người dùng không truy cập được vào ví tiền điện tử", luật sư Pamela Morgan chia sẻ với Recode.
Vì không thể hợp thức hóa việc thừa kế tiền mã hóa, những nhà đầu tư bắt đầu nghĩ ra những cách thức kỳ lạ giúp con cháu hưởng khối tài sản tiền số mình để lại. Họ thậm chí còn dự định cất khóa riêng tư vào két sắt, sau đó thuê các dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp để truyền lại tài sản cho con cháu.
Những ý tưởng kỳ lạ để thừa kế tiền mã hóa
Về cơ bản, sẽ chẳng có chuyện gì xảy ra với khối tiền mã hóa nếu bạn chết đi. Vì được lưu trữ trên blockchain nên loại hình tài sản này sẽ tồn tại bất biến dù chủ sở hữu còn sống hay đã chết.
Mặt khác, để thừa hưởng khối tài sản tiền số, con cháu của người đã mất cần phải biết cách truy cập nó. Nhiều nhà đầu tư quyết định dùng cách truyền thống: viết mã khóa vào tờ giấy và để ở nơi mà người thân trong gia đình có thể tìm thấy.
Ngoài ra, một vài người khác lại sử dụng các nền tảng giúp người dùng giao dịch tiền số trực tuyến như Binance hay Coinbase. Những sàn giao dịch này sẽ giao lại tài sản của nhà đầu tư cho người thân nếu chứng minh được quyền thừa hưởng theo pháp luật, tương tự như ngân hàng truyền thống.
Nhiều người thậm chí còn viết mật mã ra giấy để dễ dàng chuyển nhượng tài sản tiền số cho con cháu.
Song, nhiều người sở hữu tiền số không ưa thích cách làm này vì sợ sẽ trở thành con mồi cho tin tặc. Một số lại không yên tâm khi giao quyền quản lý tài sản của mình cho bên thứ ba. Theo Recode, Binance và Coinbase vẫn chưa cho phép chủ tài sản chỉ đích danh người thụ hưởng tiền mã hóa.
Vì vẫn chưa tìm ra cách giải quyết hợp lý nên nhiều cá nhân đã tự mình khởi nghiệp các công ty công nghệ chuyên về lĩnh vực thừa kế tiền mã hóa như Safe Haven, Casa. Những doanh nghiệp này cho phép nhà đầu tư dùng nhiều lớp mã khóa riêng tư và qua tay nhiều người để khóa khối tài sản tiền số của mình.
Mặc dù giúp việc thừa hưởng tiền mã hóa trở nên dễ dàng hơn, phương thức này lại yêu cầu quy trình thực hiện rất phức tạp.
Rudy Steenhoek, nhà quản lý mảng thông tin sống ở Netherlands, dùng một cách khác có tên là "công tắc của người chết". Anh đưa vợ mình một chiếc ổ cứng cùng với mã khóa. Một khi người vợ sử dụng mã khóa, Steenhoek sẽ ngay lập tức nhận được thông báo. Nếu anh không phản hồi với thông báo trên, thiết bị sẽ tự hiểu là người dùng đã qua đời và người vợ sẽ có toàn quyền sử dụng khối tài sản số này.
Nghe có vẻ phức tạp, nhưng công nghệ này giúp người thân của Steenhoek không cần phải chứng minh quyền thừa hưởng tài sản với ngân hàng hay bất cứ dịch vụ bên thứ 3 nào.
Mặt khác, những đại gia có thể sử dụng nhiều cách khác để bảo vệ tài sản của mình như ủy thác cho các doanh nghiệp gia đình. Nhóm người này sẽ lưu trữ khối tài sản số ở những tổ chức tài chính chuyên cung cấp dịch vụ quản lý ví tiền mã hóa cho giới nhà giàu.
Hàng trăm gia đình giàu có đã làm theo hướng này, Diogo Mónica, chủ tịch và nhà đồng sáng lập của công ty chuyên xử lý các vấn đề về bảo mật tiền điện tử Anchorage, chia sẻ với Recode.
Trắng tay vì quên mật khẩu ví điện tử
Nhìn chung, tất cả các phương thức thừa kế tiền mã hóa đều cố gắng không để khối tài sản tiền số này bị chôn vùi. Bởi, nếu mất đi mã khóa, những người ở lại có thể mất hàng năm trời để tìm lại số tiền quý giá của người đã mất.
Gần đây xuất hiện hàng loạt những câu chuyện xin cư dân mạng giúp đỡ để tìm số tài sản tiền mã hóa của người thân đã mất. Nhiều gia đình thậm chí phải thuê chuyên gia trong lĩnh vực điều tra số để tìm khối tài sản thất lạc.
Tiền kỹ thuật số hứa hẹn sẽ đi vào mọi mặt của cuộc sống. Ảnh: Bloomberg.
"Nếu các nhà đầu tư không sao y mã khóa và đặt nó ở nơi an toàn mà người thân có thể tìm ra, khối tài sản của họ sẽ chỉ là những con số chết, nằm yên một chỗ. Bởi chúng đã khóa chặt và không ai có thể truy cập", luật sư lĩnh vực đầu tư tiền số Matthew McClintock cho biết.
"Cứ thử đi hỏi những người chơi chứng khoán mà xem. Liệu họ có biết số chứng khoán đó sẽ đi về đâu khi họ chết không? Ắt hẳn là không, bởi họ chưa có sự chuẩn bị gì cả. Tiền mã hóa cũng thế thôi", nhà tư vấn tài chính Tyrone Ross cho hay.
Dấu hiệu tích cực cho blockchain ở Việt Nam Coinbase, Binance rót vốn vào các dự án GameFi, DeFi trong nước là dấu hiệu tích cực cho lĩnh vực blockchain Việt Nam. Gần đây, các dự án blockchain Việt Nam nhận được sự quan tâm của nhiều quỹ đầu tư quốc tế. Sau Axie Infinity, những dự án như Coin98, Ancient8, Summoner Arena được các quỹ đầu tư tiền số lớn như...