Có 5 triệu chứng này coi chừng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là khi các tế bào ung thư đã lan rộng khắp vùng cổ tử cung và di căn đến các tạng và cơ quan khác khiến bệnh tình trở nặng.
Ung thư xuất hiện khi các tế bào cổ tử cung biến đổi và phát triển bất thường một cách không kiểm soát. Ung thư cổ tử cung có thể là ung thư xâm lấn tại chỗ hoặc lan rộng đến các cơ quan khác của cơ thể và gây tử vong.
Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là khi các tế bào ung thư đã lan rộng khắp vùng cổ tử cung và di căn đến các tạng và cơ quan khác khiến bệnh tình trở nặng. Ở giai đoạn cuối này nếu không điều trị kịp thời sẽ gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là đến tính mạng của người bệnh.
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối
Đau vùng chậu cảnh báo ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối (Ảnh: Nabtahealth).
Khó thở
Người bệnh mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thường cảm thấy khó thở. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là do tình trạng tắc nghẽn phế quản hoặc suy hô hấp.
Video đang HOT
Xuất huyết âm đạo bất thường
Không thể bỏ qua một dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối thường gặp đó là hiện tượng xuất huyết âm đạo bất thường.
Loại trừ các nguyên nhân như vận động mạnh hay trong chu kỳ kinh nguyệt, hiện tượng ra máu bất thường không kèm đau bụng hay đau lưng cảnh báo bạn đang ở vào tình trạng nguy hiểm và cần thăm khám ngay để tìm nguyên nhân.
Tiết dịch âm đạo bất thường
Dịch âm đạo bình thường sẽ có màu sắc trong như lòng trắng trứng, sờ vào có cảm giác nhầy, dai và hoàn toàn không có mùi khó chịu.
Dịch âm đạo thường hay ra nhiều vào khoảng thời gian rụng trứng. Trái lại, nếu gặp phải hiện tượng âm đạo ra dịch bất thường (xanh, trắng đục, lẫn máu), có thể có mùi hôi bất thường hay quá đặc hoặc quá loãng thì đó rất có thể là báo động đỏ cho tình trạng thay đổi nội tiết tố trong cơ thể bạn và cũng không thể loại trừ là những dấu hiệu ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.
Chu kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kì kinh nguyệt bình thường của bạn nữ sẽ kéo dài trong khoảng 28 – 32 ngày, một số khác có chu kì ngắn hơn (25 – 27 ngày) hoặc dài hơn (33 – 35 ngày).
Đây đều là những biểu hiện bình thường của cơ thể và miễn là nó đều đặn thì bạn không cần phải lo lắng nhiều. Tuy nhiên, nếu chu kì đang đều đặn bỗng dưng đến sớm hoặc kéo dài hơn mà không tìm ra nguyên nhân thì bạn cần chú ý.
Loại trừ những nguyên nhân như stress hoặc thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống thì một yếu tố không thể bỏ qua là ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối đã gây rối loạn chu kì kinh nguyệt của bạn thông qua thay đổi nội tiết tố hoặc ảnh hưởng tới quá trình phát triển và rụng trứng.
Đau vùng chậu
Cùng với việc xuất huyết bất thường ở âm đạo, đau vùng chậu là biểu hiện gợi ý cho các bác sĩ nghĩ ngay đến dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối.
Nguyên nhân của cơn đau này báo hiệu các tế bào ung thư đã xâm lấn và lan đến vùng xương chậu. Đặc biệt lưu ý nếu cảm thấy đau nhức vùng xương chậu vào thời gian không trong chu kỳ kinh nguyệt, bởi rất có thể đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối và đừng nên chần chừ mà hãy nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.
9 lời khuyên giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả
Lựa chọn cuộc sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư.
Ung thư là hiện tượng đột biến của tế bào. Từng tế bào trong cơ thể con người không phải tồn tại vĩnh viễn, mà nó phát triển, sinh sôi, từ một tế bào phát triển thành nhiều tế bào. Hàng ngày, một số tế bào chết đi, một số tế bào mới sinh ra để cân bằng. Khi tế bào bị đột biến, sinh ra những dòng tế bào có khả năng tăng trưởng vô hạn, không tuân theo quy luật, sự kiểm soát bình thường thì sẽ tạo ra những khối u.
Tế bào ngày càng phát triển khổng lồ khiến kích thước khối u ngày càng to, chèn ép các bộ phận xung quanh, di căn sang các bộ phận khác của cơ thể. Cuối cùng, do hiện tượng phát triển vô hạn, di căn, chèn ép, xâm lấn các bộ phận quan trọng, sử dụng hết năng lượng của cơ thể, làm cơ thể cạn kiệt dẫn đến tử vong.
Theo Bệnh viện Ung bướu Nghệ An, lựa chọn cuộc sống lành mạnh có thể giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư. Một số cách chúng ta có thể thực hiện bao gồm:
- Tập thể dục thường xuyên: Tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên và vừa phải có thể làm giảm nguy cơ ung thư ít nhất 30%.
- Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: Đó là một chế độ ăn ít chất xơ, không ăn quá nhiều thịt đỏ và ăn nhiều trái cây, rau quả tươi.
- Bỏ thuốc lá: Khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ ung thư của bạn thêm 30%.
- Hạn chế sử dụng rượu: Lạm dụng bia rượu là nguyên nhân của nhiều bệnh ung thư, điển hình là ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày.
- Không hút thuốc kết hợp với uống rượu: Hút thuốc kết hợp với rượu đã được chứng minh là làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư miệng, ung thư thực quản và các bệnh ung thư khác.
- Duy trì khám phụ khoa thường xuyên: Điều này bao gồm cả các xét nghiệm Pap smears và mammograms (chụp X quang tuyến vú). Pap smear là công cụ sàng lọc hiệu quả cho bệnh ung thư cổ tử cung. Chụp X-quang tuyến vú thường nên bắt đầu từ 35 đến 40 tuổi.
- Thực hiện khám vú hàng tháng: Nếu việc này được bắt đầu sớm thì có thể sẽ giảm được khả năng mắc bệnh ung thư ở giai đoạn sớm, ít nguy hiểm hơn.
- Sử dụng kem chống nắng: Sử dụng các loại kem chống nắng có độ SPF 15 hoặc cao hơn trong bất kì trường hợp nào bạn phải ra ngoài trời. Hạn chế ở ngoài trời vào giữa ngày.
- Quan hệ tình dục an toàn: Luôn luôn sử dụng bao cao su trừ khi bạn đang ở trong một mối quan hệ lâu dài, một vợ một chồng.
Làm thế nào để phát hiện tổn thương tiền ung thư cổ tử cung? Tiền ung thư cổ tử cung là những thay đổi của các tế bào cổ tử cung khiến chúng dễ phát triển thành ung thư. Nếu không được điều trị, có thể mất 10 năm hoặc hơn để chúng trở thành ung thư. Những tổn thương tiền ung thư chưa phải là ung thư. Nhưng nếu không được điều trị, chúng có thể...