Có 4 dấu hiệu này sau khi ăn, chứng tỏ lượng đường trong máu quá cao, cần cẩn trọng trước khi quá muộn
Lượng đường trong máu cao là một dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh tiểu đường.
Chúng ta đều biết rằng bệnh tiểu đường được đặc trưng bởi lượng đường trong máu cao. Bệnh tiểu đường hay bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng đường huyết do cả 2 lý do là khiếm khuyết về tiết insulin và về tác động của insulin.
Nếu có 4 loại biểu hiện này sau bữa ăn rất có thể lượng đường trong máu của bạn quá cao.
Buồn ngủ
Nhiều người thường cảm thấy buồn ngủ sau bữa ăn. Đặc biệt với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hoặc đường huyết cao. Điều này là do trong một thời gian ngắn của lượng đường trong máu cao có thể gây ra việc cung cấp oxy không đủ cho não và tình trạng thiếu oxy trong tế bào não gây ra buồn ngủ.
Đi tiểu thường xuyên
Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thường đi tiểu thường xuyên sau khi ăn. Khi lượng đường trong máu tăng lên, cơ thể chủ yếu điều chỉnh lượng đường trong máu thông qua hai liên kết, một là tiết ra insulin và thứ hai là bài tiết lượng đường dư thừa bằng cách đi tiểu. Do đó, nếu lượng đường trong máu quá cao sau bữa ăn, người bệnh sẽ đi tiểu thường xuyên.
Đặc biệt khát nước
Video đang HOT
Nếu thức ăn quá mặn hoặc quá nhiều bột ngọt, nhiều người sẽ khát sau bữa ăn và lượng đường trong máu quá cao cũng sẽ gây ra vấn đề này. Do đi tiểu nhiều, cơ thể mất nhiều nước khiến lượng máu giảm xuống. Để bổ sung lượng máu kịp thời, não sẽ gửi tín hiệu khát, gợi ý rằng bạn nên uống nhiều nước hơn. Do đó, bạn sẽ đặc biệt cảm thấy khát sau khi ăn.
Đói nhanh
Biểu hiện cuối cùng cho thấy lượng đường trong máu đang tăng cao là bạn sẽ cảm thấy đói nhanh hơn. Ăn nhiều và đói nhanh cũng là một trong những triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường.
Nếu cảm thấy mình có những dấu hiệu này, bạn cần đến khoa nội tiết của bệnh viện thường xuyên để theo dõi lượng đường trong máu và để xác định xem có bạn có mắc bệnh tiểu đường không từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Quỳnh Trang
Theo Twgreatdaily/emdep
Ba loại 'thần dược' giúp hạ đường huyết: Trứng, tỏi và quế
Bệnh tiểu đường loại 2 có thể kích hoạt các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên hơn, khát nước và mệt mỏi.
Shutterstock.
Nếu căn bệnh không được điều trị, sẽ gây ra các biến chứng với mắt, chân, thận và dây thần kinh.
Khi nói đến việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2 và ngăn ngừa bệnh nói chung, điều quan trọng là nên theo một chế độ ăn uống lành mạnh.
Mặc dù không có gì là không thể ăn, các chuyên gia khuyên nên hạn chế một số loại thực phẩm.
Để kiểm soát lượng đường trong máu, nên ăn nhiều loại thực phẩm, bao gồm trái cây, rau và thực phẩm giàu tinh bột. Bạn cũng nên hạn chế tiêu thụ đường, chất béo và muối ở mức tối thiểu.
Điều đặc biệt là các nghiên cứu đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có đặc tính hạ đường huyết mà ba loại thực phẩm cho hiệu quả cao là trứng, tỏi và quế, theo Archy Worldys.
1. Trứng
Trong một nghiên cứu, những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 tiêu thụ hai quả trứng mỗi ngày trong chế độ ăn giàu protein, cho thấy sự cải thiện lượng đường trong máu.
Dịch vụ y tế quốc gia Anh xem trứng là một lựa chọn tốt cho chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh được khuyến nghị cho bệnh tiểu đường loại 2.
Trứng không chỉ chứa nguồn protein mà còn chứa vitamin và khoáng chất.
Cơ quan y tế cho biết thêm: Trứng có thể được thưởng thức như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên ăn giới hạn và chế biến trứng không có muối và chất béo.
Chiên trứng có thể làm tăng hàm lượng chất béo khoảng 50%.
2. Tỏi
Tỏi là một loại thảo mộc phổ biến được sử dụng trong các món ăn trên khắp thế giới và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe ấn tượng.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có thể làm giảm viêm ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, giảm đường huyết và cholesterol xấu LDL.
Tác dụng của tỏi đối với rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường loại là một nghiên cứu chứng minh điều này.
Người bị tiểu đường loại 2 thường bị huyết áp cao và tỏi cũng rất có hiệu quả trong việc hạ huyết áp.
Trong một nghiên cứu, những người tham gia bị tăng huyết áp không kiểm soát được, sau khi ăn tỏi trong 12 tuần đã giảm huyết áp trung bình 10 mmHg.
3. Quế
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng quế có thể làm giảm lượng đường trong máu và cải thiện độ nhạy insulin.
Trong một nghiên cứu, mang tên "Hiệu quả của quế trong việc hạ thấp huyết sắc tố A1C ở bệnh nhân tiểu đường loại 2", người ta đã chứng minh rằng những bệnh nhân tiểu đường loại 2 dùng quế trong 90 ngày có lượng hemoglobin A1C nhiều hơn gấp đôi (một dạng hemoglobin liên kết với đường) so với những người đối chứng.
Trong ba nghiên cứu với bột quế, mức đường huyết lúc đói giảm từ 10,3 đến 29%.
Theo Thanh Niên
Ngày nào cũng uống thức uống mà trẻ con rất thích, người đàn ông 30 tuổi qua đời do lượng đường trong máu cao gấp 20 lần bình thường Cứ tưởng rằng chỉ có trẻ con mới thích thứ đồ uống này thế nhưng anh Vương cũng thích không kém. Anh uống nó hàng ngày để rồi càng ngày càng mệt mỏi, khát nước và qua đời ở tuổi 30. Người đàn ông họ Vương này là một nhân viên văn phòng đến từ Tô Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, năm...