Có 1 áp lực ngày càng đè nặng: Ai cũng tung hô Gen Z “giỏi giang và thành đạt”, còn những người thất nghiệp, không đi Tây, không làm chủ thì sao?
“ Peer pressure” – áp lực đồng trang lứa là vấn đề tâm lý mà Gen Z nào cũng đang mắc phải.
Vừa thi xong THPT vào đầu tháng 7 vừa qua, giống như bất kỳ bạn bè cùng trang lứa nào, Bảo An (SN: 2003) cũng đã có những dự định riêng cho bản thân. Nào là đi học đại học xa nhà, du lịch bung xõa cùng bạn bè, tập tành đi làm thêm và phải có người yêu cho biết thanh xuân là gì. Thế nhưng, tất cả những dự định của cô nàng Gen Z này đều đã bị trì hoãn bởi đại dịch Covid-19. Trường đại học đổi sang học online, bạn đại học còn không biết mặt nói chi kiếm được người yêu. Những chuyến du lịch, bung xõa thôi thì hẹn năm sau hoặc năm sau nữa, chả biết đâu mà lần. Rõ chán ơi là chán!
Tương tự như trường hợp của Bảo An nhưng có phần nặng nề hơn là Minh Trí (SN: 1999). Tốt nghiệp loại giỏi một đại học trường top, anh chàng đã biết bao lần vẽ lên tương lai sẽ apply công ty xịn xò, bắt đầu có thu nhập, tự lập và tha hồ tung tăng. Song, đời chẳng như là mơ, suốt từ tháng 11 năm ngoái cho tới nay, Minh Trí rải CV khắp nơi nhưng chẳng có một cuộc gọi nào hẹn lại đi phỏng vấn cả. Niềm tự hào, sự tự tin của anh chàng lụi bại dần. Thậm chí, có lúc Minh Trí còn ngoài nghi về bản thân khi chứng kiến bạn bè thua kém mình một chút đều đã có công việc, bắt đầu đi làm.
Có thể nói, một trong những đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19 chính là thế hệ Gen Z. Theo nghiên cứu của Avery Coop, tỷ lệ Gen Z thất nghiệp đang ở ngưỡng cao nhất trong lịch sử. Điều này khiến một bộ phận lớn thế hệ này sống trong bức bối, mỏi mệt và stress.
Mặt khác, bên cạnh những Gen Z phải chật vật sống còn từng ngày, vẫn có rất nhiều người trẻ khác gặt hái được những thành công nhất định. MXH – nơi từng là thiên đường hỗ trợ biết bao Gen Z phát triển giờ như con dao hai lưỡi, đẩy họ vào sâu hơn trong những hoài nghi về bản thân và nỗi tuyệt vọng khi liên tục chứng kiến những bài đăng, tin sốt dẻo về thành tựu của người A, người B cùng tuổi.
Lúc này “peer pressure” – áp lực của những người đồng trang lứa bỗng chốc trở nên nặng nề hơn hẳn, tàn phá tinh thần của Gen Z đến cạn kiệt.
“Peer pressure” – áp lực bóp chết sự tự tin của Gen Z
“Peer pressure” hay còn gọi là áp lực đồng trang lứa là cụm từ để chỉ về một cá nhân chịu ảnh hưởng từ những người có nhiều điểm giống nhau như lứa tuổi, môi trường sống, chuyên môn… Thứ áp lực đó khiến họ sợ hãi bị thua kém, cố gắng chạy nhanh hết sức làm sao bắt cho kịp những chuẩn mực đã được “đo ni đóng giày”. Còn nếu không bắt kịp, họ sẽ trở thành kẻ lạc lõng, cô độc giữa thế giới của những người đồng trang lứa.
Áp lực này tồn tại trong tất cả những tình huống từ nhỏ đến lớn của cuộc sống, nhờ sự phát triển của cõi mạng nó còn được nhân thêm nhiều lần sức mạnh. Không xem một bộ phim tất cả mọi người đều bàn tán sẽ bị cho là “tối cổ”, ăn mặc không trendy bị cười nhạo “quê mùa”… Sống chung với sự so sánh, chèn áp của những người bằng vai phải lứa ấy, đa phần Gen Z đều thấy kiệt sức nhưng vẫn phải cố gồng để có thể hòa nhập, không bị bỏ lại và lạc lõng.
Không chỉ dừng lại ở đó, “peer pressure” của Gen Z còn nặng nề hơn gấp nhiều lần khi phải chứng kiến quá nhiều thành tựu của những người xung quanh. Nay thì bài báo Gen Z A mở 2 công ty startup, Gen Z B đạt giải thưởng lớn ở hội nghị khoa học, cùng tuổi nhưng C đã trở thành lead ở một công ty nhỏ còn mình phải thất nghiệp… bấy nhiêu thôi cũng đủ tàn phá tất cả tự tin còn sót lại của một số người, khiến họ thấy mình thất bại, kém cỏi trong một thế hệ toàn những người vượt trội và giỏi giang.
Làm thế nào để giảm tải những áp lực đồng trang lứa?
Thật ra, mỗi Gen Z đều là một cá thể riêng biệt với những điểm mạnh riêng của mình. Song, đôi khi sự hoài nghi về bản thân khiến họ không nhận ra được điều đó, khiến họ luôn ép mình phải chạy theo những chuẩn mực được gán ghép lên thế hệ đến kiệt cả sức. Thế nhưng, có mấy ai hay áp lực đồng trang lứa không đáng sợ đến mức như thế, ngược lại, nó còn có thể tích cực đến bất ngờ.
Video đang HOT
Để vượt qua “peer pressure”, chúng ta cần hiểu rõ hơn về những điểm mạnh và lợi thế của mình để có thể phát huy chúng triệt để. Khi chúng ta chọn đối mặt với áp lực và đương đầu với nó, chúng ta sẽ có thêm động lực để cố gắng, để ngày càng hoàn thiện bản thân và trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
Cho dù là những người cùng độ tuổi hay tương đồng nhau về nhiều mặt, chúng ta ai nấy đều có những vận tốc và đích đến riêng, mọi sự so sánh đều là khập khiễng. Thay vì tập trung nhìn về phía thành công của người khác, hãy nhìn về con đường mình đã chọn và dành hết sức lực đi tiếp. Có thể ở thời điểm hiện tại, một số Gen Z vẫn còn chưa gặt hái được thành tựu đáng kể ngay trên con đường mình đã chọn, nhưng ít nhất cũng bạn sẽ không bại trận chỉ vì những so sánh, định kiến hay chuẩn mực sai lầm.
Design: Thành đạt
Dàn rich kid Gen Z phản pháo căng đét khi bị nói chỉ biết xài tiền của bố mẹ
Đối mặt với vấn đề khiến nhiều người tò mò, dàn rich kid Gen Z đã thẳng thắn đáp trả.
So với các đàn anh đàn chị, những gương mặt Gen Z trong giới rich kid có phần chịu khó chia sẻ cuộc sống cá nhân lên MXH nhiều hơn. Từ học phí dăm bảy trăm triệu/ năm đến những lần shopping không nhìn giá hay con xe tiền tỷ mới tậu,... tất cả đều được tiết lộ với netizen khá thoải mái.
Như 1 lẽ tất nhiên, bên cạnh vô số bình luận trầm trồ, xuýt xoa cũng có không ít người để lại ý kiến khó nghe. Những người này cho rằng dàn rich kid Gen Z đã có tiền của bố mẹ chống lưng, đã có "ông bà già tao lo" thì làm gì mà chẳng được.
Đối mặt với những ý kiến này, mỗi thành viên hội con nhà giàu lại có một cách đáp trả khác nhau, chứng minh rich kid bây giờ không chỉ sinh vượt vạch đích mà còn cực kỳ giỏi giang và cá tính.
Rich kid Nhất Hoàng đã quá quen thuộc với dân mạng, nhất là những màn đu idol xuyên quốc gia hay mua hàng hiệu không cần để ý giá.
Mới đây, Nhất Hoàng đã thẳng thắn khẳng định rằng phần lớn số tiền đó là nhờ bố mẹ cho. Đáng chú ý, cậu bạn còn hỏi ngược lại như 1 cách bày tỏ quan điểm: "... việc mình có tiêu tiền mình tự kiếm hay tiền bố mẹ mình cho thì đâu có ảnh hưởng tới ai đâu nhỉ?" .
Nhân vật được dân tình quan tâm mới đây là Kiều Anh - rich kid 2k Hải Phòng sáng lái Ferrari đi học, tối về làm sếp, xách túi 20.000$. Cô nàng cho biết khi công khai mọi thứ lên MXH là đã chấp nhận ý kiến trái chiều, bao gồm cả những bình luận như chỉ giỏi xài tiền bố mẹ.
"Bản thân mình cho rằng mình không nhất thiết phải giải thích gì cả, vì mình tin những ai đã follow Instagram/ Facebook của mình hẳn đều sẽ là những người rất yêu quý mình" - Kiều Anh chia sẻ.
Thuý Hằng (SN 1998) cũng là một rich kid gây chấn động cõi mạng gần đây khi chia sẻ cuộc sống của người nhiều tiền như đi xe Porsche, đồ hiệu đầy người, đầu tư bất động sản và chứng khoán từ thời sinh viên. Đương nhiên cô không tránh khỏi những bình luận từ netizen về sự "chống lưng" của bố mẹ.
Tuy nhiên với Thúy Hằng, sự tài trợ của bố mẹ trong công việc kinh doanh chính là điều may mắn nhất. Song song với đó, rich kid nhận được bài học lớn từ bố mẹ để áp dụng khi đối mặt với khó khăn là "phải luôn bình tĩnh, kiên nhẫn trong cuộc sống".
Rich kid Gia Kỳ cũng từng có những pha chi tiền gây chấn động như bỏ gần 100 triệu để ngồi cạnh Ngọc Trinh hay 1 bữa tối hết 17 triệu đồng,... Vì vậy mà Gia Kỳ đã gặp không ít bình luận chỉ trích về chuyện làm rich kid lấy tiền bố mẹ tiêu xài hoang phí.
Nói về vấn đề này, Gia Kỳ giải thích luôn: "Tiền Kỳ xài là tiền đi làm mà có chứ không dùng tiền ba mẹ như mọi người nghĩ. Kỳ nghĩ Kỳ là rich kid tự thân thay vì là rich kid ăn bám tiền ba mẹ" .
Chao, rich kid 2k3 cực nổi với hơn 1 triệu người theo dõi trên TikTok cũng phải đối mặt với vô số bình luận trái chiều khi chia sẻ cuộc sống sang chảnh trong những video của mình.
Thực tế thì tiền chi tiêu của Chao chủ yếu là do thu nhập từ công việc kinh doanh và nhận PR của cô bạn: "Mình rất trân trọng vì bố mẹ mình có thể chu cấp cho mình cuộc sống đầy đủ nhưng mình vẫn thích tự lập hơn" .
Mai Anh Đào - gái xinh RMIT cũng từng nhận về những nhận xét không mấy tích cực của dân mạng như chỉ biết tiêu tiền của bố mẹ, khoe tiền,... sau khi làm clip RMIT Check khoe hàng hiệu hút triệu view trên TikTok.
Với những ý kiến này, Mai Anh sẵn sàng đáp trả bởi cô bạn cho rằng: "Mình cứ sống thoải mái và thật tốt với bản thân là được. Nhưng nếu người khác nói quá đáng mình cũng sẵn sàng đáp trả vì với mình, TikTok giống như 1 sân chơi và mình muốn ở đó phải thật vui vẻ" .
Những bình luận đáp trả của Mai Anh khi bị nói khoe tiền bố mẹ
Một rich kid RMIT khác cũng vấp phải lời khó nghe từ netizen là Bell Nguyễn. Lý do đến từ việc cô nàng có những pha chi tiền làm người khác chóng mặt như bỏ 300 triệu đi Canada và xem concert của G-Dragon.
Và trong một bài phỏng vấn, Bell Nguyễn đã đưa ra cách phản ứng nếu bị nói "sướng từ trong trứng": " Ngoài việc phải cảm ơn bố mẹ thì mình nghĩ chẳng cần phải nói gì. Có gia đình hậu thuẫn đâu phải lỗi của bất kì ai. Nỗ lực của mình những người sáng suốt đều sẽ hiểu thôi" .
Ảnh: Tổng hợp
Design: Thành Đạt
Cùng có 200 triệu nhưng: Thế hệ trước thích "ăn chắc mặc bền", Gen Z ôm đi chơi chứng khoán vì chê lãi gửi tiết kiệm quá thấp Nếu có trong tay khoảng 200 triệu, bạn sẽ làm gì? Có ai còn nhớ ống heo huyền thoại ngày nào không? Hồi còn bé, mình nhớ là mỗi lần Tết đến được ông bà, người thân mừng tuổi chỉ 20k, 50k thôi cũng mừng rơi nước mắt rồi. Có tiền lại nhét lợn để dành, dành dụm sau 1 - 2 năm...