CNY giảm giá, xuất khẩu của Việt Nam chưa chịu nhiều áp lực
TS. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình Nghiên cứu kinh tế Trung Quốc – VEPR (VCES) Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, xu hướng của tỷ giá VND so với USD từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục ổn định, nhưng việc tiền đồng mạnh lên sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu nên cần phải lưu tâm.
Tỷ giá tiền đồng được dự báo ổn định từ nay đến cuối năm.
Thương chiến Mỹ – Trung tiếp tục leo thang thời gian đây. Diễn biến này tác động đến Việt Nam như thế nào?
ể giảm bớt căng thẳng thương mại, có khả năng Mỹ và Trung Quốc sẽ đi đến một thỏa thuận vào cuối năm nay. Dù vậy, hiện tại, ảnh hưởng của thương chiến tới kinh tế toàn cầu vẫn rất mạnh mẽ. Do đó, Việt Nam cần có sự chuẩn bị để tránh bị thiệt hại trong thời gian tới.
Về tác động của sự leo thang này, có thể thấy rằng, mức thuế quan như hiện nay sẽ tác động tiêu cực tới nền kinh tế, cũng như tăng trưởng thương mại toàn cầu. Với Việt Nam, thương chiến Mỹ – Trung tiếp tục căng thẳng đang giúp một số ngành hàng có được lợi thế như gỗ, điện tử, điện thoại di động và linh phụ kiện…
Tuy nhiên, điều cần quan tâm là các doanh nghiệp Việt Nam được hưởng lợi bao nhiêu trong tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ so với bức tranh chung của những lĩnh vực, ngành nghề đang được hưởng lợi này?
Thực tế, khi thương chiến Mỹ – Trung leo thang, Trung Quốc đã giảm xuất khẩu tối đa để đảm bảo thặng dư cán cân vãng lai. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó xuất khẩu sang Trung Quốc và phải tìm hướng để thay đổi.
Trong xu hướng đó, Mỹ được xem như là thị trường đầy tiềm năng để các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có thể khai thác.
Theo đó, hoạt động xuất khẩu sang thị trường này đã được đẩy mạnh thời gian qua. ơn cử, xuất khẩu điện thoại di động và linh phụ kiện của Việt Nam sang Mỹ trong nửa đầu năm 2019 đã tăng tới 82% so với cùng kỳ 2018. Ngược lại, xuất khẩu 2 lĩnh vực này sang Trung Quốc giảm 3%.
Tuy nhiên, việc tăng xuất khẩu sang Mỹ khiến cho thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam tăng mạnh. ược biết, các cơ quan liên quan của 2 bên sẽ có cuộc gặp trong tháng 9 để bàn thảo về vấn đề này.
TS. Phạm Sỹ Thành.
Video đang HOT
Trong bối cảnh thương chiến leo thang, Trung Quốc đã giảm giá mạnh đồng nhân dân tệ (CNY). Theo ông, tỷ giá tiền đồng chịu áp lực gì khi CNY mất giá?
CNY đang trong xu hướng giảm và dự báo đến cuối năm nay có thể mất 5,75% giá trị so đầu năm. Việc Trung Quốc phá giá CNY là một trong những biện pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nội địa, nhưng thực tế không có nhiều tác động tích cực lên thương chiến.
Việc CNY biến động thường không ảnh hưởng nhiều lên tỷ giá VND. Nhưng có một điều chúng ta cần phải quan tâm, đó là đồng Việt Nam đang mạnh lên, trong khi các đồng tiền của các nước khác đang yếu đi và điều này không có lợi cho xuất khẩu.
Bởi giá cả là một trong những lợi thế cạnh tranh của những ngành hàng công nghệ sử dụng nhiều lao động của Việt Nam hiện nay. Nếu tỷ giá tiền đồng thời gian tới tiếp tục tăng, lợi ích từ thuế quan mà Việt Nam có thể tận dụng được từ Trung Quốc sẽ bị trung hòa.
Tuy vậy, đồng Việt Nam từ nay đến cuối năm được dự báo sẽ vẫn duy trì sự ổn định, nếu có tăng cũng sẽ không tăng quá 2% như Ngân hàng Nhà nước đã dự tính, bởi các cán cân thanh toán tổng thể đang tích cực.
ầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục tăng và đặc biệt, lượng kiều hối chảy về Việt Nam năm qua ở mức cao, ước tính lên đến 14 tỷ USD.
Nhìn chung, Việt Nam đang được hưởng lợi từ cuộc thương chiến Mỹ – Trung, nhưng đó là trong ngắn hạn. Nếu muốn duy trì lợi thế trong dài hạn, chúng ta cần đặc biệt quan tâm tới 2 vấn đề, đó là tỷ giá tiền đồng và xuất xứ hàng hóa.
Tiền đồng đang tăng so với nhiều đồng tiền khác trong khu vực và thế giới. ể có thể hỗ trợ xuất khẩu, Việt Nam có nên linh hoạt về tỷ giá?
Như tôi đã chia sẻ ở trên, xu hướng của tỷ giá VND so với USD từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục ổn định, nên hoạt động xuất khẩu sẽ không gặp quá nhiều áp lực.
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước đã liên tục mua vào USD, một mặt để tăng dự trữ ngoại hối, mặt khác để ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, dư địa để chúng ta tiếp tục mua vào USD không còn nhiều, bởi điều đó sẽ gây chú ý đối với Mỹ, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang nằm trong danh sách những quốc gia bị theo dõi về thao túng tỷ giá.
Trong bối cảnh đó, để hỗ trợ xuất khẩu, kích thích tăng trưởng nền kinh tế, thay vì chính sách tiền tệ, Việt Nam cần áp dụng chính sách tài khóa với những công cụ như tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu bằng cách giảm thuế suất cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu… ây là những giải pháp chính sách mà chúng ta có thể tính đến, mà không cần can thiệp nhiều về tỷ giá.
“iểm rơi” tác động thương chiến Mỹ – Trung lên nền kinh tế Việt Nam được dự báo sẽ diễn ra trong giai đoạn 2020-2021. Ông đánh giá thế nào về dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc vào Việt Nam trong giai đoạn này?
Thời gian qua, dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam khá ổn định, ngay cả khi thương chiến nổ ra. 5 tháng đầu năm 2019, dòng vốn FDI từ Trung Quốc đạt 2 tỷ USD, đứng thứ 4 và chênh lệch không đáng kể so với vốn FDI từ Hàn Quốc. Trong đó, gần 85% tổng vốn đăng ký vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (khoảng 1,7 tỷ USD).
Có 2 lý do chính giúp dòng vốn này có thể duy trì sự ổn định: Thứ nhất, với những thuận lợi về thuế quan, nhất là sau khi ký kết các hiệp định thương mại quan trọng như CPTPP và EVFTA, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư đối với các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Trung Quốc.
Thứ hai là liên quan đến chính sách của Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình là người muốn thay đổi các ngành công nghiệp cũ thành các ngành công nghiệp mới, không muốn các ngành công nghiệp ô nhiễm ở lại trong nước, đồng thời Trung Quốc cũng đang dư thừa năng lực sản xuất. Do đó, những doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu sẽ phải đi ra bên ngoài Trung Quốc, mà không phải do ảnh hưởng của thương chiến.
Tổng hợp các yếu tố, xu hướng các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài sẽ tiếp tục được duy trì trong thời gian tới và Việt Nam vẫn được xem là điểm đến thích hợp để có thể hưởng lợi về thuế.
Thùy Vinh
Theo Tinnhanhchungkhoan
Mỹ khiến xuất khẩu Trung Quốc vừa mới ngóc đầu đã bất ngờ đổ gục
Các nhà phân tích đã dự đoán đầy lạc quan về mức tăng 2,0% với xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8 . Nhưng rốt cuộc thì chẳng những không có tăng 2% mà lại giảm đi 1% nên con số vừa được đưa ra chẳng khác gì gáo nước lạnh cho những người đang tưởng mình sắp được vào phòng xông hơi.
Xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 8 khi các chuyến hàng đến Mỹ chững lại. Điều này chỉ ra sự yếu kém của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và nhấn mạnh nhu cầu cấp bách về kích thích nhiều hơn khi chiến tranh thương mại Trung-Mỹ leo thang. Bắc Kinh dự kiến sẽ công bố nhiều biện pháp hỗ trợ hơn trong những tuần tới để ngăn chặn nguy cơ suy thoái kinh tế mạnh hơn khi Mỹ tăng áp lực thương mại, bao gồm cả việc cắt giảm lãi suất cho vay đầu tiên trong bốn năm.
Hiện tại cay đắng
Vào thứ sáu tuần trước, ngày 6.9, ngân hàng trung ương đã cắt giảm mức dự trữ yêu cầu của các ngân hàng (lần thứ 7 kể từ đầu năm 2018) để giải phóng thêm tiền cho vay. Động thái này diễn ra chỉ vài ngày sau cuộc họp nội các với các tín hiệu cho thấy chính sách nới lỏng hơn có thể sắp xảy ra.
Xuất khẩu tháng 8 giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái, dữ liệu hải quan cho thấy vào Chủ nhật hôm qua 8.9. Thực ra, điều đáng lo nằm ở chỗ sau khi xuất khẩu giảm 1,3% vào tháng 6, thì chỉ số này của Trung Quốc đã ngóc đầu trong tháng 7. Vì thế, các nhà phân tích đã dự đoán đầy lạc quan về mức tăng 2,0% với xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 8. Nhưng rốt cuộc thì chẳng những không có tăng 2% mà lại giảm đi 1% nên con số vừa được đưa ra chẳng khác gì gáo nước lạnh cho những người đang tưởng mình sắp được vào phòng xông hơi.
Sở dĩ các nhà phân tích ban đầu lạc quan về tín hiệu xuất khẩu của Trung Quốc là họ kỳ vọng rằng việc đồng nhân dân tệ bị mất giá sẽ bù đắp một số áp lực chi phí. Ngoài ra, các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ vì lo ngại hàng rào thuế quan thấp thoáng trong tương lai mà sẽ đẩy mạnh xuất khẩu sớm như họ đã làm tốt trong tháng 7 hay nói nôm na là "bán chạy thuế". Nhưng rốt cuộc thì không có làn sóng xuất khẩu ồ ạt nào xảy ra trong tháng 8 và nó lại chỉ thêm ra một điều là việc Trung Quốc làm đồng nội tệ yếu không giải quyết được bài toán kích thích xuất khẩu. Cần nhớ Trung Quốc trong tháng 8 vừa qua đã lần đầu tiên sau 11 năm neo tỷ giá 7 tệ đổi 1 USD như cách hóa giải hàng rào thuế quan của Mỹ và Washington đã coi đây là một công cụ thao túng tiền tệ.
"Xuất khẩu vẫn còn yếu ngay cả khi đồng nhân dân tệ mất giá đáng kể, cho thấy nhu cầu thấp từ bên ngoài là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu (của Trung Quốc) trong năm nay", Zhang Yi, chuyên gia kinh tế tại Zhong Hai Sheng Rong Capital Management cho biết.
Nhưng phải thấy rằng con số 1% tụt giảm xuất khẩu của Trung Quốc bị chi phối nhiều từ Mỹ. Trong số các đối tác thương mại lớn của mình, xuất khẩu tháng 8 của Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 16% so với cùng kỳ năm ngoái, rơi khá mạnh nếu so với mức giảm 6,5% trong tháng 7. Nhập khẩu từ Mỹ trong tháng 8 cũng sụt giảm 22,4%. Mỹ cũng đau nhưng Trung Quốc bị thương lớn hơn.
Từ thực tế trên, nhiều nhà phân tích dự đoán tăng trưởng xuất khẩu sẽ còn chậm hơn nữa trong những tháng tới, đặc biệt khi hàng rào thuế quan của Mỹ tiếp tục được kích hoạt ở các nấc mới vào 1.10 và 15.12 tới đây.
"Va chạm thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã dẫn đến sự sụt giảm mạnh trong xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ", Steven Zhang, trường phòng kinh tế tại Morgan Stanley Huaxin Securities nói.
Không chỉ vậy, xuất khẩu của Trung Quốc sang châu Âu, Hàn Quốc, Úc và các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng trở nên tồi tệ hơn so với tháng 7, trong khi các chuyến hàng đến Nhật Bản và Đài Loan có mức tăng trưởng tốt hơn một chút so với tháng trước nhưng không bù đắp nổi mức sụt giảm chung.
Dữ liệu Chủ nhật hôm qua cũng cho thấy hàng nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm trong tháng thứ 4 liên tiếp kể từ tháng Tư. Nhập khẩu trong tháng 8 giảm 5,6% so với cùng kỳ năm ngoái, không thay đổi so với mức giảm 5,6% của tháng 7.
Đây cũng chẳng phải là tín hiệu gì tốt cho kinh tế Trung Quốc vì nó phản ánh nhu cầu và sức mua trong nước giảm. Nói cách khác, tiêu dùng và đầu tư nội địa của Trung Quốc vẫn còn yếu mặc dù đã có hơn một năm áp dụng các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng.
Tương lai không sáng sủa
Tháng 8 đã chứng kiến sự leo thang kịch tính trong cuộc chiến thương mại kéo dài cả năm. Đầu tháng 8, Washington công bố mức thuế 15% đối với một loạt các mặt hàng Trung Quốc (ban đầu là 300 tỉ USD nhưng sau đó là khoảng 125 tỉ USD do phần còn lại được lui đến 15.12) kể từ ngày 1.9. Bắc Kinh đã trả đũa bằng việc nâng thuế với 75 tỉ USD hàng Mỹ và để đồng tiền nhân dân tệ mất giá mạnh để bù đắp một phần sức ép thuế quan. Sau đó, Mỹ trả đũa tiếp bằng việc công bố nâng thuế từ 25% lên 30% với 250 tỉ USD hàng Trung Quốc từ 1.10 và áp thuế 15% với hơn 160 tỉ USD hàng Trung Quốc từ 15.12.
Trước những đòn qua lại liên tiếp, Trung Quốc và Mỹ hôm thứ năm tuần trước (5.9) đã đồng ý tổ chức các cuộc hội đàm cấp cao vào đầu tháng 10 tại Washington, cuộc thảo luận trực tiếp đầu tiên kể từ cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung tại Thượng Hải vào cuối tháng 7 thất bại.
Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Mỹ có ý định điều chỉnh các mức thuế theo kế hoạch đối với hàng hóa Trung Quốc. Những kỳ vọng của thị trường về một nền hòa bình lâu dài giữa hai nước dường như khó nắm bắt hơn bao giờ hết.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, hôm thứ sáu ngày 6.9 cho biết, Mỹ cũng muốn có kết quả "ngắn hạn" từ các cuộc trao đổi thương mại Mỹ-Trung vào tháng 9 và tháng 10 nhưng cảnh báo rằng xung đột thương mại có thể mất nhiều năm để giải quyết.
Anh Tú
Theo motthegioi
Nhiều cổ phiếu tăng "phi mã" trong năm 2019 bất chấp thương chiến leo thang Mặc dù thị TTCK Việt Nam đã nhiều phen chao đảo vì cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, nhưng "trong nguy có cơ" và thị trường vẫn đang xuất hiện nhiều cổ phiếu ngược dòng bứt phá nhờ những ảnh hưởng mà cuộc chiến thương mại đem lại. Tháng 3/2018, Tổng thống Mỹ D.Trump tuyên bố áp dụng mức thuế 50 tỷ...