CNN: Mỹ đã chuẩn bị cho khả năng Nga tấn công hạt nhân nhằm vào Ukraine
Hai quan chức cấp cao chính quyền Mỹ đã tiết lộ với đài CNN rằng vào cuối năm 2022, Washington bắt đầu chuẩn bị kỹ lưỡng để đề phòng một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng của Liên bang Nga nhằm vào Ukraine.
Tên lửa tầm ngắn Iskander-M trên bệ phóng tự hành của xe quân sự trong cuộc tập trận của Quân khu phía Đông ở vùng Primorsky, Nga. Ảnh: Sputnik
Tờ Kyiv Post ngày 9/3 dẫn thông tin cùng ngày đăng tải trên website của đài CNN cho biết do đặc biệt lo ngại về khả năng Nga sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc vũ khí hạt nhân chiến trường, chính quyền Biden cảm thấy buộc phải thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để ngăn chặn một kịch bản như vậy.
Giải thích mối lo ngại của Washington, một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ nói với CNN: “Nỗi sợ hãi của chúng tôi không chỉ là giả thuyết, mà còn dựa trên một số thông tin mà chúng tôi đã thu thập được”.
Thực tế cho thấy vào cuối mùa hè năm 2022, các lực lượng Nga đã phải đối mặt với tổn thất nặng nề khi quân đội Ukraine tiến vào Kherson, một thành phố trọng điểm phía Nam Ukraine mà Nga đã chiếm được trước đó và được nhìn nhận là chiến thắng lớn nhất của Moskva trước Kiev kể từ khi xung đột giữa hai bên bùng nổ vào ngày 24/2/2022.
Các quan chức Mỹ lo ngại rằng Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin có thể nhìn nhận việc Ukraine tiến vào Kherson theo cách khác. Ông chủ Điện Kremlin từng nói với người dân Nga rằng Kherson hiện là một phần của nước Ngamình và do đó, theo một quan chức cấp cao chính quyền Mỹ khác, ông Putin có thể coi tổn thất nặng nề ở Kherson là mối đe dọa trực tiếp đối với bản thân cũng như đối với Nhà nước Liên bang Nga.
Với đánh giá như vậy, Nga có thể coi một cuộc tấn công hạt nhân chiến thuật như một biện pháp ngăn chặn những tổn thất thêm nữa đối với lãnh thổ do Nga nắm giữ ở Ukraine cũng như bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng nào vào chính Nga.
Video đang HOT
Và thế là từ cuối mùa hè cũng như trong suốt mùa thu năm 2022, Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ đã triệu tập hàng loạt cuộc họp để xây dựng các kế hoạch dự phòng nhằm chuẩn bị cho khả năng xảy ra một cuộc tấn công hạt nhân của Nga nhằm vào Ukraine, bao gồm việc ngăn chặn và phản ứng như thế nào.
Mỹ cũng hợp tác chặt chẽ với các đồng minh của mình để phát triển các kế hoạch dự phòng cho một cuộc tấn công hạt nhân của Nga và truyền đạt cảnh báo cho phía Nga về hậu quả của một cuộc tấn công như vậy.
Ngoài ra, Mỹ còn tìm cách tranh thủ sự giúp đỡ của các nước không phải đồng minh, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, để ngăn cản Nga thực hiện một cuộc tấn công như vậy.
Binh sỹ thuộc lữ đoàn tấn công số 92, quân đội Ukraine đang điều khiển hoả lực trong tác chiến phòng không. Ảnh: Bộ Quốc phòng Ukraine
Về phía Ukraine, tờ Kyiv Post cho biết vài ngày trước khi CNN đăng tải thông tin nêu trên, cựu phát ngôn viên Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang Ukraine (AFU), đại tá Vladyslav Seleznyov tiết lộ rằng quân đội nước này đã chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân tiềm tàng của Nga vào tháng 4/2022.
Theo ông Seleznyov, việc Nga có thể thực hiện “bất kỳ hình thức khiêu khích nào kể cả bằng vũ khí hạt nhân là điều không có gì đáng ngạc nhiên” và “vào Lễ Phục sinh năm 2022, nhiều quân nhân Ukraine đóng ở thao trường Yavoriv thuộc vùng Lviv đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ”.
Cựu phát ngôn viên Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng Vũ trang Ukraine cho biết thêm lúc đó, ông cũng có mặt tại thao trường Yavoriv và các dấu hiệu về một cuộc tấn công hạt nhân có thể xảy ra đã đến “thông qua nhiều kênh khác nhau”.
Tuy nhiên, đại tá Seleznyov tin rằng ông Putin đã được thông báo rõ ràng về những hậu quả nghiêm trọng, cả đối với Liên bang Nga lẫn đối với cá nhân nhà lãnh đạo này, nếu tham gia vào một hành động khiêu khích hạt nhân nhằm vào Ukraine và cuối cùng, chính sách ngoại giao hậu trường đã phát huy hiệu quả.
Nga hiện chưa bình luận gì về thông tin do đài CNN và tờ Kyiv Post đăng tải.
Triều Tiên hạ thủy tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật
Truyền thông Triều Tiên ngày 8/9 tuyên bố, nước này đã hạ thủy một "tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật" mới được chế tạo có khả năng thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân dưới nước.
Triều Tiên hạ thủy một "tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật" mới. Ảnh: KCNA
Theo Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA), lễ hạ thủy tàu ngầm được tổ chức hôm 6/9 với sự tham dự của nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhân dịp kỷ niệm 75 năm Quốc khánh Triều Tiên.
"Lễ hạ thủy tàu ngầm báo trước sự khởi đầu một chương mới trong việc củng cố lực lượng hải quân Triều Tiên và làm rõ ý chí kiên định của Triều Tiên trong việc tăng cường hơn nữa khả năng răn đe hạt nhân cả về chất lượng và số lượng, cũng như những bước nhảy vọt vì hòa bình và an ninh khu vực và toàn cầu", KCNA cho biết.
Tàu ngầm số 841, được đặt theo tên anh hùng Kim Kun-ok - một nhân vật lịch sử của Triều Tiên, sẽ thực hiện nhiệm vụ chiến đấu với tư cách là "một trong những phương tiện tấn công dưới nước cốt lõi của lực lượng hải quân" Triều Tiên, ông Kim Jong-un tuyên bố tại lễ hạ thủy.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un tham dự sự kiện. Ảnh: KCNA
Triều Tiên coi tàu ngầm mới là một trong những phương tiện tấn công dưới nước cốt lõi của lực lượng hải quân. Ảnh: KCNA
Gọi việc trang bị vũ khí hạt nhân cho hải quân là "nhiệm vụ cấp bách của thời đại", ông Kim Jong-un kêu gọi chuyển giao nhanh chóng "các tàu ngầm được trang bị vũ khí hạt nhân chiến thuật" cho lực lượng hải quân. Ông cũng công bố kế hoạch đóng thêm tàu ngầm, trong đó có tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Các nhà phân tích lần đầu tiên phát hiện các dấu hiệu cho thấy ít nhất một tàu ngầm mới đang được chế tạo vào năm 2016 tại Triều Tiên. Năm 2019, truyền thông Triều Tiên đăng tải hình ảnh ông Kim Jong-un đang kiểm tra một tàu ngầm được chế tạo dưới sự "quan tâm đặc biệt của ông" và sẽ hoạt động ở vùng biển ngoài khơi bờ biển phía đông.
Hiện chưa rõ tàu ngầm mới sẽ được trang bị tên lửa gì. Triều Tiên đã phóng thử một số tên lửa đạn đạo tầm xa phóng từ tàu ngầm (SLBM), cũng như SLBM tầm ngắn và tên lửa hành trình có thể bắn từ tàu ngầm
LHQ cảnh báo thảm họa toàn cầu do vũ khí hạt nhân Thế giới "đang bên bờ vực thảm họa toàn cầu hơn bất kỳ thời điểm nào khác trong thế kỷ này", Chủ tịch Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) nhấn mạnh tại phiên họp toàn thể cấp cao nhân Ngày Quốc tế chống thử nghiệm hạt nhân. Ảnh minh họa Getty Images. Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch Đại hội đồng...