CMC ra mắt Hệ sinh thái hạ tầng mở C.OPEN
Ngày 9/4, Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (mã CMG, sàn HOSE) đã ra mắt Hệ sinh thái hạ tầng mở cho doanh nghiệp và tổ chức C.OPEN (CMC Open Ecosystem for Enterprise).
Lãnh đạo CMC và các đối tác trao đổi các thông tin liên quan đến C.OPEN
Đây là hệ thống kiến trúc mở, tích hợp tất cả các thế mạnh công nghệ của CMC như nền tảng Multi-Cloud, nền tảng dữ liệu ( data lake), trí tuệ nhân tạo (AI) và nền tảng ứng dụng.
Nói về tiềm năng của nhu cầu sử dụng dữ liệu số, ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch Hội đồng quản trị CMC cho biết, sau mỗi quý, nhu cầu sử dụng dữ liệu tăng gấp 2 lần. Theo đó, C.OPEN được xây dựng trên không chỉ nền tảng khai thác công nghệ, mà còn trên triết lý mở về phương thức tư duy để tiếp cận những cái mới mẻ.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2019 là năm Việt Nam công bố chiến lược quốc gia về chuyển đổi số và vì thế rất cần thiết có những nền tảng hạ tầng số, trong đó bao gồm cả hạ tầng viễn thông và hạ tầng dữ liệu. “Do đó, Bộ Thông tin và Truyền thông rất khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư cho hạ tầng kinh tế số”, ông Hùng nói.
Video đang HOT
CMC cho biết, Hệ sinh thái C.OPEN là thành quả của sáng tạo đổi mới trong công nghệ của CMC, cho phép cơ quan, doanh nghiệp và khách hàng có thể liên kết và chia sẻ tài nguyên dữ liệu trên môi trường số.
Kiến trúc của C.OPEN bao gồm 5 tầng và 2 cấu phần có mối quan hệ tương hỗ và mật thiết với nhau.
Các tầng cấu trúc nền tảng gồm Cloud – laaS (đám mấy CMC cung cấp hạ tầng dịch vụ), tầng Plasform – PaaS (nền tảng như dịch vụ, sẵn sàng cho doanh nghiệp) có nhiệm vụ cung cấp hạ tầng vật lý cho các tầng phía trên, đảm bảo kết nối.
Trên nền tảng đó là tầng Data (nền tảng quản lý dữ liệu), bao gồm Data Lake (hồ dữ liệu), Data Integration (tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn), Analytics as a Service (dịch vụ phân tích dữ liệu), Realtime Data Streaming (dịch vụ luồng dữ liệu thời gian thực) cho phép xử lý và phân tích các luồng dữ liệu thay đổi theo thời gian.
Tầng thứ tư là AI as a Service (trí tuệ nhân tạo cung cấp dưới dạng dịch vụ) như dự đoán dữ liệu trên cơ sở các dữ liệu quá khứ, hỗ trợ ra quyết định thời gian thực… phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tầng trên cùng là tầng Smart Application (các ứng dụng thông minh) chứa nhiều loại ứng dụng chuyên dụng phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp như các ứng dụng bán hàng, marketing, phân tích khách hàng, quản lý nhân sự, kế toán kiểm toán, camera thông minh… Các ứng dụng này bao gồm cả các ứng dụng của CMC và các đối tác tham gia hệ sinh thái.
Điểm đặc biệt ở hệ sinh thái C.OPEN là nhóm các gói tích hợp của CMC cho các khách hàng truyền thống, bao gồm ngành tài chính ngân hàng, doanh nghiệp, các nhà cung cấp nội dung… Các khách hàng nói trên đều được hưởng lợi từ hệ thống mở với nhiều công nghệ từ những nhà cung cấp hàng đầu thế giới như Amazon, Microsoft, Google…
Hệ sinh thái C.OPEN ngoài việc phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Tập đoàn CMC và khách hàng đối tác còn có thể coi là một môi trường mô phỏng thu nhỏ của một xã hội số hiệu đại.
Hệ sinh thái này có thể tạo ra các dịch vụ hành chính công, chính phủ điện tử hiệu quả và giảm chi phí đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin cho các tổ chức, cơ quan nhà nước. Theo đó, C.OPEN cũng có thể là lựa chọn cho các cơ quan nhà nước trong thực thi Luật an ninh mạng, chống lại tội phạm mạng.
Theo báo đầu tư
Samsung mở rộng quan hệ hợp tác, xây dựng hệ sinh thái HDR10+
Ngày 25/12/2018, Công ty điện tử Samsung đã công bố mở rộng hệ sinh thái HDR10 cho 45 đối tác trong ngành và xây dựng một trung tâm chứng nhận mới tại Trung Quốc.
Quan hệ đối tác mới với các công ty, từ dịch vụ phát trực tuyến và cung cấp nội dung đến ngành công nghiệp bán dẫn, sẽ mang lại nội dung chất lượng hình ảnh chân thực hơn cho người xem và cũng mở rộng tầm ảnh hưởng của công nghệ HDR10 trên các phân khúc thị trường khác nhau.
Tháng 6 năm ngoái, Samsung đã ra mắt chương trình chứng nhận HDR10 và sử dụng logo HDR10 trong quan hệ hợp tác với 20th Century Fox và Panasonic. HDR10 là công nghệ tiêu chuẩn thế hệ mới của Samsung để xử lý hình ảnh, giúp tối ưu hóa mức độ sáng và độ tương phản cho từng khung hình, khiến các vùng sáng rõ hơn và vùng tối đậm hơn để mang lại trải nghiệm xem chân thật.
Nhờ quan hệ đối tác mới của Samsung với các nhà cung cấp nội dung, người tiêu dùng có thể sớm truy cập nhiều nội dung với màu sắc sống động và chân thật hơn. Rakuten TV, một dịch vụ phát trực tuyến của châu Âu, sẽ bắt đầu cung cấp nội dung HDR10 trong nửa đầu năm tới. Là một trong những dịch vụ OTT/VOD (Over-The-Top/Video-On-Demand) lớn nhất của Châu Âu, MEGOGO hiện đang hoàn tất quy trình cấp phép HDR10 , áp dụng chính thức HDR10 và lên kế hoạch phát hành nội dung HDR10 trên nền tảng của mình và có thể xem được trên tất cả các thiết bị Samsung Smart TV. Vào ngày 3/12 năm nay, dịch vụ OTT/VOD lớn nhất của Nga cũng lần đầu tiên giới thiệu năm chương trình châu Âu ở định dạng HDR10 cho người dùng Samsung Smart TV ở khu vực Nga và châu Âu.
Năm 2017, Samsung cũng ra mắt dịch vụ phát video trực tuyến cao cấp với Amazon, biến Prime Video trở thành dịch vụ phát trực tuyến đầu tiên để cung cấp tất cả video 4K (UHD) ở định dạng HDR10 . Năm 2018, Amazon đã tích hợp hỗ trợ HDR10 vào Amazon Fire TV Stick 4K, được ra mắt vào tháng 10. Một đối tác khác cho định dạng HDR10 là Công ty Giải trí Gia đình Warner Bros đã tạo ra hơn bảy mươi chương trình tương thích HDR10 và dự định sẽ có hơn 100 chương trình có sẵn để phân phối kỹ thuật số ở định dạng HDR10 vào đầu năm tới.
Samsung cũng đang xây dựng quan hệ đối tác với các nhà sản xuất chip điện thoại thông minh lớn. Qualcomm, nhà sản xuất thiết bị viễn thông và bán dẫn của Mỹ và là thành viên của liên minh HDR10 , gần đây đã tuyên bố rằng HDR10 sẽ được hỗ trợ trên chipset mới của họ, Snapdragon 855. ARM, công ty sáng tạo hàng đầu của Anh trong công nghệ di động đã hợp tác thành công với Samsung System LSI, cũng sẽ tham gia mạng lưới HDR10 , giúp gia tăng ảnh hưởng của HDR10 trong danh mục sản phẩm di động.
Ngoài ra, Samsung có kế hoạch xây dựng một trung tâm HDR10 mới tại Trung Quốc với TIRT, một trung tâm kiểm tra và thử nghiệm quốc gia cho ngành điện tử tiêu dùng Trung Quốc, vào tháng 12. Trung tâm được thiết kế để giúp các nhà sản xuất TV Trung Quốc, bao gồm Hisense, TCL và Konka tiếp cận quy trình chứng nhận và lần lượt đẩy nhanh việc mở rộng hệ sinh thái HDR10 . Trung tâm tại Trung Quốc sẽ nối tiếp các trung tâm chứng nhận được xây dựng tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ vào đầu năm nay.
Theo Báo Mới
VNPT với hàng loạt giải pháp an ninh thông tin Tập đoàn Bưu chính và Viễn thông Việt Nam (VNPT) là doanh nghiệp VT CNTT duy nhất được tham gia sự kiện Hội thảo An toàn, An ninh thông tin trên không gian mạng vừa được đượctổ chức tại TPHCM. VNPT, không chỉ là nơi trưng bày mà còn là nơi chia sẻ giải pháp công nghệ với khách hàng Báo cáo chính...