CMC hướng tới cung cấp dịch vụ một cửa “One-stop-shop” cho 700.000 doanh nghiệp
Lễ trao giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA) cho Tập đoàn Công nghệ CMC vừa được Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (NEAC) tổ chức chiều qua, 5/6/2019 tại Hà Nội.
Với giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (CA công cộng) mới được cấp, CMC sẽ có năng lực cung cấp dịch vụ dạng “ One-stop-shop” (mô hình cung ứng dịch vụ một cửa – PV) cho tất cả khách hàng doanh nghiệp, từ doanh nghiệp SMEs đến quy mô lớn.
Ông Lã Hoàng Trung – Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia trao giấy phép cho đại diện CMC là ông Tạ Hoàng Linh – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghệ & Giải pháp CMC TS, Tổng giám đốc Công ty CMC Cyber Security.
Chính thức trở thành nhà cung cấp chứng thực số (Certificate Authority – CA), CMC sẽ đóng vai trò bên thứ ba để phát hành các chứng thực khóa công khai cho người dùng, hỗ trợ cho quá trình trao đổi thông tin an toàn.
Theo Nghị định 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số, dịch vụ chứng thực chữ ký số là một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp cho thuê bao để xác thực việc thuê bao là người đã ký số trên thông điệp dữ liệu.
Để có thể được cấp phép, CMC đã phải chứng minh năng lực đạt được các tiêu chuẩn về tài chính, nhân lực, cũng như đáp ứng các yêu cầu khắt khe về hạ tầng kỹ thuật theo tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn an ninh FIPS PUB 140 – 2 Level 3, tiêu chuẩn mật mã PKCS, trung tâm dữ liệu Data Center đạt tiêu chuẩn Tier 3, hệ thống đường truyền xuyên quốc gia, kết nối trực tiếp vào mạng lưới cáp đất liền Đông Nam Á A-Grid…)
Video đang HOT
Trong phát biểu tại sự kiện, ông Lã Hoàng Trung – Giám đốc Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia cho biết, sau quá trình kiểm tra gắt gao và chặt chẽ, Trung tâm đánh giá CMC là tập đoàn CNTT lớn của Việt Nam với 2.700 nhân viên và 26 năm phát triển.
Lợi thế của CMC là hơn 700.000 khách hàng doanh nghiệp, trong đó có 20.000 khách hàng khối viễn thông, với nhu cầu kê khai, chứng thực chữ ký số rất lớn, do đó Trung tâm đã quyết định cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cho CMC.
“Bên cạnh đó, Chính phủ đang đẩy mạnh tăng cường sử dụng chữ ký số và định danh điện tử, vì thế Trung tâm kì vọng những doanh nghiệp công nghệ lớn như CMC sẽ cùng với Bộ TT&TT tham gia phát triển thị trường chứng thực chữ ký số”, ông Trung nói.
Phó TGĐ Công ty Công nghệ & Giải pháp CMC TS Nguyễn Kim Cương cho biết, với giấy phép này, CMC sẽ có năng lực cung cấp dịch vụ dạng One-stop-shop cho tất cả khách hàng doanh nghiệp từ SMEs đến quy mô lớn để triển khai cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, xuất hóa đơn, khai báo thuế, bảo hiểm xã hội…
Việc được nhận giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng do Bộ TT&TT cấp sẽ giúp Tập đoàn Công nghệ CMC hỗ trợ sâu hơn, kết nối doanh nghiệp với các cơ quan đối tác của CMC như Thuế, Hải quan, đồng thời trở thành nhà cung cấp dịch vụ VAN (Value Added Network).
CMC dự kiến sẽ cung cấp các loại chứng thư số cho cơ quan, tổ chức và cá nhân giúp người dùng chứng thực các giao dịch điện tử như hóa đơn điện tử, chứng khoán trực tuyến, khai báo thuế, khai báo bảo hiểm xã hội, hải quan trực tuyến…
Ông Nguyễn Kim Cương – Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH Công nghệ & Giải pháp CMC TS chia sẻ: “Với giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số, CMC sẽ có năng lực cung cấp dịch vụ dạng One-stop-shop cho tất cả khách hàng doanh nghiệp từ SMEs đến quy mô lớn để triển khai cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử, xuất hóa đơn, khai báo thuế, bảo hiểm xã hội… Bên cạnh đó, việc CMC trở thành nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số sẽ giúp đồng bộ hóa với chiến lược xây dựng hệ sinh thái hạ tầng mở C.OPE2N, khi đó khách hàng truy cập vào hệ sinh thái CMC sẽ nhận được nhiều dịch vụ tiện ích và nhanh gọn hơn”.
Bên cạnh giấy phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số CA, trong những năm qua, CMC đã tạp trung nâng cao chât luơng san phâm dich vu chuyên nghiẹp và chuyên sâu theo tiêu chuân quôc tế, nhận các chứng chỉ về tiêu chuẩn bảo mật dữ liệu PCI DSS 3.2, chứng chỉ MEF 3.0 về tiêu chuẩn cho dịch vụ kết nối viễn thông. Với 3 khối kinh doanh chính gồm Giải pháp công nghệ, Kinh doanh quốc tế, Dịch vụ Viễn thông, CMC đang đặt mục tiêu trở thành tập đoàn toàn cầu, đi đầu trong cung cấp dịch vụ chuyển đổi số, cung cấp dịch vụ số cho khu vực và thế giới, đặt tham vọng doanh thu 1 tỷ USD vào năm 2023.
Theo ICTNews
Grab bị phạt 900 triệu vì mở kênh thanh toán tiền không giấy phép
Công ty TNHH Grab bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng với số tiền là 900 triệu đồng do cung ứng dịch vụ GrabPay không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trước khi bị phạt 120 triệu vì không chấp hành các thủ tục về đăng ký khoản vay nước ngoài. Grab đã từng bị 1 án phạt nặng nề hơn 900 triệu đồng - 1 mức phạt cao ít có,
Cuối năm 2018, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với Công ty TNHH Grab (trụ sở tại 268 Tô Hiến Thành, phường 15, quận 10, TP. Hồ Chí Minh). Mức tiền phạt là 900 triệu đồng.
Lý do mà Công ty TNHH Grab bị xử phạt là do công ty này đã cung ứng dịch vụ GrabPay (là dịch vụ trung gian thanh toán thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện) không có giấy phép của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vi phạm các quy định sau: Khoản 2, 3 Điều 7 và Dòng 239 Phụ lục 4 Luật Đầu tư năm 2014 (sửa đổi, bổ sung tại Luật số 03/2016/QH14 ngày 22/11/2016); Khoản 6 Điều 17 Luật Doanh nghiệp năm 2014; Khoản 3 Điều 15 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (được bổ sung tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016).
Grab bị phạt 900 triệu do cung ứng dịch vụ GrabPay không giấy phép.
Quyết định này cũng giao và yêu cầu ông Nguyễn Tuấn Anh, Chủ tịch Công ty TNHH Grab Việt Nam, là người đại diện cho tổ chức vi phạm phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn mà Công ty TNHH Grab không tự nguyện chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành theo đúng quy định của pháp luật.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Grab với số tiền 120 triệu đồng do công ty này đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính đối với việc đăng ký khoản vay nước ngoài.
Cụ thể, Công ty TNHH Grab không tuân thủ quy định về thời gian gửi hồ sơ đăng ký khoản vay nước ngoài ngắn hạn được gia hạn thành trung, dài hạn mà tổng thời hạn của khoản vay là trên 01 năm. Hành vi trên vi phạm quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 13 Thông tư số 03/2016/TT-NHNN ngày 26/02/2016.
Liên quan vụ việc này, phía Grab thừa nhận các lỗi trong quyết định của NHNN. Grab cho biết, đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước để khắc phục đối với hồ sơ đăng ký và nghiêm túc chấp hành các yêu cầu từ phía Ngân hàng Nhà nước.
Theo GenK
Cáp APG gặp sự cố, Viettel, CMC và NetNam tuyên bố khách hàng các mạng này không ảnh hưởng Đại diện Viettel, CMC và NetNam đều khẳng định sự cố xảy ra ngày 26/5/2019 trên tuyến cáp quang biển quốc tế APG không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng của các nhà mạng này. Tuyến cáp quang biển quốc tế APG vừa gặp sự cố lần thứ tư trong năm nay Như ICTnews đã đưa tin,...