CMC đồng hành chuyển đổi số cùng Ủy ban Dân tộc
Tập đoàn Công nghệ CMC vừa tham gia chương trình “Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số Quốc gia” do Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức, mang tới các sản phẩm, giải pháp công nghệ xây dựng Chính phủ số – Kinh tế số – Xã hội số.
Tại buổi lễ, Lãnh đạo UBDT, đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông cùng Tập đoàn CMC đã chính thức khởi động Cổng dịch vụ công trực tuyến giai đoạn I của UBDT.
Ông Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số Uỷ ban Dân tộc, phát biểu tại chương trình.
Ông Hầu A Lềnh, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm, Trưởng Ban chỉ đạo Chuyển đổi số UBDT chia sẻ: “Việc tiếp cận, phát triển công nghệ số trên toàn quốc nói chung và tại khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Chúng ta cần phải có các giải pháp chuyển đổi số rõ hơn để mang lại nhiều giá trị gần gũi cho bà con, đưa khát vọng chuyển đổi số gần hơn với đồng bào. Bên cạnh đó, để chuyển đổi số thành công cũng rất cần sự đồng sức đồng lòng, chúng tôi rất cần sự đồng hành của các doanh nghiệp để lựa chọn được các giải pháp hợp lý, hiệu quả và nhanh nhất.”
Cổng dịch vụ công rút ngắn khoảng cách giữa người dân và cơ quan Nhà nước
Triển khai Quyết định số 422/QĐ-UBDT Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT ngày 6/4/2021 về việc Phê duyệt Đề án xây dựng cổng dịch vụ công của UBDT, một phần mềm Hệ thống đã được xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện.
Cổng dịch vụ công trực tuyến của UBDT là một hệ thống thống nhất gồm hai hợp phần: hợp phần giao tiếp với người dân (Cổng dịch vụ công) và hợp phần xử lý nghiệp vụ của cán bộ, công chức (Hệ thống thông tin một cửa điện tử).
Đại diện lãnh đạo UBDT, Bộ Thông tin Truyền thông và Tập đoàn Công nghệ CMC thực hiện nghi lễ khởi động Cổng Dịch vụ Công giai đoạn 1
Video đang HOT
Sử dụng dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian, chi phí đi lại cho việc gửi hồ sơ và nhận kết quả của các tổ chức, cá nhân; công khai, minh bạch thủ tục hành chính và kết quả giải quyết thủ tục hành chính; nâng cao trách nhiệm, trình độ chuyên môn và kiến thức về công nghệ thông tin của đội ngũ công chức cơ quan hành chính nhà nước được phân công xử lý hồ sơ thủ tục hành chính góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
CMC cung cấp sản phẩm, giải pháp số hỗ trợ cho đồng bào dân tộc miền núi
Thông qua sự kiện Hưởng ứng ngày Chuyển đổi số do UBDT tổ chức, Tập đoàn CMC mang tới các giải pháp, sản phẩm công nghệ số ứng dụng trong công tác dân tộc, chính phủ số và hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội, văn hoá – đào tạo đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, hướng tới hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
Phát biểu tại chương trình, ông Hồ Thanh Tùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC cho biết: “Chúng tôi rất mừng được giới thiệu các giải pháp chuyển đổi số của các công ty thành viên tập đoàn CMC cũng như Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC. Nhiều giải pháp, dịch vụ của CMC được xây dựng dựa trên khát vọng và mong muốn của UBDT để nâng cao và thay đổi cuộc sống của người dân miền núi. Tập đoàn CMC sẵn sàng đồng hành cùng UBDT thực hiện các mục tiêu về chuyển đổi số, hướng đến các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cũng như xây dựng các hệ thống thông tin chỉ đạo điều hành, giám sát thực hiện chương trình”.
Ông Hồ Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghệ CMC
Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực Công nghệ thông tin – Viễn thông, Tập đoàn Công nghệ CMC đã có nhiều đóng góp cũng như nhiều ý tưởng, đề xuất chuyển đổi số hướng đến đồng bào dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự phát triển Chính phủ điện tử của hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc cũng như góp phần phát huy, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.
Trong khuôn khổ chương trình, CMC đã giới thiệu các sản phẩm, giải pháp số hỗ trợ cho đồng bào dân tộc miền núi
TS. Đặng Minh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng CMC cũng gợi ý UBDT có thể xây dựng phần mềm gõ một số bộ chữ dân tộc thiểu số để góp phần bảo tồn chữ viết của đồng bào, tạo điều kiện đưa chữ viết và văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số lên mạng Internet.
“Tôi hy vọng những sản phẩm giải pháp của CMC mang tới sẽ rút ngắn khoảng cách số giữa đồng bào người kinh và đồng bào dân tộc miền núi và tạo ra những cơ hội, cải thiện văn hóa, kinh tế, xã hội cho người dân vùng cao”, ông Tuấn nói.
Sắc màu dưới chân núi Ngọc Linh
Xã Ngọc Linh, huyện Đăk Glei (Kon Tum) nằm trong quần thể dãy núi Ngọc Linh có độ cao 2.598 m, là nơi sinh sống bao đời nay của đồng bào dân tộc Xơ Đăng.
Có dịp đến với xã Ngọc Linh, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những thác nước trắng xóa, những ngôi làng ở lưng chừng núi quanh năm mây trắng bao phủ và cánh đồng ruộng bậc thang trùng điệp. Đặc biệt, khi mùa lúa chín sẽ tạo nên một khung cảnh nên thơ, làm cho bất cứ ai khi đến đây đều muốn lưu lại cho mình những khoảnh khắc đẹp.
Thung lũng Ngọc Linh nhìn từ trên cao.
Từ trung tâm huyện Đăk Glei, vượt qua quãng đường hơn 53 km đường đèo dốc, quanh co, chúng tôi đến với xã Ngọc Linh. Từ UBND xã nhìn về phía lưng chừng núi, khung cảnh đầu tiên đập vào tầm mắt chúng tôi, là những thửa ruộng bậc thang trùng điệp, trải dài trên sườn núi.
Khi mùa lúa chín, từ trên cao nhìn xuống những thung lũng ở xã Ngọc Linh, chúng ta sẽ thấy một màu vàng rực, xen vào đó là những ngôi nhà truyền thống của người Xơ Đăng nằm thấp thoáng bên những khu rừng xanh ngắt. Tất cả hòa quyện vào nhau, tạo nên một khung cảnh hùng vĩ, đẹp nên thơ...
Một góc cánh đồng ruộng bậc thang ở Ngọc Linh.
Theo giới thiệu của lãnh đạo xã Ngọc Linh, chúng tôi tìm đến nhà ông A Ít, già làng thôn Kung Rang, xã Ngọc Linh, người được xem là hiểu biết rõ nhất về vùng đất Ngọc Linh này.
Dẫn chúng tôi đi thăm những thửa ruộng bậc thang đang chín vàng, già làng A Ít cười nói: Nếu các anh đi khám phá núi Ngọc Linh, mà không tìm hiểu về những giá trị văn hóa độc đáo của đồng bào Xơ Đăng sống dưới chân núi Ngọc Linh, thì thật là uổng phí. Nhất là những thửa ruộng bậc thang này, có từ hàng trăm năm về trước, được truyền từ đời này sang đời khác.
Hầu hết các đám ruộng đều nằm dọc theo triền núi, có độ thấp cao nên diện tích nhỏ, không thể dùng trâu bò hay máy móc để làm được. Sau mỗi mùa gặt, chỉ bằng đôi tay, bà con cứ thế cuốc, làm đất và bắt đầu gieo trồng. Đó chính là cách làm ruộng truyền thống mà cha ông để lại.
Cánh đồng ruộng bậc thang nhìn từ trên cao.
Toàn xã Ngọc Linh có hơn 720 hộ, với hơn 2.800 nhân khẩu và xã có hơn 430 ha lúa nước. Đồng bào Xơ Đăng nơi đây, mỗi năm chỉ cấy một vụ lúa và thường không sử dụng bất kỳ một loại phân hóa học hoặc thuốc bảo vệ thực vật nào. Mùa lúa chín vào khoảng giữa tháng 6 đến đầu tháng 7 âm lịch. Người Xơ Đăng gặt lúa, đập lấy hạt ngay tại ruộng, sau đó chuyển vào kho cất.
Đồng bào Xơ Đăng thu hoạch lúa.
Bên cạnh những thửa ruộng bậc thang, là những ngôi nhà kho đựng lúa của đồng bào Xơ Đăng, cũng tạo nên điểm nhấn cho cảnh đẹp nơi đây.. Kho được dùng dự trữ lúa sử dụng cho cả năm, vì vậy, kho lúa thường đặt ở vị trí cao và mỗi kho có 4 hoặc 6 trụ, được làm bằng loại gỗ rất chắc, mối mọt khó làm hư hỏng, vách bằng gỗ, mái lợp bằng tranh hoặc tôn.
Sau khi cắt lúa song người dân đạp lúa tại ruộng để lấy hạt cất vào kho.
Ông A U ở thôn Đăk Sun, xã Ngọc Linh chia sẻ: Trước khi đưa lúa về kho, đồng bào Xơ Đăng thường làm lễ cúng kho, sau đó đi thu hoạch và đưa lúa về cất giữ. Vì lúa này sử dụng cho cả năm, nên kho lúa có độ thông thoáng để mùa mưa lúa không bị ẩm mốc. Khi nào sử dụng, thì nhà mình lên gùi lúa về giã; hoặc ra trung tâm xã thì có máy để xay sát ra gạo.
Không chỉ có ruộng bậc thang, hiện đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Linh vẫn còn gìn giữ những nét văn hóa truyền thống độc đáo, như lễ hội mừng lúa mới, lễ cúng máng nước và lễ hội cồng chiêng, múa xoang.
Người dân cắt lúa trên ruộng bậc thang.
Lễ hội được tổ chức không chỉ để duy trì những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Xơ Đăng, mà còn là dịp để người dân trong làng giao lưu, thắt chặt thêm tình đoàn kết. Ngoài ra, xã Ngọc Linh còn biết đến là vùng đất có nhiều loài dược liệu quý hiếm, như: sâm Ngọc Linh, hồng đẳng sâm, ngũ vị tử, sơn tra...
Theo ông A Bú, Chủ tịch UBND xã Ngọc Linh, hiện nay, địa phương có rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, đó là đỉnh núi Ngọc Linh hùng vĩ, bản sắc văn hóa của dân tộc Xơ Đăng, có nhiều loại dược liệu quý hiếm; và đặc biệt là có ruộng bậc thang với khung cảnh thật đẹp mỗi khi mùa lúa chín.
Vì vậy, để phát huy những tiềm năng, lợi thế này, UBND xã đã kiến nghị UBND huyện quan tâm, hỗ trợ và định hướng để xã, có thể phát triển du lịch trong thời gian tới, tạo việc làm và tăng thêm thu nhập cho người dân.
Top 15 địa điểm chơi Tết Nguyên Đán ở Hà Nội Bạn đã bao giờ đón Tết tại thủ đô chưa? Cùng BestPrice khám phá top 5 địa điểm chơi Tết Nguyên Đán ở Hà Nội thú vị, độc đáo và mang đậm nét đẹp cổ truyền dân tộc dưới đây nhé! Điểm ngắm pháo hoa Tết Nguyên Đán ở Hà Nội Hồ Hoàn Kiếm Mặc dù có rất nhiều địa điểm tổ chức...