Clip nước yến đóng lon chứa toàn ngân nhĩ: Người tiêu dùng “hoảng hốt” nghĩ mình bị lừa, chuyên gia lên tiếng chỉ rõ sự thật
Nhiều người hiện nay đang lên tiếng cho rằng nhiều thương hiệu nước yến lừa đảo người tiêu dùng có lẽ cần bình tĩnh xem xét lại.
Mới đây, trên Tiktok đăng tải một clip soi nước yến đóng lon dưới kính hiển vi. Kết quả, ngoài đường, nước và hương liệu, nước yến đóng lon này không hề chứa yến mà toàn nấm tuyết (ngân nhĩ). Điều này khiến nhiều người ôm mộng uống nước yến ngon bổ từ những lon nước yến bán ngoài thị trường cảm thấy khá hụt hẫng.
Ngoài đường, nước và hương liệu, nước yến đóng lon này không hề chứa yến mà toàn nấm tuyết (ngân nhĩ) khi được soi dưới kính hiển vi.
Mặc dù vậy, trước khi buông lời phán xét, trách móc nhà sản xuất, cho rằng nhà sản xuất đang lừa đảo mình, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm) khuyên người dân hãy tỉnh táo trong việc đọc nhãn thực phẩm để chọn đúng thực phẩm phù hợp. Tiền nào của nấy. Những lon nước yến đầy ắp nhưng có giá chỉ chưa đến chục nghìn một lon thì lấy đâu ra yến nguyên chất, yến chính hãng… cho người dùng thưởng thức? Đó chỉ là do chúng ta đã “tự lừa mình mà thôi”. Nghe tên nước yến thì nghĩ nghiễm nhiên đó là nước yến 100% được làm từ tổ yến ngon bổ, tốt cho sức khỏe mà thôi. Thực tế, là người tiêu dùng thông minh, họ sẽ luôn đọc kỹ nhãn thực phẩm.
Những lon nước yến đấy ắp nhưng có giá chỉ chưa đến chục nghìn một lon thì lấy đâu ra yến nguyên chất, yến chính hãng… cho người dùng thưởng thức?
“Mục sở thị” nước yến đóng lon – Nhà sản xuất không hề lừa vì thực tế chỉ có những thành phần này!
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, quan sát những thông tin được đề rõ trên những lon, chai nước yến, người dân sẽ thấy rõ hầu hết là những thành phần như nước đường, ngân nhĩ, chất ổn định, hương liệu. Ở đây cũng có thể có yến sào hoặc không nhưng thường chứa hàm lượng rất ít, không đáng kể.
Yến sào thường ở mức 0,5%, thậm chí 0,005%, 0,004%. Nhiều người cho rằng nhà sản xuất đang đánh lừa mình có lẽ cần phải xem xét lại. Thậm chí clip lên tiếng bóc phốt nước yến đóng chai, nước yến đóng lon đang lừa túi tiền của người tiêu dùng cũng cần xem xét lại.
Thực tế, nhà sản xuất đã ghi đầy đủ thông tin, trong khi yến sào phải là thành phần chính, chủ yếu trong mỗi lon nước yến như nhiều người nghĩ, thực tế chúng chứa rất ít, cảm giác như không có luôn. Với sản phẩm như thế, được bán ra với giá rất rẻ, vài chục nghìn mỗi lon cũng là chuyện bình thường.
“Sai lầm của người dân là không đọc kỹ nhãn mác, cứ nghĩ nước yến đóng lon cũng như yến chưng chuẩn chỉnh tự làm, với nguồn yến đảm bảo. Ở một số hãng, người ta cho thêm ngân nhĩ làm thành phần chính trong lon nước yến. Nhiều người không tìm hiểu, không đọc kỹ thông tin bên ngoài lon đã đề rõ nước yến ngân nhĩ cũng như công khai bảng thành phần đến khi được truyền tai thì lại nói là bị lừa đảo” , PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhận định.
Giải thích về chất lợn cợn có trong những lon nước yến mà nhiều người dân còn lầm tưởng đó là yến sào thật cũng như giả, chuyên gia cho biết, đây là ngân nhĩ hay còn gọi là nấm tuyết. Phát hiện ra sự thật này nhiều người ngã ngửa vì cứ nghĩ đó là yến sào. Đó cũng là cái sai do không đọc kỹ nhãn mác. Với thành phần yến sào ở mức 0,004% thì không thể có nhiều yến để mà lợn cợn quá nhiều trong lon như vậy. Chưa kể, nhiều nhà sản xuất đề rõ bên ngoài nhãn thực phẩm là sản phẩm có chứa nấm tuyết, thậm chí gọi luôn thành tên nước yến ngân nhĩ cho sản phẩm của mình.
Chuyên gia khuyên, người dân trước khi mua nước yến đóng lon cũng như bất cứ sản phẩm nào đừng vội vàng tin vào quảng cáo. Hãy là người tiêu dùng thông minh. Khi đi lựa chọn sản phẩm cho chính mình và gia đình cần xem xét, so sánh rồi đưa ra lựa chọn. Đối với nước yến đóng lon, chú ý bảng thành phần đường, hương liệu… để lựa chọn sản phẩm an toàn cho sức khỏe, tránh sử dụng phải sản phẩm quá nhiều đường…
Yến sào đem lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nước yến bán đầy rẫy ngoài thị trường thì chưa chắc
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, trong yến sào có chứa nhiều protein và các axit amin mà cơ thể không tự tổng hợp được như Arginine, Leucine, Phenylalamine, Threonine, Valine… với hàm lượng rất cao (34,31%). Những chất này có giá trị dinh dưỡng cao và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển, phòng chống bệnh tật và phục hồi sức khỏe cho con người.
Chưa hết, yến sào còn chứa nhiều nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng với hàm lượng cao, rất cần thiết cho nhu cầu của cơ thể. Đặc biệt là những yếu tố vi lượng có vai trò đặc biệt trong việc hình thành các hormone sinh trưởng, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng lâm sàng), trong yến sào có Trytophan (0.7%) là một trong 9 loại axit amin thiết yếu trong cơ thể người, rất cần thiết cho sự tăng trưởng tối ưu cho trẻ và cân bằng nitrogen ở người lớn. Do đó, ăn yến sào cực tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Với những chị em muốn dưỡng da, giữ dáng, yến sào là thực phẩm không thể bỏ qua. Trong yến sào chứa nhiều threonine là chất hình thành elastine và collagen, giúp chống lão hóa, duy trì vẻ mịn màng cho làn da. Ngoài ra, yến sào chỉ chứa đường tự nhiên galactose mà không có chứa chất béo, có thể dùng mỗi ngày cũng không sợ bị tăng cân…
Giới chuyên gia cùng nhận định, để mua được yến sào, người mua phải bỏ ra số tiền không hề nhỏ cho sản phẩm mình nhận được. Đó là yến sào nguyên bản, chưa qua chế biến thành đồ ăn, chưa tính công người làm. Vậy nên, nếu muốn mua sản phẩm yến đóng lon, người dùng cần đọc kĩ nhãn thực phẩm, xem xét các thành phần và cân nhắc trước khi sử dụng.
Nhiều người cứ thắc mắc vì sao ăn hạt hướng dương thường gây ngứa cổ và ho, hóa ra là do thành phần có thể loại bỏ trước khi ăn này
Sự thật bên trong hạt hướng dương có gì mà lại khiến cho người ăn thường xuyên cảm thấy khó chịu nơi cổ họng đến mức bị ho như vậy nhỉ?
Hướng dương là một trong những loại hạt khoái khẩu của nhiều người vì mùi rất thơm và vị rất ngậy. Đặc biệt, trong những ngày Tết chúng ta thường ăn rất nhiều, có gia đình phải mua đến vài kg mới đủ ăn. Tuy nhiên, dù là rất ngon nhưng đôi khi chúng ta vẫn phải ăn hạn chế vì cảm giác ăn vào rất khô họng và muốn ho.
Rất nhiều người đã thắc mắc nguyên nhân phía sau và mới đây, một đoạn clip Tiktok đã lý giải điều này.
Video khám phá hạt hướng dương bằng kính hiển vi. Nguồn: @kinhhienvi
Khi soi hướng dương dưới kính hiển vi (hoặc có thể nhìn bằng mắt thường) có thể dễ dàng phát hiện thấy hạt có 3 lớp là vỏ cứng, vỏ lụa và hạt bên trong. Đặc biệt, lớp vỏ lụa khi kết hợp với những mảnh vụn từ phần vỏ cứng sẽ gây ra hiện tượng khô cổ, khản tiếng và ho. Vì thế, khi ăn hướng dương mà không muốn bị ho thì chúng ta phải bỏ luôn cả phần vỏ lụa trước khi cho vào miệng.
Đây chính là những tác nhân khiến chúng ta khi ăn hạt hướng dương luôn cảm thấy muốn ho là vì vậy.
Sau khi xem clip này, rất nhiều người đã bày tỏ sự bất ngờ vì từ trước đến nay cứ nói rằng ăn hướng dương bị ho hóa ra là vì vậy. Tuy nhiên, đối với đa số mọi người thì chắc là sẽ khó có chuyện bóc đi lớp vỏ lụa vì nó khá mất thời gian trong khi thao tác thông thường chỉ cần cắn nhẹ vỏ cứng ra là ăn luôn rồi. Một số ý kiến tặc lưỡi rằng, thôi mỗi năm chỉ ăn có một chút ít thì đành phải chấp nhận chứ ngồi bóc vỏ lụa chắc là sẽ hết ngày mất.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về sự thật thú vị này?
Soi tiết canh dưới kính hiển vi: Vô số giun sán, liên cầu khuẩn Mới đây, clip soi món ăn tiết canh dưới kính hiển vi sau khi đăng tải lên các diễn đàn đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Cụ thể, người ta đã mua tiết canh làm sẵn ngoài quán và lấy một ít soi dưới kính hiển vi, họ phát hiện bên trong nó có vô số vi khuẩn có...