Clip: Cô dâu chạy như bay, tránh được màn náo hôn của hội phù rể
Một người đàn ông mặc áo đen đã lao đến túm áo, nhưng cô dâu đã tránh kịp và bỏ rơi anh ta lại phía sau.
Ngày 14/9 vừa qua, một dân mạng đến từ Du Lâm, tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) chia sẻ đoạn video ghi lại màn náo hôn bất thành của hội phù rể thu hút sự chú ý của dân mạng.
Clip: Cô dâu chạy như bay, tránh được màn náo hôn của hội phù rể
Theo video, cô dâu vừa xuống cỗ kiệu 8 người khiêng đã bị hội phù rể chặn lại, sau đó nhanh chóng được hội phù dâu giải vây. Thời điểm hội phù rể chuẩn bị cho màn náo hôn, cô dâu không mang giày nhanh nhẹn luồn lách qua đám đông và chạy như tên bắn khiến mọi người đều bất ngờ.
Cô dâu vừa xuống cỗ kiệu 8 người khiêng đã bị hội phù rể chặn lại.
Một người đàn ông mặc áo đen đã lao đến túm áo, nhưng cô dâu tăng tốc và tránh kịp khiến người đàn ông ngơ ngác bị bỏ lại phía sau.
Được biết, cô dâu từng là vận động viên điền kinh. Tính từ thời điểm cô dâu chạy như bay khiến hội náo hôn ‘hít khói’ và về đến cửa nhà, cô ấy chỉ mất vỏn vẹn khoảng 20 giây để hoàn thành chặng đường.
Sự việc sau khi đăng tải đã nhanh chóng gây bão MXH và nhận về vô số bình luận. Hầu hết đều khen ngợi thành tích đáng nể của cô dâu chạy nhanh nhất quả đất và hả hê trước màn náo hôn thất bại của hội phù rể.
Một số người bình luận:
‘Cô dâu chạy nhanh quá, đúng là vận động viên điền kinh’.
‘Nhiếp ảnh gia chắc phải ngồi trên xe điện mới quay được hình cô dâu’.
‘Cô dâu giỏi quá, chẳng bù cho tôi, ngày tôi cử hành hôn lễ phải lén lút trốn hội náo hôn’.
Náo hôn là ‘tạo nên sự hỗn loạn trong đám cưới’, đây là tập tục truyền thống từ thời nhà Hán, vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Tại đám cưới, cô dâu chú rể sẽ được khách mời yêu cầu hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau để giữ cho đám cưới luôn sôi động, rộn ràng tiếng cười.
Theo thời gian, tục náo hôn có nhiều biến tướng thành những trò đùa quái ác và phản cảm. Thậm chí một số trường hợp còn gây nguy hiểm cho cả khách mời lẫn cô dâu chú rể.
Hủ tục "náo hôn": Cô dâu chú rể cắn răng chịu đựng bị sỉ nhục, xúc phạm trong đám cưới của chính mình ở Trung Quốc
Rất nhiều nhà nghiên cứu xã hội tại Trung Quốc cho rằng tục lệ náo hôn cần phải dẹp bỏ khỏi nền văn hóa vì việc này chỉ khiến cô dâu, chú rể cảm thấy xấu hổ trong ngày vui của họ.
Mới đây, một đám cưới tại thành phố Thành Đô (Trung Quốc) đã thu hút rất nhiều sự chú ý từ phía cộng đồng MXH nước này. Tuy nhiên, sự chú ý này lại bắt nguồn từ mặt tiêu cực của một hủ tục tồn tại từ quá khứ trong việc cưới xin.
Sự việc diễn ra vào ngày 12/9 vừa qua tại quận Tân Tân (thành phố Thành Đô), một đoạn video về "người đàn ông bị trói vào trụ đá và bị ném bột mì, trứng quanh người" đã thu hút sự chú ý trên Internet.
Bột mì rơi vãi vào những người xung quanh, cảnh tượng nhốn nháo và bẩn thỉu tới nỗi khiến người đi đường, bao gồm cả công nhân vệ sinh phải tháo chạy khỏi khu vực diễn ra sự việc. Được biết, đây là trò đùa do nhóm bạn của chú rể đầu têu.
Sau lễ rước dâu, nhóm bạn này đã tụ tập lại và tìm cách để khiến hôn lễ trở nên vui vẻ hơn. Họ cho rằng đám cưới thời nay quá trang trọng và muốn làm gì đó khác biệt để cô dâu, chú rể có kỷ niệm đáng nhớ.
Hình ảnh và địa điểm diễn ra sự việc
"Chúng tôi thuê một xe xịt nước vệ sinh giá 600 tệ và gửi phong bao lì xì cho mỗi công nhân vệ sinh" - một người bạn trả lời phỏng vấn.
Tuy nhiên, một công nhân môi trường tham gia dọn dẹp trong ngày hôm đó phản ánh rằng đội có 5 người, mỗi người chỉ nhận được phong bao 2 nhân dân tệ (~7,000 đồng). Phía bạn bè chú rể cũng chỉ trả 300 tệ (1 triệu VNĐ) cho vòi phun vệ sinh chứ không phải như họ trả lời PV.
Công nhân môi trường này nói thêm đội vệ sinh đã gặp 3 trường hợp náo hôn tương tự trong năm nay.
Một số cư dân mạng dùng từ "thô tục" để nói về hành vi như vậy. Một cư dân mạng bình luận: "Làm như vậy ở nơi công cộng có hay hớm gì không?". Một số khác cảm thấy ném trứng và bột mì theo cách này là "lãng phí thức ăn".
Theo tìm hiểu, Náo hôn (naohun) là tục lệ xuất hiện từ thời nhà Hán và tồn tại ở Trung Quốc hàng nghìn năm nay. Theo tục này, những khách bên nhà trai sẽ khuấy động hôn lễ bằng cách trêu chọc cô dâu, chú rể và cả các phù dâu.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại, tục náo hôn bị biến tướng và không còn phù hợp, gây nên nỗi ám ảnh cho không ít cô dâu trong ngày đám cưới.
Một số hình ảnh về hủ tục náo hôn tại Trung Quốc
Hu Guangwei, giáo sư tại Học viện Khoa học Xã hội Tứ Xuyên, cho rằng những trò "náo hôn" là thiếu văn minh, "là sự xúc phạm đối với cô dâu, chú rể".
"Một số cô dâu, chú rể có thể tỏ ra vui vẻ trong một số trường hợp, nhưng có thể bản thân họ bị ép buộc bởi đám đông. Nếu trò đùa này gây thương tích, người tham gia có thể bị buộc tội", Hu nói.
Jiang Hong, một giáo viên xã hội học tại Đại học Sư phạm Miên Dương, cũng tin rằng náo hôn này là một thói quen xấu. "Quan niệm của một số người không phù hợp với xã hội văn minh, và vẫn còn một chặng đường dài để thay đổi phong tục".
Tháng 4 năm nay, Bộ Nội vụ Trung Quốc đã chỉ định 15 khu vực thí điểm để cải cách tục lệ hôn nhân ở nước này, bao gồm quận Vũ Hầu của Thành Đô.
Nguồn: Sina
Đức 2 Xích
Clip 'náo hôn' gây tranh cãi: Cô dâu chú rể bị hội anh em 'tẩm quất' không thương tiếc Có người nương tay đánh nhẹ, cũng có người quất mạnh vào chân chú rể khiến anh kêu lên đau đớn. Ngày 5/9 vừa qua, một dân mạng đến từ Tân Cương (Trung Quốc) chia sẻ đoạn video ghi lại hình ảnh đôi tân lang tân nương bị quất thê thảm vào ngày đón dâu. Trong video, khi chú rể cõng cô dâu...