Clinton tươi cười đi mua sắm cho Lễ Tạ ơn
Bà Hillary Clinton hôm qua được nhìn thấy tươi cười cùng gia đình đi mua sắm cho Lễ Tạ ơn.
Bà Hillary Clinton (trái) chụp ảnh cùng chủ cửa hàng tạp hóa ở Chappaqua, New York. Ảnh: Linda Bosco
Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sau thất bại trong cuộc đua vào Nhà Trắng có một cuộc sống tương đối yên bình và hạn chế xuất hiện trước công chúng. Hôm qua, người ta bất ngờ bắt gặp bà tới mua sắm cho Lễ Tạ ơn tại một cửa hàng gần nhà thuộc khu Chappaqua, ngoại ô thành phố New Castle, bang New York, theo Telegraph.
Bà Linda Bosco, chủ cửa hàng, đã chụp ảnh cùng bà Clinton. “Bà ấy trông rất vui vẻ, thư giãn. Bà ấy đi cùng Bill, Chelsea, Marc và hai cháu ngoại”, Bosco kể. “Cửa hàng lúc đó rất đông người mua sắm cho Lễ Tạ ơn. Bà ấy tỏ ra hòa nhã, trò chuyện cùng mọi người và chụp vài bức ảnh”.
“Tôi sống ở Chappaqua và đã gặp bà Clinton nhiều lần rồi, luôn vô cùng thú vị. Nhưng đây là lần đầu tiên sau cuộc bầu cử”, Bosco cho biết thêm. “Việc cả gia đình họ xuất hiện tại cửa hàng để mua đồ ăn cho bữa tối cũng là điều bình thường thôi”.
“Thật tuyệt khi thấy họ đi mua sắm và lại còn mua sắm ngay tại cửa hàng địa phương nữa”, Bosco thích thú chia sẻ.
Hôm 21/11, bà Clinton cũng được nhìn thấy xuất hiện tại một hiệu sách ở Rhode Island. Jessica Wick, nhân viên cửa hàng sách, đã đăng bức ảnh chụp chung với cựu ngoại trưởng Mỹ lên mạng xã hội Facebook.
Video đang HOT
“Bà ấy thật duyên dáng và ấm áp. Bà còn khen hiệu sách trông rất đẹp nữa”, Wick viết.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Điểm mạnh, yếu trong tranh luận của Trump và Clinton
Trong khi thế mạnh của bà Clinton là khả năng truyền tải thông điệp hiệu quả thì tỷ phú Trump lại chiếm ưu thế về kỹ thuật khuấy động và thu hút đám đông.
Trước thềm cuộc tranh luận đầu tiên vào tối ngày 26/9 (sáng mai theo giờ Việt Nam), cả hai ứng viên tổng thống là cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và tỷ phú Donald Trump đều chưa tỏ ra có ưu thế vượt trội trước đối thủ, theo AFP.
Hai người đã công kích nhau suốt cả năm qua song chưa từng một lần đối đầu trực tiếp trên cùng một diễn đàn. Điều này chắc chắn sẽ là một trong những yếu tố hấp dẫn nhất trong cuộc đối đầu, dự kiến thu hút sự theo dõi của hàng chục triệu người Mỹ.
Ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh: AP
Theo Mitchell McKinney, giáo sư truyền thông chính trị tại Đại học Missouri, các khán giả truyền hình theo dõi tranh luận thường có xu hướng thích các ứng cử viên có khả năng chuyển tải quan điểm của mình chỉ bằng một vài câu đơn giản, hấp dẫn và đáng nhớ.
Bà Clinton có thế mạnh ở điểm này. Là người có thâm niên kinh nghiệm và hiểu biết sâu về các vấn đề chính trị Mỹ, nữ ứng viên đảng Dân chủ có các kỹ năng truyền tải thông điệp hiệu quả và sâu sắc.
"Nếu bạn muốn biết những thông điệp mà cựu Ngoại trưởng Mỹ mong muốn cử tri ủng hộ bà chia sẻ trên Twitter và mạng xã hội, hãy chú ý đến những câu nói mà bà sẽ nhắc lại nhiều lần trong cuộc tranh luận", chuyên gia McKinney nhận định.
Tuy nhiên, nhà cố vấn truyền thông Carmine Gallo đánh giá hạn chế của bà Clinton nằm ở khả năng kết nối một cách thân mật để tranh thủ tình cảm của các nhóm cử tri. Bản thân cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ từng thừa nhận bà không có được sức thu hút như chồng bà, ông Bill Clinton, hay của đương kim Tổng thống Barack Obama. Hơn một nửa người Mỹ hiện đánh giá bà là người không đáng tin cậy.
Trong cuộc đua trở thành ứng viên Tổng thống chính thức vào năm 2008, bà Clinton đã thể hiện mình là một "người đàn bà thép" cứng rắn. Lần này, bà khẳng định vai trò tiên phong trong việc bảo vệ quyền phụ nữ, nỗ lực mang lại cảm giác thân thiện, dễ gần trong vai trò một người bà trong gia đình.
Nhưng theo các chuyên gia, bà sẽ không dễ dàng xóa bỏ hình ảnh đã in đậm trong dư luận Mỹ suốt 25 năm qua, chỉ trong 90 phút tranh luận.
Ứng viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh: Reuters
Về phía ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump, chuyên gia Galo cho rằng tỷ phú bất động sản đang kết nối với các cử tri ủng hộ khá sâu sắc về tình cảm. Điều này khiến họ ít có khả năng đảo ngược ý kiến để chống lại ông, bởi tình cảm thường đóng vai trò quan trọng hơn so với các yếu tố tác động khác.
Về mặt này, ông trùm bất động sản theo chủ nghĩa dân túy, từng là một người dẫn chương trình truyền hình thành công này đang có ưu thế rõ ràng. Không một ứng cử viên nào trong chiến dịch tranh cử, kể cả thượng nghị sĩ Dân chủ Bernie Sanders, có thể địch nổi khả năng khuấy động đám đông hàng nghìn người của ông Trump.
Tuy nhiên, ông Trump đã không thể chủ động vượt lên trong cả 12 cuộc tranh luận ở trong đảng Cộng hòa trước đó. Ban đầu, tỷ phú bất động sản chỉ đứng sang một bên để cho các ứng cử viên khác công kích nhau. Trong các buổi tranh luận cuối, khi chỉ còn lại một vài đối thủ, ông thường dùng những câu nói cay độc hoặc đặt những biệt danh chế giễu để công kích đối thủ.
"Tại các cuộc tranh luận sơ bộ, nơi có tới 10 ứng viên tham gia, ông Trump chỉ thi thoảng phát biểu. Trong 90 phút tới đây, tỷ phú bất động sản phải đăng đàn một nửa thời gian, nên nhiều khả năng ông ấy không thể lấp kín chỉ bằng những lời nói bông đùa", chuyên gia McKinney đánh giá.
Ngoài ra, đội ngũ tranh cử của bà Clinton đang lo ngại khả năng người dẫn chương trình, Lester Holt của NBC, sẽ đưa ra những câu hỏi dễ trả lời về phía ông Trump trong khi lại gây áp lực cho bà Clinton bằng những câu chất vấn hóc búa hơn.
Đa số cử tri đã có sự lựa chọn của mình trước khi cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 8/11 tới, và loạt ba cuộc tranh luận có lẽ chỉ giúp họ củng cố thêm cho quyết định của mình. Tuy nhiên, các cuộc tranh luận này có thể có tác động tới số cử tri chưa có quyết định sẽ bỏ phiếu cho ai, hiện chiếm tới 9% tổng cử tri. Vì thế cả hai ứng viên sẽ phải quyết tâm rất lớn.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Điều gì xảy ra nếu một ứng viên từ bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng Các điều luật của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều quy định rằng một cuộc họp khẩn cấp sẽ được triệu tập để tìm kiếm người thay thế trong trường hợp có ứng viên bỏ cuộc. Hillary Clinton vẫy tay trước căn hộ của con gái, sau khi phải ra về sớm lễ tưởng niệm vụ 11/9. Ảnh: AP Việc...