CII sắp phát hành 800 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 11%/năm
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (HoSE: CII) vừa thông qua nghị quyết phát hành trái phiếu riêng lẻ huy động 800 tỷ đồng.
Với số tiền dự kiến huy động được, CII dự kiến sẽ tăng quy mô vốn hoạt động, đầu tư vào các chương trình, dự án của CII… Trái phiếu có kỳ hạn 3 năm với lãi suất dự kiến 11%/năm, lãi suất thanh toán 6 tháng một lần, thời gian phát hành dự kiến là quý 3/2020.
Trong nhiều năm trở lại đây, CII liên tục huy động vốn từ bên ngoài bằng hình thức vay nợ, tính tới 31/3 là 15.530 tỷ đồng, tăng hơn 300% trong thời gian hơn 3 năm.
CII liên tục phát hành trái phiếu.
Mặc dù huy động vốn nợ vay liên tục và nhiều như vậy nhưng dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên tục âm, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính tính tới quý I/2020 âm 366 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trước đó tại ĐHĐCĐ thường niên 2020 của CII, cổ đông đã thông qua kế hoạch phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu kèm chứng quyền, chia làm hai đợt trong năm nay. Ban lãnh đạo CII cho biết, tổ chức mua lại là một ngân hàng.
Để triển khai các hoạt động đầu tư, CII cần lượng vốn 8.100 tỷ đồng, bao gồm cả chi trả nợ gốc và lãi vay, đầu tư dự án và chi trả cổ tức. Riêng trong quý 1, CII đã huy động được 4.440 tỷ đồng.
Tín dụng đầu ra yếu, vốn ngân hàng dồn vào trái phiếu chính phủ?
Việc dư thừa vốn đầu vào trong bối cảnh tín dụng đầu ra yếu đã phần nào đẩy dòng vốn chảy vào kênh trái phiếu chính phủ.
Tín dụng đầu ra yếu, vốn ngân hàng dồn vào trái phiếu chính phủ?
Theo bản tin thị trường tiền tệ tuần từ 29/6 đến 3/7 vừa được Công ty Chứng khoán SSI công bố, tuần qua, thị trường mở và thị trường liên ngân hàng vẫn khá bình lặng dù bước qua thời điểm chốt quý quan trọng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chỉ bơm ròng 1 tỷ đồng thông qua mua kỳ hạn 7 ngày, lãi suất 3%/năm. Lãi suất đi ngang trên liên ngân hàng, giữ ở mức 0,21%/năm với kỳ hạn qua đêm và 0,3%/năm với kỳ hạn 1 tuần.
Trái ngược, trên thị trường 1 (thị trường tổ chức kinh tế và dân cư), các ngân hàng thương mại (NHTM) đồng loạt giảm mạnh lãi suất tiền gửi từ 0,1-0,9 điểm% tùy từng kỳ hạn kể từ 1/7/2020. Đi đầu là 4 NHTM có vốn nhà nước với mức giảm 0,25-0,3 điểm% ở các kỳ hạn dưới 6 tháng và 0,5 điểm% ở các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên. Một số ngân hàng có mức giảm lớn hơn (0,5-0,9 điểm%) là Techcombank, ACB, TPBank... Các NHTM thường huy động lãi suất cạnh tranh (VPBank, SHB, HDBank...) cũng giảm từ 0,1-0,3 điểm%.
Đây là đợt giảm lãi suất mạnh nhất và tiếp nối đà giảm từ cuối năm 2019 đến nay.
Lãi suất tiền gửi hiện ở mức 3,5-4,25% với kỳ hạn dưới 6 tháng, 4,4-6,7% với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng, từ 5,5-7,5%/năm với kỳ hạn 12, 13 tháng. Vùng lãi suất này đã thấp hơn 0,75%-1%/năm ở kỳ hạn dưới 6 tháng và thấp hơn từ 1%-2%/năm ở các kỳ hạn 6 tháng trở lên so với thời điểm cuối năm 2019.
Bên cạnh sự tác động giảm của các lãi suất điều hành, theo nhận định của chuyên gia SSI, lãi suất tiền gửi giảm mạnh chủ yếu là do đầu ra tín dụng yếu.
Cụ thể, tăng trưởng tín dụng đến ngày 29/6 là 3,26% so với cuối 2019, dù có tăng tốc trong tháng 6 (tăng 1,28% so với tháng 5) nhưng vẫn ở mức rất thấp so với mức 7,36% của 6 tháng năm 2019.
"Tăng trưởng huy động cao hơn tín dụng khiến cho các NHTM dư thừa VND và điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi. Sau đợt giảm này, nhiều khả năng lãi suất tiền gửi sẽ đi ngang do: mức giảm lãi suất huy động từ 1-2% đã gần bằng với mức giảm lãi suất cho vay; triển vọng tăng trưởng tín dụng sẽ cải thiện do các hoạt động kinh tế, giao thương đang dần hồi phục và giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh; cân đối với yếu tố tỷ giá và lạm phát", chuyên gia của SSI nêu quan điểm.
Theo thống kê của SSI, kể từ đầu tháng 6 đến nay, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã liên tục gia tăng lượng gọi thầu. Trong phiên đấu thầu đầu tiên của tháng 7, KBNN đã gọi thầu 14,75 nghìn tỷ đồng - tăng 23% so với tuần cuối tháng 6 và là phiên gọi thầu nhiều nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Nhu cầu từ phía các thành viên thị trường cũng rất lớn, tổng lượng đăng ký gấp 3,6 lần lượng gọi thầu và toàn bộ 14,25 nghìn tỷ đồng các kỳ hạn 10, 15 và 20 năm được phát hành hết, chỉ có 500 tỷ đồng hạn 7 năm không gọi thầu thành công. Lãi suất trùng thầu giảm ở tất cả các kỳ hạn.
"Mặc dù nhu cầu phát hành của KBNN dự báo còn gia tăng nhưng lượng tiền dư thừa của các NHTM khiến nhu cầu đầu tư trái phiếu chính phủ vẫn cao và sẽ giữ lợi tức trái phiếu chính phủ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn. Trong dài hạn, diễn biến lợi tức phụ thuộc nhiều vào tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và tăng trưởng tín dụng của các NHTM", báo cáo của SSI nhấn mạnh.
Vì sao ngân hàng 'thừa tiền' nhưng vẫn ồ ạt phát hành trái phiếu? BIDV, VPBank, HDBank, VIB, OCB... thông báo huy động thành công hàng nghìn tỉ đồng trái phiếu trong quí II. Trong bối cảnh thanh khoản đang ở trạng thái 'dư thừa', nhiều ngân hàng vẫn phải tăng cường nguồn vốn dài hạn khi tỉ lệ vốn ngắn hạn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm về 37% từ ngày 1/10. Ngân...