CIA cáo buộc Huawei nhận tiền từ tình báo Trung Quốc
Báo Anh tiết lộ CIA đầu năm 2019 đã gửi một thông báo đến các nước chia sẻ tình báo với Mỹ, cáo buộc Huawei từng nhận tiền đầu tư từ mạng lưới cơ quan tình báo của Trung Quốc.
Dẫn nguồn thạo tin, tờ The Times ngày 20/4 cho biết Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) của Mỹ cáo buộc gã khổng lồ công nghệ Huawei đã nhận tiền đầu tư từ Ủy ban An ninh Quốc gia, Quân đội Giải phóng Nhân dân và một nhánh thứ ba của mạng lưới tình báo quốc gia Trung Quốc.
Đầu năm 2019, tình báo Mỹ từng chia sẻ báo cáo này với các thành viên còn lại trong mạng lưới tình báo Five Eyes – gồm Anh, Australia, Canada và New Zealand.
Giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) Christopher Wray, Giám đốc CIA Gina Haspel và Giám đốc Tình báo Quốc gia Dan Coats điều trần tại Thượng viện Mỹ vào tháng 1
Phía Huawei không đưa ra phản đối chính thức trước những thông tin trên. Đại diện của công ty công nghệ Trung Quốc nói “Huawei không bình luận về những cáo buộc mơ hồ, vô căn cứ từ các nguồn tin nặc danh”.
Theo tờ báo Anh, chỉ những quan chức cấp cao nhất trong chính phủ của Thủ tướng Theresa May được tiếp cận thông tin tình báo mà CIA chia sẻ. Báo cáo cho biết CIA đánh giá thông tin Huawei nhận tiền từ cơ quan tình báo Trung Quốc là có độ tin cậy rất cao.
Theo một nguồn tin khác phía tình báo Mỹ, các cơ quan nước này cho rằng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc từng phê duyệt hỗ trợ chính phủ cho Huawei.
Nguồn tin này cũng cho rằng Huawei bán công nghệ 5G cho bất kỳ thành viên nào trong nhóm Five Eyes cũng có thể tạo ra hàng loạt rắc rối.
“Trung Quốc có luật tình báo và an ninh quốc gia buộc các công ty phải hỗ trợ quân đội nước này. Không có khu vực tư nhân thật sự tại Trung Quốc”, người này cho biết sau khi các cơ quan Mỹ truy dấu nguồn đầu tư của Huawei, phía Washington đã quyết định làm ăn với Huawei có quá nhiều rủi ro.
Hệ thống phát sóng 5G được lắp đặt thử nghiệm tại London, Anh. Ảnh: Bloomberg.
Thông tin về cáo buộc của CIA nhắm vào Huawei xuất hiện giữa thời điểm gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc muốn cung cấp những công nghệ quan trọng cho mạng lưới 5G tại Anh.
Thủ tướng Theresa May cùng nội các và lãnh đạo các cơ quan trực thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Anh sẽ có cuộc họp về dự án mạng 5G trong tuần sau.
Căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington xoay quanh tập đoàn Huawei vẫn chưa tìm ra giải pháp. Mỹ lo ngại các thiết bị của Huawei có thể được sử dụng phục vụ âm mưu gián điệp.
Video đang HOT
Nước này đang yêu cầu dẫn độ bà Mạnh Vãn Châu, giám đốc tài chính Huawei bị bắt tại Canada tháng 12/2018, để đối diện các cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt Iran.
Theo Zing
Mỹ muốn chặn Huawei, nhưng có lẽ đã quá trễ
Chiến dịch của Mỹ đã quá trễ trong việc ngăn chặn Huawei mà chỉ có thể kiềm chế chút ít đà tăng trưởng của tập đoàn này.
Huawei là tập đoàn công nghệ hàng đầu Trung Quốc (TQ) chuyên sản xuất điện thoại thông minh và thiết bị cho các mạng lưới viễn thông.
Tham vọng tiến lên thành tập đoàn công nghệ đứng đầu toàn cầu của Huawei đang gặp trở ngại lớn khi ngày càng nhiều nước lo ngại công nghệ của Huawei có thể là công cụ do thám của chính phủ TQ.
Chiến dịch chặn Huawei của Mỹ
2018 là một năm đầy gian nan với Huawei, bắt đầu với việc công ty viễn thông Mỹ AT&T rút hợp đồng mua điện thoại không dây hồi tháng 1-2018. Tháng 2-2018, các cơ quan tình báo Mỹ khuyến cáo công dân Mỹ không sử dụng điện thoại của Huawei. Nhiều quan chức tình báo hàng đầu Mỹ ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng viện rằng Huawei và ZTE Corp - một tập đoàn công nghệ khác của TQ là mối đe dọa với an ninh khách hàng Mỹ. Tháng 3-2018, Best Buy - một trong những nơi ít ỏi người Mỹ tìm mua thiết bị của Huawei tuyên bố sẽ ngưng bán sản phẩm Huawei.
Các sản phẩm của Huawei bao gồm điện thoại thông minh, máy tính xách tay, máy tính bảng, thiết bị nối mạng, phần mềm, và vi mạch.
Việc các cơ quan tình báo và an ninh Mỹ nghi ngờ Huawei là công cụ của quân đội TQ nhằm do thám Mỹ không phải là chuyện mới. Năm 2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ kêu gọi cộng đồng tình báo Mỹ cảnh giác, rằng các quan chức an ninh quốc gia phải ngăn chặn các sản phẩm của Huawei và ZTE tràn vào Mỹ.
Tháng 11-2018, Mỹ đề nghị các đồng minh - đặc biệt các nước có căn cứ quân sự Mỹ như Đức, Ý, Nhật - ngừng sử dụng thiết bị viễn thông Huawei để đảm bảo an ninh quốc gia. Đến tháng 12-2018 tới các công ty viễn thông Đức, Nhật, Anh, Pháp cân nhắc chuyện dùng thiết bị Huawei.
Công nghệ 5G của Huawei cũng bị Mỹ cảnh báo. Úc, New Zealand đã phong tỏa Huawei cung cấp thiết bị 5G cho mạng lưới viễn thông không dây của mình.
Ngoài cản trở về kinh doanh, Huawei còn phải đối mặt thách thức lớn là bị hạn chế tiếp cận hệ thống tài chính toàn cầu. Hai ngân hàng từng giúp Huawei lớn mạnh thành một tập đoàn công nghệ toàn cầu - HSBC Holdings Plc (Anh) và Standard Chartered Plc (Anh) đã quyết định không cung cấp các dịch vụ ngân hàng mới hay cho Huawei vay tiền vì đánh giá rủi ro của tập đoàn này rất cao. Đây là chuyện đáng lo vì quy mô hoạt động toàn cầu Huawei phụ thuộc rất lớn vào sức mạnh của hệ thống đồng USD của Mỹ. Thêm nữa, không ngân hàng nào của TQ có tầm cỡ hoạt động toàn cầu như HSBC, Citi hay StanChart.
Chuyện Giám đốc Tài chính Mạnh Vãn Châu bị bắt tại Canada theo yêu cầu của Mỹ và một lãnh đạo Huawei ở Ba Lan bị bắt vì cáo buộc làm do thám theo lệnh chính phủ TQ là một đòn đau với Huawei.
Diễn biến mới nhất, ngày 28-1, Bộ Tư pháp Mỹ truy tố Huawei và bà Mạnh Vãn Châu các tội danh ăn cắp bí mật thương mại, lừa đảo ngân hàng, vi phạm trừng phạt của Mỹ với Iran.
Xe chở bà Mạnh Vãn Châu rời tòa án ở Vancouver (Canada) ngày 29-1. Ảnh: BLOOMBERG
Theo nhà nghiên cứu Samm Sacks chuyên chính sách an ninh mạng và kinh tế kỹ thuật số Trung Quốc tại tổ chức New America, "nghi ngờ đối với Huawei trở nên sâu sắc và có sự đồng lòng lưỡng đảng, toàn bộ chính phủ Mỹ vào cuộc thực hiện chiến dịch hạ bệ Huawei không chỉ ở Mỹ mà khắp thế giới".
Một nguy cơ nữa, theo các nhà quan sát là Mỹ có thể sẽ ra tay với Huawei như đã làm với ZTE (TQ) đầu năm 2018 là cấm tập đoàn này mua các thiết bị quan trọng từ các công ty Mỹ. Lý do vì ZTE vi phạm trừng phạt của Mỹ với Iran và Triều Tiên.
Đã quá trễ
Sự tấn công của Mỹ vào Huawei cho thấy sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt giữa Mỹ và Trung Quốc về chuyện ai sẽ kiểm soát công nghệ trong tương lai.
Nếu chính phủ Mỹ quyết định leo thang cuộc chiến bằng cách ngăn Huawei mua sản phẩm của các công ty Mỹ như đã làm với ZTE năm ngoái, thì đây sẽ là một đòn nguy hiểm với Huawei.
"Huawei không phụ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ nhiều như ZTE, tuy nhiên nếu không được tiếp cận công nghệ Mỹ, Huawei sẽ không thể tồn tại lâu dài" - theo nhà nhà phân tích Dan Wang tại công ty nghiên cứu Gavekal.
Với hàng loạt khó khăn trên, tháng 11-2018 nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi thừa nhận môi trường kinh doanh đang trở nên thù địch hơn.
"Trong vòng vài năm tới, tình hình chung sẽ không được lạc quan như chúng ta đã nghĩ. Chúng ta phải chuẩn bị đối mặt khó khăn" - ông Nhậm viết trên trang web Huawei.
Theo ông Nhậm, Huawei khả năng sẽ không thể duy trì được đà tăng trưởng vũ bão mình đạt được trong 30 năm qua, và sẽ phải "sa thải một số nhân viên hiệu quả kém và giảm chi phí lao động".
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross thông báo về việc truy tố Huawei ngày 28-1
Tuy nhiên CNN dẫn ý kiến nhiều nhà phân tích cho rằng chiến dịch ngăn chặn Huawei có thể sẽ không mang lại kết quả gì nhiều ngoài kiềm chế chút ít đà tăng trưởng của tập đoàn này. Các căn cứ cho phán đoán này là việc Huawei đã xây dựng được vị trí áp đảo trong công nghệ viễn thông không dây 5G. Huawei đã có được nhiều khách hàng trung thành ở các thị trường mới nổi lẫn nhiều khu vực ở châu Âu và được dự báo sẽ trở thành nhà sản xuất và bán điện thoại thông minh nhiều hàng đầu thế giới vào năm tới.
"Chiến dịch này chỉ có thể làm chậm đà tăng trưởng của Huawei ở một số nước châu Âu và các thị trường châu Á-Thái Bình Dương. Nhưng tôi không nghĩ Huawei sẽ rút khỏi bất kỳ thị trường nào trong những năm tới" - CNN dẫn lời nhà phân tích Charlie Dai tại công ty nghiên cứu Forrester ở Bắc Kinh (TQ).
Tới lúc này Huawei vẫn giữ vị thế lớn trong công nghệ 5G. Huawei cho biết mình đã ký 30 hợp đồng lớn cung cấp dịch vụ 5G và đang làm việc với hơn 50 đối tác nữa.
Ông Nhậm Chính Phi, cựu sĩ quan quân đội Trung Quốc, đã sáng lập và xây dựng Huawei trở thành một gã khổng lồ toàn cầu về công nghệ trong hơn 3 thập niên qua.
Huawei đã có hàng thập niên xây dựng mạng lưới hiện diện vững chắc ở hàng chục thị trường khắp thế giới, bằng các sản phẩm phần cứng chất lượng và giá cả cạnh tranh. Huawei là nhà sản xuất thiết bị viễn thông số 1 thế giới dù hoạt động gần như bị tê liệt ở thị trường Mỹ. Năm 2018 Huawei đã vượt mặt Apple trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới sau Samsung, và khả năng lớn năm 2020 Huawei sẽ vượt cả Samsung vươn lên vị trí số 1.
Huawei lợi thế từ tiềm lực với địa chính trị
Mức tăng trưởng của Huawei năm 2017 là 16%. Hai đối thủ chính Nokia (Phần Lan) và Ericsson (Thụy Điển) đều chịu giảm doanh thu trong năm này.
Doanh thu từ các thị trường châu Âu, Trung Đông, châu Phi tăng 5% trong năm 2017, ở châu Á-Thái Bình Dương thì mạnh hơn - hơn 10%. Các nhà phân tích dự đoán khách hàng ở các khu vực này vẫn sẽ gắn bó với Huawei vì giá cả cạnh tranh.
"Các khách hàng sẽ ưu tiên giảm chi phí đến mức thấp nhất có thể, và một cách để làm điều đó là chọn thiết bị rẻ tiền nhưng chất lượng ổn của TQ" - nhà phân tích viễn thông Kenny Liew tại công ty nghiên cứu Fitch Solutions nhận định.
Một điều nữa, các khách hàng sẽ không dễ quyết định thay thế các hệ thống không dây 5G vì sẽ rất tốn kém.
Có lý do để ông Nhậm vẫn tự tin Huawei sẽ đạt mức doanh thu 125 tỉ USD trong năm nay, tăng 15% so với năm 2018.
Huawei đang chịu áp lưc từ Mỹ và các thị trường phát triển, nhưng phần còn lại của thế giới vẫn rộng cửa với Huawei. Màu đỏ là các khu vực Huaei bị hạn chế hoạt động. Màu xanh là các khu vực Huawei đang bị chú ý an ninh. Phần còn lại vẫn rất lớn với Huawei.
"Chúng tôi không được phép bán sản phẩm ở một số thị trường, chúng tôi sẽ thu nhỏ hoạt đông một chút. Miễn chúng tôi có thể lo được cho người lao động, tôi tin Huawei vẫn có tương lai" - ông Nhậm nói trong cuộc họp báo ngày 15-1.
Không chỉ nhờ tiềm lực mà bối cảnh chính trị cũng sẽ giúp Huawei, theo CNN. Các nước đã được hưởng lợi từ đầu tư của Trung Quốc sẽ không dễ quyết định cấm sử dụng thiết bị của Huawei vì lo ngại nguy cơ ảnh hưởng địa chính trị, theo nhà phân tích Liew.
Hiện một số nước như Ba Lan, Cộng hòa Czech đang cố cân bằng ngoại giao, cân bằng quan hệ an ninh với Mỹ và nhu cầu nhận đầu tư của Trung Quốc. Ba Lan là đối tác thương mại lớn nhất của TQ trong khu vực, được cho là đang cố gắng giảm căng thẳng với TQ sau chuyện bắt lãnh đạo Huawei. Năm ngoái tình báo Cộng hòa Czech ra cảnh báo an ninh liên quan dùng sản phẩm Huawei. Sau đó Thủ tướng nước này phải lên tiếng rằng cảnh báo này không phải là quan điểm của chính phủ Ba Lan
Theo PLO
Sếp Huawei: 'Khi triển khai 5G bảo mật là vấn đề đáng lo ngại' Theo đại diện Huawei, khi thế giới triển khai 5G thì bảo mật là thách thức về kỹ thuật, thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, bảo mật là vấn đề đáng lo ngại. Các tổ chức như Liên minh Viễn thông thế giới cần có một hệ tiêu chuẩn thống nhất toàn cầu về an ninh mạng trên toàn cầu để...