Chuyện “yêu”: Tưởng đã rõ, nhưng vẫn… chưa hiểu!
Vẫn có không ít quý ông rỉ tai nhau “bí quyết” kiểu: nếu có vui vẻ, cứ “thoải mái” đi, bao bủng làm gì cho vướng víu!
Lại còn có người ngây thơ hỏi bác sĩ: “Người nói HIV lây qua đường máu và đường tình dục, người lại bảo chỉ lây qua đường máu, vậy là thế nào?”. Những chuyện hết sức đơn giản như thế, dù các kênh thông tin ra rả tuyên truyền cả vài chục năm nay, nhưng không ít người vẫn cứ mơ hồ.
Trở lại chuyện những người đàn ông ham vui. Các anh thành tích đầy mình thường rỉ tai truyền kinh nghiệm cho “hậu sinh” bằng những thông tin theo kiểu “nghe giang hồ đồn rằng…”, ai mà lớ ngớ tin vào, chắc chắn sẽ hại thân. Một người mới vào “ làng chơi”, được một người sành sõi chia sẻ kinh nghiệm, rất dễ tin theo, thậm chí còn tin hơn cả lời… bác sĩ.
Có người tin lời đàn anh bị “dính chưởng”, sau đó mới chịu nghe bác sĩ giải thích: “ HIV chỉ lây qua đường máu, nhưng việc quan hệ tình dục không sử dụng “áo mưa” rất dễ gây trầy xước cho cả hai, nên bệnh lây vì đường máu bị “thông nhau qua quan hệ tình dục”. HIV có nhiều trong tinh dịch, dịch tiết âm đạo và máu của người nhiễm HIV.
Chuyên yêu không phai ai cung đa hiêu ro (Anh minh hoa)
Khi giao hợp có thể gây ra các vết trầy li ti trên niêm mạc bộ phận sinh dục hoặc ở những nơi tiếp xúc, mắt thường không nhìn thấy được. Các tổn thương đó trở thành cửa ngõ cho HIV xâm nhập dễ dàng vào cơ thể. Đã biết rõ như thế thì chả ai dại gì mà không chuẩn bị một cái bao cho “yên tâm công tác”.
Cũng có người hiểu nhầm kiểu người nam có xu hướng “áp suất tống ra”, thế nên thường chỉ “lây xuôi” (nam lây cho nữ) chứ khó mà “lây ngược”. Thực tế, khi quan hệ tình dục, tinh dịch chứa nhiều HIV hơn dịch âm đạo. Khi giao hợp, tinh dịch đọng lại trong âm đạo lâu hơn. Diện tiếp xúc của niêm mạc âm đạo lớn hơn diện tiếp xúc của cơ quan sinh dục nam. Vì thế, việc lây truyền từ nam sang nữ dễ hơn từ nữ sang nam. “Cơ sự” là thế, chứ chuyện áp suất chả “ăn nhậu” gì với chuyện lây truyền cả.
Video đang HOT
Nhiều người cũng thắc mắc, tại sao giao hợp ở “cửa sau” thì dễ lây bệnh hơn? Nếu có bị thì phải là bị… nhiễm trùng chứ, vì chỗ ấy mất vệ sinh? Thực ra, phụ nữ có nhiều nguy cơ nhiễm HIV nếu giao hợp qua đường hậu môn.
Tinh yêu chân chinh la phai luôn mang lai sư an toan cho nhau (Anh minh hoa)
Một số phụ nữ lựa chọn cách này để tránh thai, nhưng hình thức này thường làm rách niêm mạc trực tràng, dẫn đến chuyện con HIV thâm nhập vào máu một cách dễ dàng. Cũng có thể khẳng định luôn rằng, kiểu “khoái lạc” bằng “cửa số 2″ dễ gây nhiễm HIV nhất, vì hậu môn và trực tràng không có dịch trơn như âm đạo nên khó tránh được trầy xước.
Khẳng định lại điều này để lưu ý các trường hợp đồng tính nam, nếu “yêu” mà không dùng “áo mưa” thì khả năng lây bệnh cao gấp bốn – năm lần so với kiểu “quen thuộc”.
Ngày nay, chuyện phòng tránh HIV đã được nhiều người chú ý hơn nhưng bằng các “cung đường” như vừa kể còn có nhiều loại bệnh đáng sợ khác luôn chực chờ để “xử” những anh ham vui như lậu, giang mai, mào gà v.v.., tuy rất nguy hiểm nhưng lại đang bị “lơ”. Tưởng đã rõ, nhưng chưa… hiểu thì càng nguy hiểm hơn là chẳng biết gì, vì không biết hẳn sẽ… sợ hơn là tưởng mình đã rõ!
(Theo PNO)
Những sai lầm phổ biến về ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) là một trong những bệnh ung thư gây tử vong hàng đầu trong các loại ung thư thường gặp ở phụ nữ độ tuổi 15 đến 44 tại Việt Nam. UTCTC gây ra gánh nặng và những tổn thất vô cùng to lớn về sức khỏe và tinh thần cho bản thân người phụ nữ mắc bệnh và cả những người thân trong gia đình. Do đó, việc chị em phụ nữ hiểu và phòng tránh căn bệnh này là rất cần thiết.
Tuy nhiên, qua cuộc khảo sát gần đây về nhận thức của phụ nữ ở một số nước châu Á về UTCTC, chúng ta không khỏi giật mình vì sự thiếu hiểu biết của nhiều phụ nữ đối với căn bệnh nguy hiểm này.
1. UTCTC là bệnh di truyền?
Kết quả từ cuộc khảo sát gần đây về nhận thức của người phụ nữ đối với căn bệnh UTCTC tại một số quốc gia châu Á cho thấy 39% phụ nữ cho rằng UTCTC có tính di truyền.
Thật ra, UTCTC không phải loại bệnh do di truyền. Nguyên nhân gây UTCTC đã được xác định là do nhiễm HPV, một loại vi-rút gây u nhú ở người có tỷ lệ lây nhiễm rất cao qua đường tình dục.
2. Sống lành mạnh, vệ sinh cá nhân tốt sẽ không bị UTCTC?
Thông tin giáo dục này được cung cấp bởi Hội Y học dự phòng Việt Nam với sự hỗ trợ của GlaxoSmithKline Việt Nam.
Nhiều phụ nữ nghĩ rằng, UTCTC chỉ xảy ra với những người có quan hệ bừa bãi, sinh đẻ nhiều và vệ sinh cá nhân kém. Những yếu tố này làm gia tăng nguy cơ nhiễm HPV.
Tuy nhiên, thực tế là HPV rất dễ lây lan, chỉ cần tiếp xúc ngoài da ở bộ phận sinh dục đã có thể lây. Nhiễm HPV là nhiễm trùng đường sinh dục phổ biến nhất ở phụ nữ3. Do đó, UTCTC có thể xảy ra với bất kỳ phụ nữ nào.
3. Đã nhiễm HPV thì chắc chắn bị UTCTC và HPV nào cũng gây ung thư?
Trên thực tế, nhiều chị em nhiễm HPV rồi tự hết mà không cần điều trị. Một số khác nhiễm lâu dài với những loại HPV có khả năng gây ung thư qua nhiều năm thì các tổn thương sẽ dần dần tiến triển ở cổ tử cung và trở thành ung thư. Gây ra UTCTC nhiều nhất là HPV 16, 18, 31, 45, với hơn 80% các ca UTCTC 4.
4. Chỉ khám phụ khoa định kỳ và tầm soát là đủ?
Việc khám phụ khoa và thực hiện tầm soát bằng pap smear định kỳ ít nhất mỗi năm một lần là rất cần thiết đối với những phụ nữ đã có quan hệ tình dục. Phương pháp này giúp kiểm tra và phát hiện những dấu hiệu bất thường sớm để có thể điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, không giúp phòng ngừa HPV, nghĩa là không ngăn chặn được nguyên nhân gây bệnh ban đầu. Hiện nay đã có vắc-xin ngừa những tuýp HPV gây bệnh phổ biến nhất và việc chủng ngừa song song với khám tầm soát định kỳ sẽ giúp chị em phòng ngừa UTCTC tốt nhất.
5. Chủng ngừa UTCTC sớm là không cần thiết?
35% bà mẹ có con trong tuổi vị thành quan niệm rằng con gái họ còn quá nhỏ nên chưa cần chủng ngừa 2. Đây là quan niệm cần thay đổi.
Việc chủng ngừa giúp ngăn ngừa nhiễm HPV gây bệnh, thực hiện càng sớm sẽ càng giảm được nguy cơ lây nhiễm. Vắc-xin phòng UTCTC giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện và tiêu hủy HPV trước khi chúng xâm nhập vào cổ tử cung để gây bệnh.
Theo Thanh Niên
Màng trinh, có khi nào rách đến vài lần? Màng trinh là một tấm màng ngăn ngay cửa âm đạo và sau lần quan hệ đầu tiên thường bị rách. Thế nhưng, ít người đã biết vẫn còn vô số điều bất ngờ từ lớp màng mỏng này! Màng trinh là một màng chắn ngăn cửa mình với âm đạo. Cấu tạo của màng này cả hai mặt trong và ngoài đều...