Chuyện xúc động sau xe nước ‘kỳ lạ’ ở TP.HCM: Chủ và khách đều không nói tiếng nào
Một xe nước ‘kỳ lạ’ ở trung tâm TP.HCM khi cả người bán lẫn người mua đều không nói với nhau câu nào. Đằng sau xe nước, là câu chuyện xúc động về 4 chị em bị khuyết tật không nghe nói được ( câm điếc).
Đó là xe nước của “bà” Nguyễn Văn Lộc (55 tuổi, anh Lộc thuộc giới tính nam, bị câm điếc và thuộc cộng đồng LGBT) nằm trước hẻm 329 đường Điện Biên Phủ (P.4, Q.3).
Xe nước “kỳ lạ” khi mọi hoạt động mua bán đều diễn ra trong im lặng.
4 chị em không may mắn
Một ngày đi làm thường nhật, đang dừng đèn đỏ ở một góc đường Điện Biên Phủ (Q.3), chợt ánh mắt tôi dừng lại ở một xe nước có dòng chữ “bất thường” được dán phía trước : “Tôi là người câm điếc. Xin vui lòng chỉ tay vào món cần mua!”. Xe nước với đủ loại thức uống được bài trí bắt mắt.
Xe nước đặc biệt của bà Lộc. CAO AN BIÊN
Sẵn đang khát nước, tôi ghé lại hỏi thăm chủ xe – “bà” Lộc và bất ngờ khi biết người phụ nữ đối diện mình thuộc cộng đồng LGBT. Bà chủ câm điếc, không biết chữ, thật không dễ dàng để có thể trò chuyện cùng bà. May mắn thay, những người hàng xóm tốt bụng gần đó, vốn biết rõ về câu chuyện phía sau xe nước này, làm người phiên dịch cho tôi.
Video đang HOT
Bà Lộc cho biết gia đình mình có 5 anh chị em, bà là con út. Trong đó, 4 chị em gái của bà đều bị câm điếc bẩm sinh, một người anh trai cũng bị tật ở mắt và chân, không đi lại được. Cha bà mất cách đây gần 40 năm trước, còn mẹ bà cũng qua đời 2 năm nay, để lại các chị em bà bao bọc lẫn nhau trong căn nhà nhỏ nằm sâu trong con hẻm này.
Xe nước được bà bán gần 20 năm nay, là kế sinh nhai mà bà cùng những chị em trong nhà mưu sinh, nuôi sống lẫn nhau. Mỗi ngày, xe nước mở bán từ 12 giờ trưa có tới tối muộn. Các chị em bà, làm đủ thứ nghề tự do, từ giặt đồ, rửa chén, phụ việc… để có miếng cơm manh áo hằng ngày.
Gia đình bà Lộc thuộc diện khó khăn của địa phương. CAO AN BIÊN
“Hồi đó tới giờ, tôi bán nước nhưng không dán bảng. Nhiều người không biết tôi câm điếc nên hỏi mua nước, hoặc hỏi đường, tôi không biết ý, may mắn là người gần đó tới giúp đỡ, giải thích. Gần đây, nhiều người biết được hoàn cảnh của tôi nên có trang trí lại xe nước, dán tấm bảng này, việc buôn bán cũng thuận lợi hơn”, bà Lộc cho biết.
Ở xe nước này, thật là “kỳ lạ” và cũng thật dễ thương, khi cả người bán lẫn người mua không nói với nhau câu nào, chỉ dẫn tả qua hành động và ánh mắt. Anh Hồ Hoàng Nam (26 tuổi, ngụ Q.10) bỗng trở thành khách quen của xe nước này nhiều tháng nay.
Anh cho biết hồi trước, anh vẫn hay đi làm trên đường này, nhưng không để ý tới xe nước của bà Lộc. Bỗng một ngày, anh tình cờ thấy tấm bảng, vì ngưỡng mộ nghị lực của bà chủ khiếm khuyết nên hễ có dịp ngang qua là anh ghé mua. Có khi, vì khát, nhưng đa phần vì anh muốn ủng hộ tinh thần chủ xe.
Tình làng nghĩa xóm
Cạnh xe nước của bà Lộc, là hàng cá của vợ chồng ông Trần Tú Hải (60 tuổi). Ông Hải, làm công nhân vệ sinh môi trường, lúc rảnh rỗi lại sang hàng cá của vợ. Ông cho biết mình là hàng xóm của gia đình bà Lộc từ xưa tới nay, vô cùng thương hoàn cảnh của các chị em.
“Đi hết hẻm này hỏi nhà có mấy chị em đều bị câm điếc, ai cũng biết. Thương lắm! Mấy chị em đùm bọc nhau sống, vợ chồng tôi bán gần cô Lộc này, giúp được gì thì giúp. Khi thì phiên dịch cho khách, khi thì bã thiếu tiền mượn mấy chục mua đồ ăn, nhưng vợ chồng tôi cho luôn, không đòi”, ông bày tỏ.
Len lỏi vào con hẻm sâu 329 đường Điện Biên Phủ, tôi tìm tới tận nhà của chị em bà Lộc. Trong nhà lúc này, có 3 chị em. Căn nhà nhỏ, giản đơn, không khí im ắng khi không ai nghe nói được, chỉ có vài tiếng nói của người hàng xóm gần đó.
Câm, điếc, không biết chứ, bà Lộc được những hàng xóm gần đó giúp đỡ. CAO AN BIÊN
Quen qua mạng, mẹ đơn thân câm điếc được trai tân ngỏ lời yêu, con trai ủng hộ mẹ có hạnh phúc mới
Bị câm điếc từ nhỏ, chị Điệp chỉ giao tiếp được bằng ký hiệu ngôn ngữ. Nhờ có bé Su Bin làm cầu nối nên chị và bạn trai đã trò chuyện được với nhau nhiều hơn.
Su Bin rất ngoan, hiểu chuyện, học tốt.
Con trai ủng hộ mẹ có hạnh phúc mới
Cũng qua kênh Tik Tok mà chị Điệp có cơ duyên quen biết anh Lê Út Cảnh (31 tuổi, quê ở Cần Thơ).
" Một hôm mình và con trai livestream trên Tik Tok thì anh ấy vào nói chuyện với bé. Hai chú cháu nói chuyện với nhau thấy vui, như kiểu đã thân từ lâu nên bé muốn xin số điện thoại của anh ấy.
Hôm sau, bé muốn nói chuyện với anh ấy nên bảo mình gọi điện. Mình đồng ý. Cứ thế rồi dần dần thân thiết. Mình và anh ấy nhắn tin, con trai thì làm người kết nối giúp mẹ và chú nói chuyện. Ngày nào hai chú cháu cũng chia sẻ, tâm sự. Anh ấy là trai tân, ít tuổi hơn mình, rất dễ tính, yêu con nít. Anh cũng biết hết hoàn cảnh của mình rồi.
Khi anh ấy ngỏ lời, mình ngại lắm và cũng không dám tin. Sau đó anh bay ra Hà Nội gặp thì mình mới tin và đồng ý tìm hiểu. Anh ấy luôn quan tâm đến hai mẹ con mình một cách ân cần, chu đáo", chị Điệp chia sẻ.
SuBin là người giúp mẹ kết nối với bạn trai
Gia đình anh Cảnh biết chuyện và ủng hộ mối quan hệ của anh và chị Điệp. Tuy nhiên, vì chị Điệp đã từng đổ vỡ, không hạnh phúc nên gia đình rất lo lắng. Cả mẹ, em trai, chị gái của chị Điệp đều không đồng ý chuyện của chị và anh Cảnh. Dù đã gặp mặt nhưng gia đình chị Điệp vẫn chưa tin tình cảm mà anh Cảnh dành cho chị là thật. Mọi người sợ chị Điệp sẽ một lần nữa phải chịu đau khổ, thiệt thòi. Hơn nữa, anh Cảnh ở xa cũng là một rào cản khiến mọi người trong gia đình không yên tâm.
Chị Điệp đã thuyết phục mẹ nhiều lần nhưng vẫn chưa nhận được sự đồng ý. Chị hy vọng, chị và anh Cảnh sẽ cùng cố gắng, thật vui vẻ, hạnh phúc để mọi người dần thay đổi, suy nghĩ tích cực cũng như ủng hộ anh chị trong tương lai.
Xót xa số phận gia đình 5 người không thể nghe và nói Với mỗi gia đình, giây phút hạnh phúc nhất có lẽ là khi cả nhà quây quần, cùng nhau trò chuyện vui vẻ. Những đứa trẻ sẽ tíu tít gọi ông bà, bố mẹ. Niềm hạnh phúc ấy thật giản đơn nhưng không phải ai cũng có được. Câu chuyện của gia đình ông Phan Văn Mão (60 tuổi) và bà Võ Thị...