Chuyến xuất ngoại đầu tiên của tân Thủ tướng Nhật Bản

Theo dõi VGT trên

Thủ tướng Nhật Bản, ông Shinzo Abe sẽ thăm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia từ 16 đến 19 tháng Giêng trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi nhậm chức tháng trước, nhằm củng cố quan hệ với các nền kinh tế đang phát triển mạnh của châu Á khi mối quan hệ với Trung Quốc vẫn u ám.

Chuyến xuất ngoại đầu tiên của tân Thủ tướng Nhật Bản - Hình 1

Tân Thủ tướng Shinzo Abe sẽ tới Đông Nam Á trước tiên, dù trong chiến dịch tranh cử ông Abe có nói rằng sẽ tới thăm Mỹ trước bất cứ quốc gia nào khác (chuyến công du bị hoãn lại do lịch trình bận rộn của Tổng thống Obama trước lễ nhậm chức nhiệm kỳ thứ hai). Chuyến thăm của ông Abe sẽ diễn ra trong bối cảnh Nhật Bản kỷ niệm 40 năm thiết lập các mối quan hệ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Báo chí Nhật dẫn các nguồn tin cho hay ông Abe đang theo đuổi mối quan hệ mạnh mẽ hơn với khối ASEAN, cũng như Mỹ, nhằm đối trọng với sự ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 10-1 cho hay, các nước mà Thủ tướng Abe tới thăm là các quốc gia hàng đầu trong tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á và Nhật Bản vốn đang lao đao vì giảm phát và suy thoái lần thứ tư kể từ năm 2000 cần mở rộng các quan hệ kinh tế với khu vực này. “Củng cố hợp tác với các nước ASEAN đóng vai trò quan trọng để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, ông Suga cho biết. Ông cũng khẳng định thêm các nước ASEAN có vị trí quan trọng chiến lược đối với Nhật.

Theo AFP, Nhật Bản muốn thắt chặt quan hệ kinh tế với 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, nhằm cân bằng ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực. Hiện, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kisida đang có mặt ở khu vực. Giới phân tích cho rằng, trong điều kiện quan hệ thương mại với Trung Quốc suy giảm và khó khăn trong khu vực châu Âu, hợp tác kinh tế với các nước ASEAN là chiến lược quan trọng đối với Nhật Bản nhằm giải quyết tình trạng suy thoái. Ông Pascal Lamy, Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) gần đây nói rằng khu vực ASEAN là “cấu trúc hỗ trợ của nền kinh tế thế giới”. Phát triển mối quan hệ với khu vực này chắc chắn sẽ hỗ trợ tăng cường cấu trúc kinh tế Nhật Bản hiện đang gặp khó khăn.

Tân Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nổi tiếng là người quan tâm đến các nước đang phát triển tại châu Á để tìm kiếm cơ hội tăng trưởng cho các doanh nghiệp Nhật Bản. Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, chuyến xuất ngoại đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản lần này, ông Abe chọn Đông Nam Á là điểm đến trước tiên còn là bởi mục tiêu về chính trị. Cũng với chuyến thăm ba nước Đông Nam Á gồm Philippines, Singapore, Brunei (9 – 14/1) của Ngoại trưởng Nhật Bản, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của Thủ tướng Shinzo Abe tới Việt Nam, Thái Lan và Indonesia phát đi thông điệp đa nghĩa quan trọng.

Khi tân Thủ tướng Shinzo Abe chính thức lên cầm quyền tại Nhật Bản ngày 26-12-2012 giới quan sát chính trị quốc tế cho rằng Chính phủ của ông lại chọn một nước ở Đông Nam Á là Myanmar để khai mở chính sách ngoại giao của mình. Thế nhưng, chỉ một tuần sau, đích thân Phó Thủ tướng Taro Aso đến Myanmar để củng cố quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này. Theo các nhà phân tích, ngoài mục tiêu kinh tế rất rõ nét thì một mục tiêu chính trị đó là: Tăng cường ảnh hưởng của Nhật để hạn chế bớt ảnh hưởng của Trung Quốc. Các quan chức tại Nhật Bản lâu nay vốn rất cảnh giác trước việc Trung Quốc có thể giành được vai trò và ưu thế với Myanmar trong những năm tới đây. Nhằm bù đắp lại những tổn thất kinh tế do tranh chấp biển đảo với Trung Quốc gây ra, ông Abe đã hướng tới các nước châu Á láng giềng khác kể từ khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 12 vừa qua. Ông đã có một loạt động thái để thực hiện ý định này, như phái Ngoại trưởng công du Đông Nam Á và cử đặc phái viên tới Hàn Quốc cũng như Nga.

Video đang HOT

Chuyến công du sắp tới của Thủ tướng Abe tới Việt Nam, Thái Lan và Indonesia chắc chắn sẽ thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác truyền thống giữa Nhật Bản với khu vực Đông Nam Á. Đây là thông điệp khẳng định sự hiện diện của Nhật Bản trong khu vực đang đóng vai trò là động lực tăng trưởng của châu Á. Hiện, nhập khẩu dầu thô và nguyên liệu đầu vào có vai trò sống còn đối với Nhật Bản – quốc gia nghèo tài nguyên và năng lượng, trong đó khoảng 88% nguồn cung phải đi qua Biển Đông. Vì thế, Tokyo cũng hy vọng chuyến thăm sẽ giảm tính dễ bị tổn thương của các tuyến đường cung cấp năng lượng trên Biển Đông, cũng như đối phó với những thách thức có thể xảy ra trên Biển Đông. Nhật chia sẻ quan ngại về Trung Quốc với nhiều nước ở Đông Nam Á trong tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Tại Manila hôm thứ năm vừa qua, Ngoại trưởng Nhật Kishida đã đề nghị giúp Philippines đối phó với hoạt động “đầy đe dọa” của Trung Quốc trên biển. Thông tin này được chính Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario hé lộ. “Chúng tôi có đe dọa thực sự và đe dọa này được nhiều nước chia sẻ, không chỉ có Nhật”, ông Rosario cho hay. Ngoài ra, ông cho biết Nhật sẽ cung cấp cho Philippines 10 tàu bảo vệ bờ biển và thiết bị liên lạc.

Chính vì vậy, ông Dmitry Mosyak, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu khu vực Đông Nam Á, Australia và châu Đại Dương của Viện phương Đông, trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga cho rằng Thủ tướng Shinzo Abe đến các nước ASEAN để chứng tỏ rằng, bất chấp những khó khăn, Nhật Bản vẫn là đối tác kinh tế quan trọng đối với các nước Đông Nam Á và là đối trọng chính trị và kinh tế đáng kể trong khu vực đối với Trung Quốc.

“Đông Nam Á là một trong những lĩnh vực kình địch truyền thống giữa Trung Quốc và Nhật Bản, thể hiện cả trong chính trị và kinh tế. Trong các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Nhật Bản rõ ràng đứng về phía các nước ASEAN. Trong các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, đầu tư Nhật Bản cạnh tranh mạnh với Trung Quốc”, ông Masyak nhận định. “Tuy nhiên, từ năm 2010, với việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN, tổ chức các nước Đông Nam Á đã gạt bỏ Nhật Bản khỏi vị trí của đối tác thương mại thứ ba của Trung Quốc. Ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở Đông Nam Á đang gia tăng, và trong trường hợp này, điều quan trọng đối với các nước ASEAN là duy trì các hướng hợp tác khác. Chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Bản tới Indonesia, Việt Nam và Thái Lan nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của các đối tác của ASEAN đối với Nhật Bản”.

Bên cạnh những bước đi ngoại giao tích cực nhằm nâng cao vị thế trên trường khu vực và quốc tế, ngày 10-1, Thủ tướng Abe đã thông qua gói kích thích kinh tế mới trị giá hơn 20.000 tỷ Yen (khoảng 227 tỷ USD) với mục tiêu vực đất nước khỏi tình trạng trì trệ kéo dài. Gói kích thích này bao gồm khoản chi ngân sách khoảng 116 tỉ USD, nếu tính cả chi tiêu của chính quyền địa phương và khu vực tư nhân có thể lên tới 230 tỉ USD. Thủ tướng Abe tin rằng gói kích thích kinh tế sẽ kéo tổng sản phẩm quốc nội thực tế của Nhật Bản tăng 2% và tạo ra 600.000 việc làm mới. Đây là một trong những kế hoạch hỗ trợ kinh tế lớn nhất từ trước đến nay tại Nhật.

Những động thái tích cực trong lĩnh vực kinh tế, ngoại giao của Thủ tướng Abe được người dân Nhật Bản đánh giá cao và tin tưởng rằng sẽ giúp quốc gia này lấy lại sức mạnh vốn có của mình. Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon hôm 9-1 cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với các nỗ lực của ông Abe nhằm thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế hàng đầu châu Á và duy trì sự ổn định, phát triển tại Đông Bắc Á.

Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong khuôn khổ chuyến công du Đông Nam Á của Thủ tướng Shinzo Abe, kéo dài từ 16 đến 19-1, tới ba nước Việt Nam, Indonesia và Thái Lan. Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trao đổi phương hướng nhằm làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Nhật Bản, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, thương mại, đầu tư. Hai Thủ tướng cũng tuyên bố khai mạc năm hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản 2013 kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Thủ tướng Shinzo Abe cũng sẽ có các cuộc gặp lãnh đạo cấp cao khác của Việt Nam.

Theo ANTD

Nhật tung "cú móc sườn hóc hiểm" - Trung Quốc choáng váng

Sau khi ông Shinzo Abe nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, điểm dừng chân đầu tiên của các thành viên nội các mới chính là Myanmar, nổ phát súng lệnh báo hiệu vòng vây Trung Quốc bắt đầu thiết lập. Thời gian qua, Trung Quốc liên tiếp thất bại tại Myanmar, báo hiệu trong tương lai khu vực tây nam Trung Quốc sẽ không còn yên ả.

Tờ "Đông Phương nhật báo" (tên tiếng Anh là Oriental Daily News) số ra ngày 05/01 có bài viết mang tiêu đề: "Nhật tiến quân vào Myanmar, vu hồi sau lưng Trung Quốc". Bài viết cho biết, vừa qua, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Taro Aso đã có chuyến thăm chính thức đến Myanmar, bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác thân mật giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế. Thế nhưng trên thực tế, chuyến thăm này còn có những ẩn ý khác với mục đích "một mũi tên trúng hai đích".

Hai bên đã thảo luận phương hướng hợp tác về vấn đề thương mại song phương và nhiều lĩnh vực khác như: đầu tư nước ngoài, công nghiệp, điện lực, y tế, giáo dục, tư pháp, thể thao, văn hóa và giao thông của Thành phố Yangon... đồng thời đến thăm đặc khu kinh tế chung Nhật Bản - Myanmar. Ông Taro Aso đến thăm Myanmar lần này mang theo rất nhiều trọng trách, đầu tiên là chuẩn bị cho chiến lược đầu tư quy mô lớn vào Myanmar, chuyển dịch các cơ sở kinh tế Nhật từ Trung Quốc sang Myanmar; sau đó chuẩn bị công tác tiền trạm cho chuyến thăm chính thức cấp nguyên thủ quốc gia của Thủ tướng Shinzo Abe đến Myanmar nhằm nâng cao quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước.

Nhật tung cú móc sườn hóc hiểm - Trung Quốc choáng váng - Hình 1

Nguyên Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda và Tổng thống Myanmar U Thein Sein.

Trong thời gian giới quân sự còn nắm quyền, Myanmar là "sân sau" của Trung Quốc, ngược lại Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào quốc gia này. Thế nhưng sau cuộc cách mạng dân chủ "Mùa xuân Myanmar", Tổng thống Thein Sein đã chuyển hướng quan hệ ngoại giao sang phương Tây, lập tức trong 3 dự án đầu tư lớn của Trung Quốc vào Myanmar phát sinh 2 vấn đề nổi cộm: kế hoạch xây dựng đập nước khổng lồ Myitsone trên sông Irawadi có tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD đã bị đình chỉ, dự án khai thác mỏ đồng do tập đoàn xây dựng điện lực Trung Quốc đảm nhận ở núi Latbadaung - Thành phố Monywa, vùng Sagaing trị giá 1 tỷ USD cũng phải ngừng khai thác. Gần đây, các máy bay chiến đấu của Myanmar truy kích kịch liệt phiến quân Kachin khiến chúng phải chạy trốn sang lãnh thổ Trung Quốc, đốt phá nhà dân ở khu vực Vân Nam.

Nhật tung cú móc sườn hóc hiểm - Trung Quốc choáng váng - Hình 2

Trung Quốc đã viện trợ cho Myanmar tàu hộ vệ tên lửa cũ lớp 053H1

Tận dụng thời cơ này, Nhật Bản đã phát triển ảnh hưởng sang Myanmar, chỉ tính riêng năm tài khóa 2011-2012, kim ngạch mậu dịch song phương giữa Nhật Bản và Myanmar đã lên đến 822 triệu USD, tăng 60% so với năm trước. Ngoài ra, trước tình hình quan hệ song phương Trung - Nhật gia tăng bất đồng sâu sắc, chính phủ Nhật Bản đã quyết định từng bước thoái vốn đầu tư ở Trung Quốc, chuyển hướng đầu tư sang Myanmar và một số quốc gia Đông Nam Á đang "hục hặc" với Bắc Kinh. Quả thực là người Nhật đã lấy "gậy ông đập lưng ông", vận dụng tuyệt vời kế "Nhất tiễn song điêu" trong binh pháp Tôn Tử của chính Trung Quốc, một mặt phá hoại nền kinh tế Trung Quốc, mặt khác lấy lòng các quốc gia ASEAN, lôi kéo các nước này vào trục liên minh Mỹ - Nhật, hình thành vòng vây cô lập Trung Quốc.

Nhật tung cú móc sườn hóc hiểm - Trung Quốc choáng váng - Hình 3

Ngoài J-7 ra, "Ông lão" Q-5I của Trung Quốc cũng hiện diện trong lực lượng không quân Myanmar

Sinh thời, trong cuộc chiến chống lại sự thống trị của thực dân Anh, cha của bà Aung San Kyi - tướng Aung San đã cầu viện sự giúp đỡ của quân đội Nhật và xây dựng mối quan hệ rất mật thiết với Tokyo. Hiện nay, bà Aung San Kyi nối gót cha mình, xuất hiện trở lại trên chính trường Myanmar cũng muốn liên minh Nhật - Mỹ ngấm ngầm đứng sau làm hậu thuẫn, trong lúc đó chính phủ mới của ông Shinzo Abe cũng thể hiện rõ ý định trở lại Myanmar, hai bên đều có những ý định và lợi ích riêng nhưng "tâm ý tương thông", hình thành vòng vây xung quanh Trung Quốc.

Một khi Nhật Bản tạo lập được thế đứng chân vững chắc ở Myanmar, điều kiện địa - chính trị xung quanh Trung Quốc sẽ xấu đi nghiêm trọng, một khi tình hình tranh chấp Trung - Nhật trở nên căng thẳng, Nhật sẽ khuyến khích Myanmar "quấy rối" biên giới tây nam, Philippines tạo sóng gió trên biển Đông cùng với Ấn Độ "trói chân tay" Trung Quốc khắp 4 phía đông, tây, nam, bắc. Ngoài ra, Nhật còn đang tích cực lôi kéo các quốc gia khác trong khối ASEAN hình thành khối liên minh đối phó với Trung Quốc, trong tương lai các hội nghị ASEAN mở rộng 10 3 (thêm Trung, Nhật, Hàn) sẽ là các "diễn đàn lên án" Trung Quốc.

Nhật tung cú móc sườn hóc hiểm - Trung Quốc choáng váng - Hình 4

Để "câu kéo" Myanmar, Trung Quốc còn viện trợ thêm cả xe tăng hiện đại MBT-2000

Hiện nay Trung Quốc vẫn đang quan sát và phân tích sự biến động trên chính trường Myanmar, nếu họ không nhanh chóng quyết định, không bắt kịp sự biến đổi nhanh chóng của cục diện khu vực, rất có thể "hậu tuyến" của Trung Quốc sẽ trở thành "tiền tuyến" chống lại chính họ.

Theo ANTD

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sắp rút khỏi một thỏa thuận toàn cầu quan trọng?
16:55:54 09/11/2024
Liệu Tổng thống đắc cử Donald Trump có quyền sa thải chủ tịch Fed?
22:55:54 09/11/2024
Tổng thống Ukraine bác bỏ đề xuất về 'kế hoạch hòa bình' của ông Trump
06:07:16 09/11/2024
Nguy cơ hàng giá rẻ Trung Quốc tràn vào Đông Nam Á khi ông Trump trở lại Nhà Trắng
19:27:31 09/11/2024
Lý do Trung Á ít quan tâm tới chiến thắng của ông Trump
14:46:15 10/11/2024
Chó robot tham gia bảo vệ ông Trump
17:28:19 09/11/2024
Bà Nancy Pelosi trách Tổng thống Biden rút lui trễ
17:40:02 09/11/2024
Ông Trump đã định hình chính sách về Ukraine
20:58:47 09/11/2024

Tin đang nóng

Kết luận giám định chữ ký trong vụ tranh chấp thừa kế của cố NSƯT Vũ Linh
22:01:58 10/11/2024
Nhóm nghệ sĩ nổi tiếng showbiz Việt chung tiền mua biệt thự ở nước ngoài để tận hưởng
18:07:36 10/11/2024
Quang Linh Vlogs tự tay "hủy hoại hình tượng", hơn 2 triệu người bất ngờ
20:10:45 10/11/2024
Trúc Nhân ngã "sấp mặt", bị nói "không ra gì"
20:28:06 10/11/2024
"Búp bê cổ trang" đẹp nhất màn ảnh lộ bằng chứng chung sống với Vương Hạc Đệ?
19:44:21 10/11/2024
Lan Ngọc bị netizen kém duyên réo tên trong ồn ào chấn động của Chi Dân
18:12:39 10/11/2024
Hoa hậu Lương Thùy Linh học tiến sĩ ở tuổi 24
22:05:14 10/11/2024
Sự nghiệp "sớm nở chóng tàn" của Chi Dân: Nổi bằng 1 bài hit, danh tiếng bị "vùi dập" vì loạt scandal
20:06:28 10/11/2024

Tin mới nhất

3 loại dầu ăn 'cực hại sức khỏe', nhiều người vẫn vô tình sử dụng mà không hay

20:33:59 10/11/2024
Nhiều cơ sở sản xuất dầu tự chiết xuất nhỏ lẻ, không rõ nguồn gốc thường sử dụng các thiết bị cũ kỹ, không được vệ sinh thường xuyên. Điều này dẫn đến tình trạng dầu bị lẫn tạp chất, cặn bã, thậm chí là nấm mốc và aflatoxin.

Dự trữ vàng của Nga đạt mức cao kỷ lục mới

16:45:55 10/11/2024
Về giá vàng tại Nga, mặt hàng này đã chịu biến động mạnh trước những thay đổi địa chính trị trên thế giới. Giá vàng tăng khoảng 4% trong tháng 10 với đỉnh điểm có lúc lên tới mức giá kỷ lục là 2.800 USD/ounce.

Cháy rừng bất thường ở New York

16:26:06 10/11/2024
Đám cháy bùng phát từ cuối ngày 8/11 theo giờ địa phương, ảnh hưởng tới gần 1 ha khu đồng cỏ nổi tiếng Nethermead thuộc công viên Prospect.

Liệu luật cấm có ngăn Mỹ rút khỏi NATO dưới thời ông Trump cầm quyền?

16:20:12 10/11/2024
Do đó, chuyên gia Anderson cho rằng để tăng cường sức mạnh của luật, Quốc hội Mỹ có thể cần thêm vào các điều khoản rõ ràng cho phép kiện tụng trong trường hợp tổng thống phớt lờ luật.

Israel khẳng định nỗ lực viện trợ ở Gaza

16:18:16 10/11/2024
Hiện Mỹ đang phối hợp với Israel, Liên hợp quốc và các đối tác khác để tìm kiếm giải pháp phân phát hàng viện trợ hiệu quả. Ngoài ra, Mỹ cũng đặt thời hạn vài ngày cho Israel thực hiện các biện pháp cải thiện tình hình nhân đạo ở...

EU cam kết duy trì viện trợ cho Ukraine

15:50:45 10/11/2024
Theo số liệu của Viện Kiel (Đức), châu Âu đã chi khoảng 125 tỷ USD hỗ trợ Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại đây. Trong khi đó, một mình Mỹ chi hơn 90 tỷ USD.

Serbia gia hạn thỏa thuận khí đốt với Nga

15:30:12 10/11/2024
Thỏa thuận ban đầu được ký vào tháng 5/2022, ngay sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Điều đáng chú ý là Moskva đã đồng ý ký kết với những điều kiện có lợi cho Belgrade, trong khi lại cắt nguồn cung cho Phần Lan, Ba Lan và Bulgaria.

Israel nới lỏng khuyến cáo an toàn ở miền Bắc

15:28:36 10/11/2024
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh quân đội Israel vẫn đang đẩy mạnh chiến dịch quân sự ở Liban, trong khi lực lượng Hezbollah cũng cho biết đã bắn rocket và tên lửa nhằm vào khu vực miền Bắc Israel.

Iran kêu gọi ông Trump thay đổi chính sách 'sức ép tối đa'

15:26:45 10/11/2024
Ông Trump phải chứng minh rằng ông không theo đuổi những chính sách sai lầm trong quá khứ , Phó Tổng thống Iran phụ trách các vấn đề chiến lược, Mohammad Javad Zarif, nói với các phóng viên.

Giải pháp xử lý rác thải ở quốc gia châu Á đứng đầu thế giới về ô nhiễm nhựa

15:26:03 10/11/2024
"Cách duy nhất để tăng tỷ lệ tái chế là tăng cường phân loại tại nguồn để vật liệu có thể được thu gom theo cách phân loại và có thể đến đúng cơ sở xử lý, thay vì đến bãi rác và đại dương", ông Nainani nói.

Dự báo biện pháp đối phó với Mỹ của Trung Quốc khi ông Trump trở lại

15:21:59 10/11/2024
Trong những năm qua, Trung Quốc cũng đã tăng gấp đôi nỗ lực để tự chủ hơn về công nghệ, đầu tư hàng tỷ USD vào việc phát triển các loại chip hàng đầu của riêng mình. Và nước này đã tiếp tục xây dựng quân đội của mình.

Ukraine tìm thấy linh kiện phương Tây trong vũ khí của Nga

15:06:05 10/11/2024
Cơ quan tình báo quân sự Ukraine (HUR) cho biết, việc phân tích chiếc UAV S-70 bị bắn hạ vào tháng 10 vừa qua đã chỉ ra sự hiện diện của các linh kiện được sản xuất bởi các công ty ở Mỹ và châu Âu.

Có thể bạn quan tâm

Xếp hạng may mắn của 12 cung hoàng đạo 11/11/2024: Song Tử và Bảo Bình có vận may tốt

Trắc nghiệm

23:24:45 10/11/2024
Xếp hạng may mắn 12 cung hoàng đạo hôm nay 11/11. Đâu là con cung hoàng đạo may mắn nhất hôm nay? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây. Xếp hạng may mắn nhất: Cung Song Tử và Bảo Bình - 9/10

Andrea Aybar trước khi bị nghi sử dụng ma túy: Sự nghiệp le lói, ồn ào đời tư

Sao việt

23:01:26 10/11/2024
Trước khi bị tạm giữ vì nghi liên quan đến ma túy, người mẫu Andrea Aybar liên tiếp vướng ồn ào, tai tiếng trong đời tư lẫn sự nghiệp.

'Bom sex' Mạc Tiểu Kỳ: Sở hữu 2 bằng thạc sĩ, không ngại khoe thân đóng phim

Sao châu á

22:44:50 10/11/2024
Bom sex Mạc Tiểu Kỳ sở hữu thành tích học tập nổi trội với 2 tấm bằng thạc sĩ. Dù vậy, cô theo đuổi phong cách khoe thân, nổi loạn khi hoạt động showbiz.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều: "Điện ảnh chưa làm khán giả yêu lịch sử Việt"

Hậu trường phim

22:32:50 10/11/2024
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều thẳng thắn nói tại hội thảo: Các nhà làm phim có một nỗi sợ mơ hồ với đề tài lịch sử. Chúng ta còn hạn chế trong nghệ thuật, tư duy và quản lý .

Hà Anh Tuấn: "Thời chung trường, tôi không nghĩ Uyên Linh sẽ thành ca sĩ"

Nhạc việt

22:29:49 10/11/2024
Đêm nhạc The Vocalist của Uyên Linh diễn ra tại Nhà hát Hòa bình (TPHCM), thu hút 2.000 khán giả tham dự. Đây là dự án âm nhạc lớn nhất từ trước đến nay của nữ ca sĩ, nhân dịp kỷ niệm 14 năm ca hát.

Hạnh phúc đáng ngưỡng mộ của mỹ nhân 4 con Gal Gadot

Sao âu mỹ

21:57:15 10/11/2024
Gal Gadot vừa chia sẻ bức ảnh gia đình ngọt ngào cùng chồng và 4 con gái. Ở tuổi 39, mỹ nhân gốc Israel tự hào khi vừa có hạnh phúc viên mãn và sự nghiệp lẫy lừng tại Hollywood.

Harrison Ford đối đầu Anthony Mackie trong 'Captain America: Brave New World'

Phim âu mỹ

21:52:03 10/11/2024
Hãng Marvel vừa tung ra trailer thứ 2 của bom tấn Captain America: Brave New World hé lộ thân phận của nhiều nhân vật, đặc biệt là phản diện mới - Red Hulk do tài tử Harrison Ford thủ vai.

Rap Việt lại gây ồn ào vì hát nhiều hơn rap, lộ chuyện thiên vị rapper nữ?

Tv show

21:10:52 10/11/2024
Việc Shayda tiến thẳng vào vòng trong trong khi YP - người đã thực hiện đúng yêu cầu bài thi lại phải dừng chân khiến cư dân mạng dậy sóng.

Bận rộn thi Hoa hậu Quốc tế, Thanh Thủy không quên làm điều này để da dẻ luôn căng mịn

Làm đẹp

21:03:33 10/11/2024
Gương mặt hồng hào, căng bóng sẽ giúp Thanh Thủy tỏa sáng trong mọi khoảnh khắc, từ những buổi họp báo đến những sự kiện quan trọng.

Bỏ ăn sáng, chuyện gì xảy ra với cơ thể?

Sức khỏe

21:02:14 10/11/2024
Bỏ bữa sẽ gây ra tình trạng giảm mạnh lượng đường, từ đó kích hoạt giải phóng các hormone có thể gây ra chứng đau nửa đầu và đau đầu.

Nữ thần tượng Gen Z nhận 6 đề cử Grammy 2025, sánh ngang với Taylor Swift

Nhạc quốc tế

20:24:02 10/11/2024
Được coi là hiện tượng nổi bật nhất mùa hè năm 2024 cùng bản hit Espresso, Sabrina Carpenter trở thành một trong những ứng cử viên sáng giá của Lễ trao giải Grammy 2025.