Chuyên viên nhận hối lộ để nâng điểm thi rút kháng cáo xin giảm nhẹ
Ngay tại phần khai mạc, một cán bộ giáo dục rút kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt; cựu sĩ quan an ninh Công an tỉnh Sơn La xin hoãn tòa vì vắng luật sư. Các yêu cầu này được cấp phúc thẩm chấp nhận.
Cựu Phó phòng An ninh đã từ chối luật sư do tòa chỉ định.
Sáng 14/10, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên xử phúc thẩm vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 xảy ra tại Sơn La. Phiên tòa được mở theo kháng cáo của 5 bị cáo.
Số này gồm Trần Xuân Yến – nguyên Phó GĐ Sở GD&ĐT Sơn La, Lò Văn Huynh – nguyên Trưởng phòng khảo thí Sở GD&ĐT, Nguyễn Minh Khoa – nguyên Phó phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Sơn La, Nguyễn Thanh Nhàn – nguyên Phó phòng khảo thí và Nguyễn Thị Hồng Nga – nguyên Chuyên viên phòng khảo thí.
Trong đó, bị cáo Yến cho rằng mình không phạm tội “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ” như án sơ thẩm xác định. Bị cáo Nhàn nêu quan điểm, bản thân chỉ giữ vai trò giúp sức nhưng không đáng kể và không phải người có chức vụ, quyền hạn.
Bị cáo Lò Văn Huynh kêu oan dù tại phiên tòa đầu tiên đã khai cầm 1 tỷ đồng để nâng điểm.
Phần mình, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga thừa nhận phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” nhưng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt về tội “Nhận hối lộ”.
Trong khi đó, bị cáo Lò Văn Huynh kêu oan, nói không nhận hối lộ 1 tỉ đồng từ bị cáo Khoa để nâng điểm thi cho hai thí sinh. Nguyễn Minh Khoa cũng khẳng định không đưa hối lộ số tiền này cho ông Huynh. Cựu cán bộ an ninh cho rằng tòa sơ thẩm không có chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội của mình, đề nghị tòa phúc thẩm hủy án để điều tra lại.
Tại phần khai mạc phiên tòa, bị cáo Nguyễn Minh Khoa có đơn từ chối 3 trên 5 luật sư bào chữa, trong đó có một luật sư do toà chỉ định. Tuy nhiên, thư ký cho biết hai luật sư còn lại của bị cáo vắng mặt, có đơn xin hoãn phiên toà nên ông Khoa cũng xin hoãn.
Đại diện viện kiểm sát đồng tình việc hoãn tòa nhưng đề nghị tòa án áp dụng mọi biện pháp triệu tập để phiên xử lần sau được diễn ra. Sau hội ý, Hội đồng xét xử chấp nhận việc lùi thời gian xét xử.
Video đang HOT
Đáng chú ý, bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga đã quyết định rút kháng cáo và được Hội đồng xét xử chấp nhận.
Trước đó, tháng 5/2020, TAND tỉnh Sơn La xử sơ thẩm và xác định, trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, các bị cáo vì động cơ vụ lợi đã cùng nhau tác động vào bài thi, nâng điểm cho 44 thí sinh.
Trong đó, Trần Xuân Yến nhận thông tin cá nhân của 13 em để chuyển cho bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga sửa bài thi, nâng điểm. Khi thanh tra Bộ GD&ĐT vào cuộc, bị cáo Yến đã chỉ đạo Nga xóa dữ liệu trên máy tính nhằm che giấu sai phạm. Bị cáo Nga còn nhận 1,04 tỷ đồng từ Trần Văn Điện để nâng điểm cho 4 thí sinh.
Bị cáo Lò Văn Huynh được cho đã lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để trực tiếp thỏa thuận, nhận 1,3 tỉ đồng cùng thông tin 3 thí sinh để nâng điểm. Ngoài ra, bị cáo Huynh còn nhận thông tin 4 thí sinh khác nhờ nâng điểm.
Với Nguyễn Minh Khoa, tòa sơ thẩm xác định bị cáo đã thỏa thuận và đưa cho Lò Văn Huynh 1 tỉ đồng để nhờ nâng điểm cho 2 thí sinh.
Vì vậy, TAND tỉnh Sơn La tuyên phạt bị cáo Lò Văn Huynh 21 năm tù, Nguyễn Thị Hồng Nga 19 năm 6 tháng tù cùng về các tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ” và “Nhận hối lộ”.
Về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”, tòa sơ thẩm phạt Trần Xuân Yến 9 năm tù, Nguyễn Thanh Nhàn – nguyên Phó phòng khảo thí nhận 30 tháng tù cùng; Đặng Hữu Thủy – hiệu Phó trường THPT Tô Hiệu 8 năm tù; Đỗ Khắc Hưng – nguyên trung tá phòng An ninh chính trị nội bộ 3 năm tù; Đinh Hải Sơn – nguyên thiếu tá phòng Aan ninh chính trị nội bộ 24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.
Về tội “Nhận hối lộ”, cựu thượng tá Nguyễn Minh Khoa bị tuyên 8 năm tù; Trần Văn Điện – nguyên cán bộ Trung tâm giáo dục thường xuyên TP Sơn La 9 năm tù; Hoàng Thị Thành – nguyên Chủ tịch Hội nông dân huyện Quỳnh Nhai 3 năm tù treo; Lò Thị Trường 30 tháng tù treo.
Nhiều cựu lãnh đạo Petroland bị đề nghị truy tố
Bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, nhiều cựu lãnh đạo, cán bộ Công ty CP Đầu tư hạ tầng và Đô thị dầu khí (Petroland, TPHCM) bị Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) tối cao đề nghị truy tố.
Tòa nhà Petroland Tower và ông Bùi Minh Chính (nguyên Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Petroland). Ảnh: IT
Gây thất thoát 50,6 tỷ đồng
Theo đó, Viện KSND tối cao đã ban hành cáo trạng vụ án Bùi Minh Chính (nguyên Chủ tịch HĐQT Petroland) cùng đồng phạm lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho Petroland hơn 50 tỷ đồng.
Cáo trạng của Viện KSND tối cao đề nghị truy tố ra TAND TPHCM xét xử 8 bị can về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", gồm: Bùi Minh Chính, Phạm Thúy Nga (nguyên Kế toán trưởng Petroland), Nguyễn Thị Hoàng Yến (nguyên Trưởng bộ phận kinh doanh Sàn giao dịch Petroland), Nguyễn Bá Hội (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Khôi Nguyên), Nguyễn Thế Công (nguyên Giám đốc Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bình An), Lê Tú Phương (ngụ TPHCM), Dương Công Thọ (ngụ Bắc Ninh), Nguyễn Thị Ngọc Tuyền (ngụ TPHCM).
Theo cáo trạng, các bị can Bùi Minh Chính, Ngô Hồng Minh và Trần Hữu Giang có vai trò chủ mưu, cầm đầu trong vụ án. Từ năm 2012 - 2017, các đối tượng trong vụ án này đã cùng nhau lên kế hoạch lập nhiều hồ sơ khống để thanh toán một số loại phí dịch vụ đối với dự án Trung tâm Thương mại - Tài chính Dầu khí Phú Mỹ Hưng (Tòa nhà Petroland Tower, số 12 Tân Trào, P.Tân Phú, Q.7, TPHCM) để lấy tiền phục vụ cá nhân.
Lời khai của các bị can Bùi Minh Chính, Phạm Thúy Nga, Nguyễn Thị Hoàng Yến trong cáo trạng cho thấy, để có tiền chi đối ngoại khi làm các thủ tục hành chính liên quan đến thủ tục hoàn công, xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho các dự án của Petroland, chi tiếp khách, lễ, tết, tặng quà cấp trên, phục vụ đi công tác nước ngoài cùng lãnh đạo cấp trên, Ngô Hồng Minh - Chủ tịch HĐQT cùng Trần Hữu Giang - Ủy viên HĐQT, Phó Giám đốc kiêm Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản và Bùi Minh Chính đã bàn nhau lập "khống" các hợp đồng.
Cụ thể, cuối năm 2012, để hợp thức hóa thủ tục, chứng từ rút tiền, bị can Bùi Minh Chính và Trần Hữu Giang đã bàn bạc việc tạo dựng hồ sơ khống về việc thanh toán phí dịch vụ môi giới bất động sản và tư vấn thủ tục hoàn công, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với dự án Tòa nhà Petroland Tower.
Sau đó, từ năm 2012 đến 2017, Chính đã chỉ đạo Giang liên hệ, móc nối với nhiều công ty bên ngoài và chỉ đạo các nhân viên Sàn giao dịch bất động sản Petroland lập khống 17 hợp đồng và 1 phụ lục hợp đồng dịch vụ tư vấn, môi giới bất động sản khống với 7 công ty; duyệt, ký 40 ủy nhiệm chi và các chứng từ liên quan chuyển tiền từ các tài khoản của Petroland cho 7 công ty trên với tổng số tiền 50,6 tỷ đồng.
Một phần cáo trạng của Viện KSND tối cao. Ảnh: N.Y
Thủ đoạn lập "khống" tinh vi?
Trong vụ án, bị can Bùi Minh Chính được xác định là người thực hiện chủ trương của Ngô Hồng Minh (nguyên Chủ tịch HĐQT Petroland) vì động cơ vụ lợi tập thể, động cơ cá nhân khác đã ký "khống" 17 hợp đồng, 1 phụ lục với 7 công ty. Liên quan vụ án này, Ngô Hồng Minh (nguyên Chủ tịch HĐQT Petroland) và Trần Hữu Giang (nguyên Phó Giám đốc Petroland) đã bỏ trốn, các cơ quan tố tụng quyết định tách hành vi của 2 bị can này ra, sau khi bắt được sẽ tiếp tục xử lý sau.
Bị can Bùi Minh Chính đã trực tiếp ký vào nhiều hợp đồng "khống" với các công ty môi giới. Sau đó, Petroland chuyển tiền, yêu cầu các công ty môi giới rút tiền mặt đưa lại cho người ở Petroland. 7 công ty này gồm: Hạnh An, Khôi Nguyên, Bình An, H.V.C, Cát Điền, Hữu Phú, Quốc Thanh. Trong đó, Công ty Khôi Nguyên đã ký "khống" 6 hợp đồng với Petroland, gây thiệt hại cho Petroland gần 27 tỷ đồng.
Cụ thể, tháng 11/2014, thông qua Lê Tú Phương (trú tại P.Tân Phú, Q.7, TPHCM), Trần Hữu Giang quen biết Nguyễn Bá Hội (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Khôi Nguyên) và đề nghị Hội giúp Giang lập "khống" các hợp đồng dịch vụ tư vấn làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và môi giới chuyển nhượng bất động sản.
Để thực hiện phi vụ, Giang thỏa thuận trả công cho Hội 3%/tổng giá trị hóa đơn giá trị gia tăng (đã trừ 10% thuế giá trị gia tăng). Thấy có lợi, Hội đồng ý. Giang đã chỉ đạo nhân viên lập "khống" 6 bộ hồ sơ, chứng từ thanh toán phí dịch vụ 6 hợp đồng tư vấn, môi giới với Công ty Khôi Nguyên để hợp thức thủ tục thanh toán 6 hợp đồng "khống", có tổng giá trị gần 27 tỷ đồng.
Hợp đồng đầu tiên được ký kết giữa Petroland và Công ty Khôi Nguyên là hợp đồng số 03/2014/KN ngày 27/11/2014, giá trị 2,8 tỷ đồng. Hợp đồng này liên quan đến việc môi giới chuyển nhượng 800m2 tầng 3, tòa nhà Petroland Tower cho Công ty Đầu tư Kinh doanh bất động sản Phú Quý.
Liên quan đến hợp đồng này, ngoài việc xuất "khống" hóa đơn, Hội còn giúp Giang ký "khống" các giấy tờ gồm công văn gửi Petroland về việc xin hợp tác giới thiệu khách hàng, công văn đề nghị thanh toán.
Sau khi Hội ký xong, chuyển lại để Giang lập, ký tờ trình đề xuất ký hợp đồng dịch vụ tư vấn với Công ty Khôi Nguyên, trong đó Giang ký tại mục Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản, Bùi Minh Chính ký tại mục Giám đốc.
Hợp đồng thứ 2 của 2 đơn vị này là hợp đồng số 02/HĐ/2015/KN ngày 4/2/2015, giá trị 4,8 tỷ đồng. Hợp đồng này ký về việc tư vấn liên hệ và nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, Phòng đăng ký QSDĐ thuộc UBND Q.7 để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các khách hàng mua văn phòng, khu thương mại dịch vụ dự án Petroland Tower.
Với hợp đồng này, Hội ngoài việc xuất "khống" hóa đơn còn giúp Giang ký "khống" các công văn đề nghị thanh toán của Công ty Khôi Nguyên gửi Petroland. Sau khi Hội ký xong, chuyển lại để Giang ký, lập tờ trình đề xuất ký hợp đồng dịch vụ tư vấn với Công ty Khôi Nguyên. Trong đó, Giang ký tại mục Giám đốc Sàn giao dịch bất động sản, Chính ký tại mục phê duyệt của Giám đốc.
Hợp đồng số 03/2015/HĐ-CĐ ngày 9/4/2015 có giá trị 4,5 tỷ đồng, Công ty Khôi Nguyên ký với Petroland về việc tư vấn thực hiện các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật, để liên hệ và nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký QSDĐ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường TPHCM, Phòng đăng ký QSDĐ thuộc UBND Q.7, để làm cơ sở cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở cho các khách hàng mua văn phòng, khu thương mại dịch vụ tại dự án Petroland Tower. Với hợp đồng này, Nguyễn Bá Hội đã ký "khống" thêm giúp Giang các công văn đề nghị thanh toán của Công ty Khôi Nguyên gửi Petroland.
Sau khi hoàn tất việc lập "khống" 6 bộ hồ sơ, chứng từ nêu trên, Trần Hữu Giang đưa hồ sơ cho Bùi Minh Chính và một số nhân viên Petroland tiếp tục lập, ký giấy đề nghị thanh toán phí dịch vụ cho Công ty Hạnh An đối với 6 hợp đồng tư vấn với Petroland để thanh toán tổng số tiền gần 27 tỷ đồng.
Căn cứ bộ hồ sơ, chứng từ "khống" nêu trên, bị can Bùi Minh Chính đã ký 14 ủy nhiệm chi để chuyển tổng số tiền gần 27 tỷ đồng từ tài khoản của Petroland (tại ngân hàng Vietcombank) vào tài khoản của Công ty Khôi Nguyên.
Sau khi nhận được tiền do Petroland chuyển vào, Hội thực hiện giao dịch rút tiền mặt và hoàn trả lại cho Giang hơn 23 tỷ đồng (thông qua Lê Tú Phương). Về phần mình, Hội giữ lại 3,8 tỷ đồng hưởng lợi bất chính theo thỏa thuận với Giang.
Đại gia gom đất Ba Vì và vụ làm giả 25 hồ sơ xin cấp sổ đỏ Tại phiên tòa xét xử vụ làm giả hồ sơ xin cấp sổ đỏ tại huyện Ba Vì, bị cáo và luật sư đề nghị triệu tập Chủ tịch huyện đến phiên xử. Hôm nay (24/8), TAND TP Hà Nội mở lại phiên phúc thẩm xét xử vụ án làm giả hồ sơ xin cấp sổ đỏ tại huyện Ba Vì. Phiên tòa...